[Funland] Các cụ có tin là có tồn tại địa ngục không ?

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,603
Động cơ
174,726 Mã lực
Chân ….lý ko bao h thay đổi




Mấy chục năm sau mới gặp lại nhau, o du kích già đi nhưng bộ dạng vẫn hế. Thằng Mỹ mới hỏi.
- Mày chiến đấu như thế mấy chục năm để bây giờ mày vẫn tồi tàn thế này sao?
O du kích hiên ngang ngẩng đầu trả lời.
- Sở dĩ chúng mày thua vì chúng mày ko có chân lý. Chân lý của chúng tao là chiến đấu cho giai cấp cho nhân dân cho lãnh đạo, chứ ko phải cho bản thân mình.
Trong đầu tên Mỹ hiện ra những hình ảnh lãnh đạo Cs béo tốt, sang trọng mà hắn đã gặp.
Hắn ngậm ngùi than:
- Giá như hồi í, chúng tao ko chiến đấu cho giá trị tự do, mà chiến đấu cho lãnh đạo thì có phải khác rồi không?
O du kích an ủi.
- Thôi mày đừng buồn, mỗi nước có một đặc thù khác nhau, đừng đem quan điểm nước này so sánh với nước khác.

Tên Mỹ lại cúi đầu như lần gặp trước, nhưng lần này hắn nhìn nói thầm thì:
- Chân cô cũng vẫn ko thay đổi.
Bôi bác quá.
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,286
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Như mô tả cháu thấy cái khái niệm này khá mơ hồ, các cụ cho ý kiến ?
Cụ cứ về nhà sau 1 tuần công tác xa (chơi bời tí tởn) và bị vợ biết xem, địa ngục sẽ nhãn tiền ngay thôi :))
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,747
Động cơ
231,027 Mã lực
Tuổi
49
Địa ngục là có thật là một cảnh giới tương tự như cõi nguời vậy, do nghiệp lực của chúng sinh chiêu cảm, ngay thân thể này của chúng ta, hoàn cảnh sống cũng do nghiệp lực chiêu cảm. Điều này giải thích vì sao có nguời giàu người nghèo, người thấp cao, người đẹp người xấu. và có người sinh ra ở Đất nước giàu có thịnh vượng, có người sinh ra ở nước có chiến tranh, đều do nghiệp lực chiêu cảm. Còn cụ thể cảnh giới Địa Ngục như thế nào các cụ có thể gúc gồ Địa Ngục Du Ký do một cư sỹ Đài Loan viết hoặc ở ngay Việt Nam có chuyện tự thuật cÔ ba Cháo Gà
 

Lee1402

Xe đạp
Biển số
OF-530666
Ngày cấp bằng
6/9/17
Số km
42
Động cơ
170,610 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
_internet_
what the hell ?
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,264
Động cơ
212,479 Mã lực
Cụ tìm hiểu về khái niệm địa ngục của Kitô và Phật giáo và cách hiểu thông thường của người Việt về việc chịu quả nghiệp báo ở địa ngục.

Sau đó đơn giản nhất cụ đọc bản Hành Trình Phương Đông loại hơn 60 trang (vì có 2 cuốn tương tự tên nhau 1 cuốn 12 trang và 1 cuốn hơn 60 trang) rồi đọc kỹ về 7 mức năng lượng của vũ trụ được miêu tả trong đó.

Em nghĩ sau đó cụ sẽ có hình dung nhất định về địa ngục.

Cao hơn 1 chút cụ nên tìm hiểu về thoát khỏi luân hồi, trạng thái Niết Bàn hoặc khái niệm một số thần thánh sau một thời gian lại đầu thai trở lại để tự rèn quả hạnh tu hành. Hoặc đơn giản nhất cụ quan sát các bậc của sự sống từ vi trùng đến con người cụ sẽ có hình dung ngay. Trong Phật giáo cũng có đề cập và một phần đầu của Pháp luân công cũng có đề cập (tuy nhiên em không nói rằng Pháp luân công là pháp môn mà cụ nên tập rèn theo)

Hoặc cụ hỏi một số cụ bác nào có kiến thức cao về trường sinh học, nhân điện, khai mở luân xa này nọ họ cũng sẽ phần nào bảo được cho cụ về một số khái niệm đó.

