- Biển số
- OF-304540
- Ngày cấp bằng
- 10/1/14
- Số km
- 720
- Động cơ
- 312,529 Mã lực
Bữa trước do chủ quan nên em không phản ứng kịp đâm vào 1 cụ đi xe máy do cụ ấy sang đường đột ngột mà không có tín hiệu? Chuyện cũng chẳng có gì vì lúc đấy nom qua thì chỉ xe cụ ấy bị đổ thôi chứ người ngợm cũng không làm sao cả. Cụ ấy viện cớ em đâm vào xe của cụ ấy nên định bắt vạ em. Bình thường là em cũng đưa tiền rồi xin lỗi các kiểu nhưng hôm đấy thì cụ ấy đen vì đúng lúc em đang rảnh nên em gọi bảo hiểm đến giải quyết. Em cứ tưởng vụ này khó nhưng cũng đơn giản lắm cụ à. CCCM có bảo hiểm này mà chưa biết dùng như thế nào thì coi hết bài của em nhỡ đâu có lúc CCCM lại có lúc dùng đến.
Khi xảy ra tai nạn, đầu tiên thì các cụ phải bỏ chứng nhận bảo hiểm TNDS của mình ra và tìm số hotline và gọi theo số đấy. Thông tin các cụ truyền đạt nên ngắn gọn, xúc tích thôi: cứ yêu cầu bên bảo hiểm xuống hiện trường giải quyết, hoặc làm theo hướng dẫn của họ là được, nếu các cụ không gọi được thì có thể nhờ người thân gọi dùm, nhưng quan trọng nhất là phải gọi cho họ ngay sau khi tai nạn xảy ra vì tính mấu chốt là thời điểm.
Bảo hiểm TNDS xe cơ giới là hỗ trợ khi mình gây tai nạn cho bên thứ ba. Lúc đó tùy theo phạm vi bảo hiểm mà phía bảo hiểm bồi thường cho các thiệt hại về thân thể, tính mạng hoặc tài sản của bên thứ ba thay cho chủ xe hoặc lái xe gây ra tai nạn. Vì vậy, chủ xe hoặc lái xe gây ra tai nạn sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh tế khi phải lo các khoản chi phí y tế, bồi thường thiệt hại về người và xe, phí mai táng cho bên thứ ba.
Cũng có trường hợp không được hỗ trợ chi trả đấy, CCCM chú ý nhé!
Một là hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại, đại ý là tai nạn xảy ra do lỗi cố ý thì không được hỗ trợ. Hai là sự vô trách nhiệm của chủ xe, lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới. Ba là thiếu giấy tờ, lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe…
Dưới đây là thủ tục hỗ trợ chi trả cho bên thứ ba, CCCM tham khảo ạ:
Bước 1: Hoàn thiện Hồ sơ bồi thường
Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan khác để thu thập thường1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (đăng ký, bằng lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm, chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người lái xe)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (giấy ra viện, giấy chứng thương, hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử, biên bản giám định pháp y v.v..)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại, các hóa đơn chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay thực hiện theo các hướng dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm..)
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường Theo Điều 16 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định như sau:
- Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm;
- Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ;
- Cũng có trường hợp bên Bảo hiểm người ta từ chối, lúc đó họ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lí do cho người mua bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Còn nếu khó nhớ quá thì CCCM nên nhờ thẳng các tư vấn Bảo hiểm họ tư vấn cho
Khi xảy ra tai nạn, đầu tiên thì các cụ phải bỏ chứng nhận bảo hiểm TNDS của mình ra và tìm số hotline và gọi theo số đấy. Thông tin các cụ truyền đạt nên ngắn gọn, xúc tích thôi: cứ yêu cầu bên bảo hiểm xuống hiện trường giải quyết, hoặc làm theo hướng dẫn của họ là được, nếu các cụ không gọi được thì có thể nhờ người thân gọi dùm, nhưng quan trọng nhất là phải gọi cho họ ngay sau khi tai nạn xảy ra vì tính mấu chốt là thời điểm.
Bảo hiểm TNDS xe cơ giới là hỗ trợ khi mình gây tai nạn cho bên thứ ba. Lúc đó tùy theo phạm vi bảo hiểm mà phía bảo hiểm bồi thường cho các thiệt hại về thân thể, tính mạng hoặc tài sản của bên thứ ba thay cho chủ xe hoặc lái xe gây ra tai nạn. Vì vậy, chủ xe hoặc lái xe gây ra tai nạn sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh tế khi phải lo các khoản chi phí y tế, bồi thường thiệt hại về người và xe, phí mai táng cho bên thứ ba.
Cũng có trường hợp không được hỗ trợ chi trả đấy, CCCM chú ý nhé!
Một là hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại, đại ý là tai nạn xảy ra do lỗi cố ý thì không được hỗ trợ. Hai là sự vô trách nhiệm của chủ xe, lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới. Ba là thiếu giấy tờ, lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe…
Dưới đây là thủ tục hỗ trợ chi trả cho bên thứ ba, CCCM tham khảo ạ:
Bước 1: Hoàn thiện Hồ sơ bồi thường
Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan khác để thu thập thường1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (đăng ký, bằng lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm, chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người lái xe)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (giấy ra viện, giấy chứng thương, hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử, biên bản giám định pháp y v.v..)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp (hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại, các hóa đơn chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay thực hiện theo các hướng dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm..)
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường Theo Điều 16 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định như sau:
- Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm;
- Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ;
- Cũng có trường hợp bên Bảo hiểm người ta từ chối, lúc đó họ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lí do cho người mua bảo hiểm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Còn nếu khó nhớ quá thì CCCM nên nhờ thẳng các tư vấn Bảo hiểm họ tư vấn cho
Chỉnh sửa cuối: