- Biển số
- OF-601312
- Ngày cấp bằng
- 29/11/18
- Số km
- 286
- Động cơ
- 125,059 Mã lực
- Tuổi
- 33
LẤY CHỒNG, LẤY VỢ NAM ĐỊNH THUI
Thành Trung (20 tuổi) vào quán phở ở phường Tế Xương TP. Nam Định ăn tối chỉ hết 17.000, bát phở có giá 5.000, 2 quả trứng vịt lộn 12.000. "Một bát có bánh phở, một ít thịt gà xé sợi, một viên chả. Đây là bát phở rẻ nhất ở TP. Nam Định", Trung nói.
Nam Định là nơi có mức sống rẻ nhất cả nước, chỉ từ 5.000 để ăn một bát phở, 10.000 một bát bún hay bữa cơm 5 người chỉ 40.000-50.000. Có mức chi tiêu rẻ song Nam Định xếp thứ 8/10 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2023 với 5,5 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi, TP. Nam Định) cho biết, dù chồng bị chậm lương, chị vẫn xoay xở cho cả gia đình 6 người (bố mẹ chồng, vợ chồng, 2 con gái). Chị Mai buôn bán tự do, thu nhập 10-15 triệu/tháng. Bố mẹ chồng không có lương hưu. Gia đình 6 người tiêu 15 triệu/tháng, khá thoải mái, không phải chắt bóp hay áp lực.
Theo chị Mai, tiền ăn hết 5 triệu/tháng. "Tôi thường mua thức ăn về nhà nấu. Hôm nào bận mua đồ ăn sẵn thì chỉ cần 10.000 canh, 50.000 thức ăn là cả nhà ăn vô tư", chị Mai kể. Con gái lớn năm nay thi lớp 10 nên chị Mai dành hơn 5 triệu/tháng cho con học thêm.
Chị Phạm Phương Thanh (TP Nam Định) cho rằng, vì Nam Định là "thành phố cổ" nên cái gì cũng rẻ. Gia đình chị 5 người chỉ cần 100.000 mỗi ngày là có thể mua thịt bò, thịt gà, trứng, tôm, cá… Gia đình chị Thanh chủ yếu ăn uống ở nhà, mua sắm đủ nhu cầu.
Tại chợ Diên Hồng, TP. Nam Định, bát bún riêu 10.000/bát, bát đầy đủ cũng chỉ 25.000. Trong khi một bát bún tương tự tại Hà Nội có giá ít nhất 35.000. Nhiều du khách tới Nam Định đều phải thốt lên: "Nam Định rẻ đến ngạc nhiên". Những bát phở loại ngon nhất cũng chỉ 40.000-60.000.
Chị Vũ Thu Trang (Giao Thủy, Nam Định) có 2 con, một tháng, gia đình chi tiêu khoảng 8,5 triệu. Tiền ăn hết 4 triệu vì vợ chồng ăn trưa ở cơ quan, con ăn bán trú, chỉ ăn sáng và tối ở nhà. Bữa tối chỉ 100.000 đồng/ngày gồm 3 món canh, rau xào, thịt, gần biển nên hải sản tươi và rẻ. Tiền học mỗi tháng hai con hết 1,3 triệu. Mỗi tháng, vợ chồng chị Trang dành được 50% thu nhập để tiết kiệm.
Từng ở Hà Nội 6 năm, chị Minh Huyền làm trong bệnh viện lương 10 triệu/tháng, vừa lo chi tiêu, vừa hỗ trợ chồng đóng học phí học chuyên môn, nghiệp vụ. "Tôi bàn với chồng, sau khi chồng học xong sẽ về quê", chị Huyền kể. Chị Huyền chuyển về TP. Nam Định, mở một phòng vật lý trị liệu. Sau 4 năm, vợ chồng chị Huyền đã mua nhà, ô tô và đầu tư. Với số tiền 20 triệu, tại Nam Định, chị có thể chi tiêu thoải mái cho gia đình 3 người.
Về chi phí giáo dục, Nam Định nhiều năm liền có điểm trung bình thi THPT cao nhất cả nước nên những gia đình có con đi học luôn tin tưởng vào chất lượng giáo dục tại các trường công. Đa số đều cho con học trường công, mầm non hay cấp 3 cũng có trường tư nhưng đó không phải là lựa chọn của số đông.
