- Biển số
- OF-2121
- Ngày cấp bằng
- 24/10/06
- Số km
- 5,991
- Động cơ
- 614,766 Mã lực
- Nơi ở
- Toyota 0972 84 86 88
Em vừa thấy trên báo có bài về việc đề xuất thu phí đường bộ tính vào giá xăng, và em thấy có vài điểm bất hợp lý như sau :
-Một số phương tiện diesel phải gắn thiết bị chip để đo quãng đường đã đi để suy ra số tiền phải nộp phí ===> vậy mỗi xe phải có một thiết bị đo đếm như xe taxi sao ,hoặc nếu thiết bị đó được đo bằng hệ thống GPS thì ai sẽ là người chịu phí cho thiết bị này, hay việc thí điểm này lại giống như áp dụng lắp công tơ điển tử như vài năm trước đây để mà gây thất thoát hàng chục tỷ đồng
-Chúng ta khi đi xe máy, mỗi khi đổ xăng thử hỏi có ai lấy hóa đơn VAT để mà hoàn tiền , hoặc dùng máy phát điện, máy tuốt lúa thì tổ chức hoàn lại tiền cho các đối tượng đã tiêu thụ nhưng không sử dụng cho mục đích tham gia giao thông theo kiểu gì
- Đường xá thì ngày một bé lại,chả chịu mở đường gì cả, trong khi phí đường bộ vẫn thu bình thường, thử hỏi có vô lý....
Đây là chi tiết bài báo , các cụ cho ý kiến :
Tại dự thảo Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ, sau khi phân tích sự cần thiết phải lập quỹ bảo trì đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 3 phương án. Phương án thứ nhất là thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng, dầu tiêu thụ trên cả nước và tổ chức hoàn lại tiền cho các đối tượng đã tiêu thụ nhưng không sử dụng cho mục đích tham gia giao thông.
Phương án hai là thu theo đầu mô tô, xe máy đăng ký mới và đầu ôtô khi kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Phương án ba là thu trực tiếp với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diezen.
Theo Bộ Giao thông, phương án ba mặc dù vẫn tồn tại nhược điểm như: không hoàn trả được cho một vài đối tượng sử dụng xăng nhưng không tham gia giao thông, việc xử lý các trạm thu phí... nhưng là phương án khả thi hơn cả. Về lâu dài, phương án này sẽ mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, do đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ chọn phương án ba.
Bộ Giao thông cho rằng, hiện nay hầu hết phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam đều sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc diezel nên việc thu trực tiếp với các phương tiện qua giá xăng là rất thuận lợi.
Theo dự thảo tờ trình, nếu được Chính phủ chấp thuận, các phương tiện khi mua xăng sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ là 1.000 đồng mỗi lít. Riêng với các phương tiện chạy dầu, Bộ Giao thông cho rằng, do có quá nhiều loại hình sử dụng nhưng lại không tham gia giao thông, nếu thu theo nhiên liệu sử dụng sẽ không phù hợp. Vì thế, sẽ thu trực tiếp theo đầu phương tiện, với mức phí là 100 - 800 đồng một km xe lăn bánh (tùy thuộc vào từng loại xe).
Để triển khai việc thu phí, các phương tiện sử dụng dầu diesel sẽ phải gắn một loại thiết bị tính phí ở trục xe, có đồng hồ hiển thị ở ca bin để đo số kilomet phương tiện được tham gia giao thông, tương ứng với chỉ số được ghi trên thẻ phí do người sử dụng phương tiện mua.
Tuy nhiên, do chưa gắn thiết bị tính phí nên cần phải có lộ trình thực hiện, dự kiến, từ 1 đến 3 năm, sau ngày Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực. Vì thế, trong thời gian chưa lắp thiết bị, các phương tiện sẽ phải trả phí sử dụng theo tháng dự kiến là 180 nghìn đồng đến 1,4 triệu đồng hoặc theo kỳ kiểm định của phương tiện.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1CB66/
-Một số phương tiện diesel phải gắn thiết bị chip để đo quãng đường đã đi để suy ra số tiền phải nộp phí ===> vậy mỗi xe phải có một thiết bị đo đếm như xe taxi sao ,hoặc nếu thiết bị đó được đo bằng hệ thống GPS thì ai sẽ là người chịu phí cho thiết bị này, hay việc thí điểm này lại giống như áp dụng lắp công tơ điển tử như vài năm trước đây để mà gây thất thoát hàng chục tỷ đồng
-Chúng ta khi đi xe máy, mỗi khi đổ xăng thử hỏi có ai lấy hóa đơn VAT để mà hoàn tiền , hoặc dùng máy phát điện, máy tuốt lúa thì tổ chức hoàn lại tiền cho các đối tượng đã tiêu thụ nhưng không sử dụng cho mục đích tham gia giao thông theo kiểu gì
- Đường xá thì ngày một bé lại,chả chịu mở đường gì cả, trong khi phí đường bộ vẫn thu bình thường, thử hỏi có vô lý....
Đây là chi tiết bài báo , các cụ cho ý kiến :
Tại dự thảo Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ, sau khi phân tích sự cần thiết phải lập quỹ bảo trì đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 3 phương án. Phương án thứ nhất là thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng, dầu tiêu thụ trên cả nước và tổ chức hoàn lại tiền cho các đối tượng đã tiêu thụ nhưng không sử dụng cho mục đích tham gia giao thông.
Phương án hai là thu theo đầu mô tô, xe máy đăng ký mới và đầu ôtô khi kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Phương án ba là thu trực tiếp với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diezen.
Theo Bộ Giao thông, phương án ba mặc dù vẫn tồn tại nhược điểm như: không hoàn trả được cho một vài đối tượng sử dụng xăng nhưng không tham gia giao thông, việc xử lý các trạm thu phí... nhưng là phương án khả thi hơn cả. Về lâu dài, phương án này sẽ mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, do đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ chọn phương án ba.
Bộ Giao thông cho rằng, hiện nay hầu hết phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam đều sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc diezel nên việc thu trực tiếp với các phương tiện qua giá xăng là rất thuận lợi.
Theo dự thảo tờ trình, nếu được Chính phủ chấp thuận, các phương tiện khi mua xăng sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ là 1.000 đồng mỗi lít. Riêng với các phương tiện chạy dầu, Bộ Giao thông cho rằng, do có quá nhiều loại hình sử dụng nhưng lại không tham gia giao thông, nếu thu theo nhiên liệu sử dụng sẽ không phù hợp. Vì thế, sẽ thu trực tiếp theo đầu phương tiện, với mức phí là 100 - 800 đồng một km xe lăn bánh (tùy thuộc vào từng loại xe).
Để triển khai việc thu phí, các phương tiện sử dụng dầu diesel sẽ phải gắn một loại thiết bị tính phí ở trục xe, có đồng hồ hiển thị ở ca bin để đo số kilomet phương tiện được tham gia giao thông, tương ứng với chỉ số được ghi trên thẻ phí do người sử dụng phương tiện mua.
Tuy nhiên, do chưa gắn thiết bị tính phí nên cần phải có lộ trình thực hiện, dự kiến, từ 1 đến 3 năm, sau ngày Nghị định về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực. Vì thế, trong thời gian chưa lắp thiết bị, các phương tiện sẽ phải trả phí sử dụng theo tháng dự kiến là 180 nghìn đồng đến 1,4 triệu đồng hoặc theo kỳ kiểm định của phương tiện.
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1CB66/