Mong cụ an lạc hoan hỉ.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,830
Động cơ
332,294 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Thứ nhất chưa chứng minh được là “ có người đến địa ngục rồi kể lại chi tiết cuộc sống nơi đó “ và viết sách về địa ngục.
Thứ 2 địa ngục nói là dành cho người chết mà đã là người chết thì đâu có thể kể lại cho người sông nghe được, hiểu được===> mâu thẫu với điều 1.
Thứ 1 trần sao âm vậy , trần có địa ngục thì âm cũng có .
Thứ 2 một số Người tu lâu năm có khả năng giao tiếp với người âm vs nghe họ kể .
Thứ 3 mình ko biết nó không có nghĩa là nó ko có .
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
topic này từ hồi nào giờ các cụ còn moi no lên được
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dante Alighieri hay Durante degli Alighieri sinh khoảng giữa 14 tháng 5 và 13 tháng 6 năm 1265 tại Firenze và mất năm 1321 tại Ravenna là nhà thần học người Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần Khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới).

https://www.ohay.tv/view/9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dante/yJJJQ

Địa Ngục, phần đầu tiên trong tác phẩm Thần Khúc của Dante đã truyền cảm hứng cho cuốn sách cùng tên bán chạy nhất của Dan Brown mô tả cái nhìn của nhà thơ về hình ảnh Địa ngục. Câu chuyện bắt đầu với người kể chuyện (cũng chính là nhà thơ) đang bị lạc trong một khu rừng tối, ông bị ba con quái vật tấn công và không thể thoát khỏi chúng. Sau đó, ông được nhà thơ La Mã Virgil giải cứu, người được Beatrice gửi đến từ thiên đường (người phụ nữ lý tưởng của Dante). Họ cùng nhau bắt đầu hành trình vào thế giới ngầm hay còn gọi là 9 Tầng Địa ngục.

Tầng Đầu Tiên – U minh

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Sinh sống ở tầng Địa ngục đầu tiên là những người không phải đạo Kitô giáo và những kẻ ngoại giáo chưa được rửa tội nhưng có đức hạnh bị trừng phạt đời đời trong cõi thấp kém của Thiên đường. Họ sống trong một lâu đài có bảy cửa tượng trưng cho bảy đức hạnh. Ở đây, Dante thấy nhiều người nổi tiếng từ thời cổ đại như Homer, Socrates, Aristotle, Cicero, Hippocrates và Julius Caesar.

Tầng Thứ Hai – Nhục Dục

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Trong Tầng Địa ngục Thứ hai, Dante và bạn đồng hành của ông, Virgil tìm thấy những người không thể vượt các dục vọng. Họ đang bị trừng phạt bởi những cơn gió mạnh dữ dội thổi qua lại, ngăn họ tìm được sự bình an và nghỉ ngơi. Cơn Gió mạnh tượng trưng cho tình trạng bồn chồn của một người bị dẫn dắt bởi những mong muốn thú vui xác thịt. Một lần nữa, Dante thấy nhiều người nổi tiếng trong lịch sử và thần thoại bao gồm cả Cleopatra, Tristan, Helen của thành Troy và những người khác đã ngoại tình trong suốt cuộc đời của họ.

Tầng Thứ Ba – Phàm ăn Tục uống

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Khi tiến đến tầng thứ ba của Địa ngục, Dante và Virgil nhìn thấy linh hồn của những kẻ phàm ăn tục uống bị một con quái vật sâu Cerberus giám sát. Tội nhân trong tầng này của địa ngục bị trừng phạt bằng cách bị buộc phải nằm trong một mớ bùn loãng ghê tởm không bao giờ kết thúc bởi mưa băng giá. Mớ bùn loãng ghê tởm này tượng trưng cho sự biến chất của những ai quá nuông chiều dục vọng ăn uống và những thú vui trần tục khác, trong khi sự bất lực không nhìn thấy những người khác nằm gần đó đại diện cho sự ích kỷ và lạnh lùng của những kẻ phàm ăn tục uống này. Ở đây, Dante nói chuyện với một nhân vật được gọi là Ciacco, người này đã kể cho Dante rằng Guelphs (nhóm hậu thuẫn cho Đức Giáo Hoàng) sẽ đánh bại và trục xuất các Ghibellines (nhóm hậu thuẫn Hoàng đế mà Dante tôn trọng) từ Florence, sự kiện này xảy ra vào năm 1302, trước khi bài thơ được viết (sau 1308).