Theo: Dantri
Các cụ quê Nam Định vào xác nhận nhé, em xác nhận trước lần nào về quê mua gì cũng ngỡ ngàng vì rẻ
Bố em sống 1m bảo chỉ cần 3 trẹo/tháng là đủ ăn uông sinh hoạt phí
Thành Trung (20 tuổi) vào quán phở ở phường Tế Xương TP. Nam Định ăn tối chỉ hết 17.000, bát phở có giá 5.000, 2 quả trứng vịt lộn 12.000. "Một bát có bánh phở, một ít thịt gà xé sợi, một viên chả. Đây là bát phở rẻ nhất ở TP. Nam Định", Trung nói.
Nam Định là nơi có mức sống rẻ nhất cả nước, chỉ từ 5.000 để ăn một bát phở, 10.000 một bát bún hay bữa cơm 5 người chỉ 40.000-50.000. Có mức chi tiêu rẻ song Nam Định xếp thứ 8/10 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2023 với 5,5 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi, TP. Nam Định) cho biết, dù chồng bị chậm lương, chị vẫn xoay xở cho cả gia đình 6 người (bố mẹ chồng, vợ chồng, 2 con gái). Chị Mai buôn bán tự do, thu nhập 10-15 triệu/tháng. Bố mẹ chồng không có lương hưu. Gia đình 6 người tiêu 15 triệu/tháng, khá thoải mái, không phải chắt bóp hay áp lực.
Theo chị Mai, tiền ăn hết 5 triệu/tháng. "Tôi thường mua thức ăn về nhà nấu. Hôm nào bận mua đồ ăn sẵn thì chỉ cần 10.000 canh, 50.000 thức ăn là cả nhà ăn vô tư", chị Mai kể. Con gái lớn năm nay thi lớp 10 nên chị Mai dành hơn 5 triệu/tháng cho con học thêm.
Chị Phạm Phương Thanh (TP Nam Định) cho rằng, vì Nam Định là "thành phố cổ" nên cái gì cũng rẻ. Gia đình chị 5 người chỉ cần 100.000 mỗi ngày là có thể mua thịt bò, thịt gà, trứng, tôm, cá… Gia đình chị Thanh chủ yếu ăn uống ở nhà, mua sắm đủ nhu cầu.
Tại chợ Diên Hồng, TP. Nam Định, bát bún riêu 10.000/bát, bát đầy đủ cũng chỉ 25.000. Trong khi một bát bún tương tự tại Hà Nội có giá ít nhất 35.000. Nhiều du khách tới Nam Định đều phải thốt lên: "Nam Định rẻ đến ngạc nhiên". Những bát phở loại ngon nhất cũng chỉ 40.000-60.000.
Chị Vũ Thu Trang (Giao Thủy, Nam Định) có 2 con, một tháng, gia đình chi tiêu khoảng 8,5 triệu. Tiền ăn hết 4 triệu vì vợ chồng ăn trưa ở cơ quan, con ăn bán trú, chỉ ăn sáng và tối ở nhà. Bữa tối chỉ 100.000 đồng/ngày gồm 3 món canh, rau xào, thịt, gần biển nên hải sản tươi và rẻ. Tiền học mỗi tháng hai con hết 1,3 triệu. Mỗi tháng, vợ chồng chị Trang dành được 50% thu nhập để tiết kiệm.
Từng ở Hà Nội 6 năm, chị Minh Huyền làm trong bệnh viện lương 10 triệu/tháng, vừa lo chi tiêu, vừa hỗ trợ chồng đóng học phí học chuyên môn, nghiệp vụ. "Tôi bàn với chồng, sau khi chồng học xong sẽ về quê", chị Huyền kể. Chị Huyền chuyển về TP. Nam Định, mở một phòng vật lý trị liệu. Sau 4 năm, vợ chồng chị Huyền đã mua nhà, ô tô và đầu tư. Với số tiền 20 triệu, tại Nam Định, chị có thể chi tiêu thoải mái cho gia đình 3 người.
Về chi phí giáo dục, Nam Định nhiều năm liền có điểm trung bình thi THPT cao nhất cả nước nên những gia đình có con đi học luôn tin tưởng vào chất lượng giáo dục tại các trường công. Đa số đều cho con học trường công, mầm non hay cấp 3 cũng có trường tư nhưng đó không phải là lựa chọn của số đông.
Theo: Dantri
Các cụ quê Nam Định vào xác nhận nhé, em xác nhận trước lần nào về quê mua gì cũng ngỡ ngàng vì rẻ
Bố em sống 1m bảo chỉ cần 3 trẹo/tháng là đủ ăn uông sinh hoạt phí