Tầng Thứ Tư – Tham lam

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Trong Tầng Thứ tư của Địa ngục, Dante và Virgil thấy linh hồn của những người đang bị trừng phạt vì tham lam. Họ được chia thành hai nhóm – những kẻ tích trữ tài sản và những kẻ phung phí nó – đang cưỡi ngựa đấu với nhau. Họ sử dụng quả cân lớn làm vũ khí, việc đẩy nó bằng ngực của họ tượng trưng cho sự ích kỷ về tài sản trong suốt cuộc đời họ. Hai nhóm được canh gác bởi một nhân vật được gọi là Sao Diêm Vương (có thể là nhà lãnh đạo Hy Lạp cổ đại của thế giới ngầm), đang bận rộn với với các hoạt động của mình nên hai nhà thơ không cố gắng nói chuyện với họ. Ở đây, Dante nói đã thấy nhiều giáo sĩ bao gồm các hồng y và giáo hoàng.

Tầng Thứ Năm – Giận dữ

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Tầng Thứ năm của địa ngục là nơi mà sự phẫn nộ và ủ rũ đang bị trừng phạt vì tội lỗi của họ. Được Phlegyas đưa đi trên thuyền, Dante và Virgil thấy sự phẫn nộ đánh nhau trên sông Styx và sự ủ rũ thì đang chạy ùng ục bên dưới mặt nước. Một lần nữa, hình phạt này phản ánh các tội ác mà họ mắc phải trong suốt cuộc đời. Trong khi đi qua, nhà thơ được tiếp cận Filippo Argenti, một chính trị gia xuất chúng Florentine, người đã tịch thu tài sản của Dante sau khi trục xuất ông khỏi Florence.

Tầng Thứ Sáu – Dị giáo

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Khi đến Tầng Thứ sáu của Địa ngục, Dante và Virgil thấy những kẻ dị giáo đang bị kết án đời đời trong những bia mộ rực lửa. Ở đây, Dante nói chuyện với cặp đôi Florentines – Farinata degli Uberti và Cavalcante de ‘Cavalcanti – nhưng ông cũng nhìn thấy nhân vật lịch sử đáng chú ý khác bao gồm các nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus, Thánh Hoàng đế La Mã Frederick II và Đức Giáo Hoàng Anastasius II. Tuy nhiên, sau này theo một số học giả hiện đại đã lên án Dante như một kẻ dị giáo bởi một sai lầm. Thay vào đó, khi một số học giả tranh luận rằng ý của nhà thơ có thể có nghĩa là Hoàng đế Byzantine Anastasius I.

Tầng Thứ Bảy – Bạo lực

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Tầng Thứ bảy được chia thành ba vòng. Vòng Ngoài chứa những kẻ giết người và những kẻ hung bạo với người khác và tài sản. Ở đây, Dante thấy Alexander Đại đế (bị tranh chấp), Dionysius I của Syracuse, Guy de Montfort và nhiều nhân vật lịch sử và thần thoại đáng chú ý khác như Centaurus, chìm xuống sông sôi máu và lửa. Ở Vòng giữa, nhà thơ thấy những người tự sát bị biến thành cây và bụi cây dùng để nuôi những Harpy (nữ yêu quái mình người cánh chim). Tuy nhiên, ông cũng nhìn thấy ở đây những kẻ phóng đãng, bị chó đuổi theo và xé nát ra thành từng mảnh. Vòng trong cùng là kẻ ăn nói báng bổ và những kẻ đồng tính nam và thú dâm (giao hợp với động vật cái), sống tại một sa mạc cát cháy và mưa đốt rơi xuống từ bầu trời.

Tầng Thứ Tám – Gian trá

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Tầng Thứ Tám của Địa ngục là những kẻ gian lận. Dante và Virgil đến đó trên lưng Geryon, một con quái vật bay với những bản chất khác nhau, giống như sự lừa lọc. Tầng này được chia thành 10 Bolgias hay những mương đá có cầu nối giữa chúng. Trong Bolgia 1, Dante thấy những tên dắt gái và kẻ cám dỗ. Trong Bolgia 2, ông thấy bọn bợ đỡ. Sau khi vượt qua cây cầu đến Bolgia 3, ông và Virgil thấy những người phạm tội buôn thần bán thánh. Sau khi vượt qua một cầu nối giữa các mương đến Bolgia 4, họ thấy những phù thủy và nhà tiên tri giả mạo. Ở Bolgia 5 là những chính trị gia tham nhũng, ở Bolgia 6 là kẻ đạo đức giả và 4 mương còn lại, Dante thấy kẻ giả nhân giả nghĩa (Bolgia 7), những tên trộm (Bolgia 7), các cố vấn, tham vấn viên tội lỗi (Bolgia 8), những cá nhân gây chia rẽ (Bolgia 9) và những kẻ ngụy tạo khác nhau như các nhà giả kim thuật, kẻ phản bội lời thể, khai man trước tòa và kẻ làm hàng giả (Bolgia 10).

Tầng Thứ Chín – Phản bội

9 Tầng Địa ngục trong Thần Khúc của Đan Tê


Tầng Thứ chín, tầng cuối của Địa ngục được chia thành 4 Vòng tròn tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội lỗi mặc dù tất cả các cư dân bị đông lạnh trong một cái hồ đóng băng. Những người phạm tội nghiêm trọng hơn sẽ nằm sâu hơn trong băng. Mỗi Vòng tròn được đặt theo tên một cá nhân hiện thân tội lỗi. Vì thế, Vòng 1 được đặt tên Caina sau khi Cain đã giết chết anh trai mình Abel, Vòng 2 được đặt tên Antenora sau Anthenor của Troy, người cố vấn Priam của trong cuộc chiến thành Troy, vòng 3 được đặt tên Ptolomaea theo Ptolemy (con trai của Abubus), trong khi vòng 4 được đặt tên Judecca sau khi Judas Iscariot, tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu.
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Em không biết. Chờ cụ nào ở địa ngục về kể em mới tin.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
Điểm danh những hình phạt khủng khiếp dưới 18 tầng địa ngục


Theo quan niệm văn hóa ở các quốc gia Đông Á, những người phạm lỗi lầm sau khi chết sẽ bị đày xuống 18 tầng địa ngục. Mỗi tầng địa ngục có hình phạt khủng khiếp tương ứng với tội lỗi nơi dương gian.


1. Bạt Thiệt Địa Ngục: Tầng đầu tiên của 18 tầng địa ngục, là nơi dành cho những kẻ khi còn sống hay làm tổn thương người khác bằng lời nói. Tại đây, tội nhân sẽ bị tiểu quỷ bạnh mồm rồi rút lưỡi ra từ từ trong đau đớn khôn cùng. Ảnh: China Culture.

2. Tiễn Đao Địa Ngục:tầng địa ngục dành cho người xúi giục phụ nữ góa chồng làm điều trái với đức hạnh. Tại tầng địa ngục này, tội nhân sẽ bị cắt đứt mười đầu ngón tay. Ảnh: China Culture.

3. Thiết Thụ Địa Ngục: Dành cho những người dèm phá, chia rẽ mối quan hệ giữa những người ruột thịt trong gia đình. Tại đây, tội nhân bị cắm vào những cành cây có lưỡi dao sắc nhọn. Ảnh: China Culture.

4. Nghiệt Kính Địa Ngục: Dành cho kẻ phạm tội mà không nhận tội hoặc tìm cách chạy tội khi còn sống. Khi xuống Nghiệt Kính địa ngục, tội nhân sẽ bị đem ra soi trước gương để thấy rõ tội trạng, rồi sau đó đưa đến các tầng địa ngục khác tương ứng tội lỗi của mình. Ảnh: China Culture.

5. Chung Lưng Địa Ngục: Dành cho kẻ hay để ý những chuyện vặt vãnh rồi tung tin đồn bêu xấu người khác. Tại Chung Lưng Địa Ngục, tội nhân bị nhốt vào lồng rồi hấp lên, sau khi hấp còn bị gió lạnh thổi khắp người. Ảnh: China Culture.

6. Đồng Trụ Địa Ngục: Dành cho kẻ cố ý phóng hỏa hoặc tiêu hủy tội chứng, giết người. Tại đây tội nhân bị tiểu quỷ lột hết quần áo, bắt ôm lấy cây trụ đồng bị nung đỏ. Ảnh: China Culture.

7. Đao Sơn Địa Ngục: Dành cho kẻ coi thường thần linh và kẻ sát sinh vô tội vạ. Tại Đao Sơn Địa Ngục, tội nhân bị lột sạch quần áo, bị bắt trèo lên ngọn núi cắm đầy dao nhọn. Ảnh: China Culture.

8. Băng Sơn Địa Ngục: Dành cho những phụ nữ hại chồng, ngoại tình, cố ý phá thai và cả những người ham mê cờ bạc, bất hiếu với cha mẹ, bất nhân bất nghĩa. Hình phạt ở đây là lột hết quần áo, bắt leo lên núi băng. Ảnh: China Culture.

9. Dầu Oa Địa Ngục: Dành cho kẻ phóng đãng, lừa gạt, trộm cắp, phỉ báng, bắt nạt người khác. Tại Dầu Oa Địa Ngục, tội nhân bị lột sạch quần áo rồi ném vào chảo dầu mà đảo đi đảo lại. Ảnh: China Culture.

10. Ngưu Khanh Địa Ngục: Dành cho kẻ giết súc vật để làm niềm vui cho mình. Tại đây tội nhân sẽ bị trâu bò dùng sừng húc, dùng chân giẫm đạp. Ảnh: China Culture.

11. Thạch Áp Địa Ngục: Dành cho kẻ giết con vì trọng nam khinh nữ hoặc con bị thiểu năng, tàn tật. Tầng địa ngục này có một hồ đá hình vuông, bên trên có những sợi dây buộc những tảng đá. Tội nhân sẽ bị đưa xuống hồ rồi chặt đứt những sợi dây có buộc đá ở phía trên. Ảnh: China Culture.

12. Thung Cữu Địa Ngục: Dành cho kẻ lãng phí lương thực, thực phẩm hoặc hay chửi tục khi còn sống. Tại đây, tội nhân bị vứt vào chiếc cối để giã. Ảnh: China Culture.

13. Huyết Trì Địa Ngục: Dành cho kẻ giảo trá, không tôn trọng người khác, bất hiếu với cha mẹ. Tại tầng địa ngục này, tội nhân sẽ bị dìm trong bể máu. Ảnh: China Culture.

14. Uổng Tử Địa Ngục: Dành cho những người chết vì tự sát. Ở đây không có hình phạt, nhưng tội nhân sẽ vĩnh viễn không được đầu thai do không biết trân trọng sinh mạng của mình. Ảnh: China Culture.

15. Trách Hình Địa Ngục: Dành cho những kẻ phạm trọng tội như đào trộm mộ người khác. Hình phạt ở đây là phanh thây, xẻ thịt. Ảnh: China Culture.

16. Hỏa Sơn Địa Ngục: Danh cho những kẻ tham nhũng, ăn trộm chó gà, cướp bóc tiền bạc, phóng hỏa, đạo sĩ phạm giới. Tội nhân sẽ bị đem đi thiêu trên núi lửa. Ảnh: China Culture.

17. Thạch Ma Địa Ngục: Dành cho những kẻ dẫm đạp lên ngũ cốc, trộm cắp, tham quan hay hiếp đáp người khác, đạo sĩ ăn mặn. Tại đây tội nhân bị mài nát thành bột rồi lại được phục hồi thân thể để mài nát lần nữa. Ảnh: China Culture.

18. Đao Cư Địa Ngục: Dành cho kẻ ăn bớt vật liệu, giấu trên lừa dưới, dụ dỗ phụ nữ trẻ em, buôn bán không trung thực. Tội nhân sẽ bị lột sạch quần áo, bị trói vào bốn trụ gỗ rồi dùng cưa cưa từ dưới lên trên. Ảnh: China Culture.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
nui_tu_di.png


Mô hình núi tu di bên phái.

Trong mô hình này cũng có địa ngục đó là
Gold disk = địa ngục đất, cát
water disk = đia ngục nước
hot hells = địa ngục lửa
cold hells = địa ngục gió

Đại khái thê :D. Bên trên núi tu di là thiên đàng, cõi hạnh phúc.


núi tu di ở Mandalay - Myanmar
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Trong văn hóa Bali, những cánh cổng Candi Bentar là cầu nối giữa thực tại và thế giới tâm linh, giữa sự sống và cái chết.


Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Kiến trúc của Bali là nơi phản ánh tôn giáo, tập quán và văn hóa hàng trăm năm của cư dân sinh sống trên đảo. Khi bạn đến tham quan một ngôi đền ở Bali, Indonesia, điều đầu tiên bạn trông thấy là những cánh cổng chia đôi hay còn gọi là Candi Bentar. Ảnh: Sailing Stone Travel.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Cổng Candi Bentar là kiến trúc truyền thống của người Bali được xây dựng ở các đền thờ, nhà ở, cung điện hay nghĩa trang. Cánh cổng bao gồm hai nửa đồng dạng, đối xứng và được đặt hai bên lối vào. Khác với những kiến trúc thông thường, Candi Bentar không hề có điểm kết nối mà hoàn toàn là hai nửa tách biệt, mở ra một lối đi ở trung tâm. Ảnh: Bali Tour.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Để giải thích ý nghĩa của Candi Bentar, người Bali có một truyền thuyết kể về sự chia cắt của núi Meru, ngọn núi vàng thần thoại nằm ở trung tâm của vũ trụ, nơi liên kết giữa thiên đàng và tâm trái đất. Theo truyền thuyết cổ của người Hindu, núi Meru là nơi ngự trị của những vị thần tối cao Brahma, Shiva, Vishnu và Davas. Trong đó, các vị thần sẽ ngự ở những vị trí cao thấp khác nhau trên phần thiên đàng của ngọn núi cao một triệu km này. Ảnh: Bali Free Information.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Người Bali tin rằng ngọn núi Meru thần thoại thực sự tồn tại ở tiểu lục địa Ấn Độ, sau đó đã được thần Shiva mang đến Bali và chia chúng ra làm hai. Hai phần của ngọn núi hay hai phần của cổng Candi Bentar mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cân bằng giữa ánh sáng và bóng đêm của Bali. Mọi sự vật trong thế giới đều có hai mặt tồn tại để đảm bảo sự cân bằng cho vũ trụ. Vì vậy nếu đã có thiện sẽ tồn tại cái ác, sự sinh sôi cân bằng với cái chết, niềm vui đi đôi với nỗi buồn, tuổi trẻ cân bằng với tuổi già và sức khỏe cân bằng với bệnh tật. Ảnh: Get Your Guide.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Trong cuộc sống hàng ngày, người Bali thường sử dụng màu đen, trắng để làm phép ẩn dụ cho sự cân bằng. Màu đen tượng trưng cho cái ác còn màu trắng là sự hiện thân của điềm lành. Vì vậy trong các nghi lễ ở Bali, người dân sử dụng những loại vải có hoa văn đen trắng để cuốn lên thân những cây đa và trang trí đền thờ. Ảnh: Villa Bossi Bali.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Một trong những cánh cổng chia đôi đặc trưng nhất của Bali nằm tại đền Pura Lempuyang, một trong sáu ngôi đền Hindu linh thiêng nhất hòn đảo. Ngoài ra, cổng Candi Bentar còn xuất hiện trong các khu nghỉ dưỡng và sân golf. Ảnh: Bali Tour.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Đền Lempuyang nằm trên núi cùng tên ở độ cao 1.175 m so với mực nước biển và được bao quanh một khu rừng. Vì vậy để tham quan đền Lempuyang và chiêm ngưỡng phong cảnh của núi Agung phía đối diện, du khách phải chinh phục con đường leo núi với 1.700 bậc thang. Ảnh: Economic Calex.
Cánh cổng phân cách thiên đàng và địa ngục ở Bali

Một địa điểm nổi tiếng khác để tham quan Candi Bentar là cổng Handara trong khu nghỉ dưỡng sân golf Handara, cao nguyên Bedugul, phía bắc Bali. Được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ và thảm cỏ uốn lượn, cổng Handara đã trở thành một trong những điểm chụp ảnh được nhiều du khách tìm tới. Ảnh: Bali Daily.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
Dưới đây là những “cổng địa ngục” mở đường vào lõi của Trái đất đẹp nhất thế giới


1. Cổng địa ngục Darvaza, Turkmenistan


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Miệng núi lửa này tạo ra bởi con người. Nó có từ nửa thế kỷ trước khi mặt đất bị sụt xuống trong quá trình khoan khai thác dầu khí và khí tự nhiên phun trào ra. Người ta tính rằng ngọn lửa sẽ dừng lại sau 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên, mọi tính toán đều sai lầm. Ngọn lửa vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay, đôi khi nó bùng cháy lên tới độ cao 1 mét. Đường kính của cổng Địa ngục này rộng khoảng 60 mét, sâu 20 mét.


2. Giếng Thánh St. Patrick, Orvieto, Italy


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Mặc dù vẻ ngoài kì dị nhưng cái giếng này được xây để cung cấp nước cho toàn thành phố trong một cuộc bao vây. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1527 trong thời gian giáo hoàng Clement VII định cư ở Orvieto. Trong khi bị bao vây, nước được vận chuyển từ giếng này, chuyên chở trên lưng những con la, đưa đến pháo đài Albornoz.


3. Miệng núi lửa Yasur, đảo Vanuatu


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Yasur là một núi lửa đang hoạt động ở đảo Vanuatu. Lần phun trào cuối cùng của nó là vào năm 2007. Các bộ lạc sống trên đảo tin rằng có một vị thần sống trong lòng núi lửa, và thần sẽ phun lửa nếu họ làm thần nổi giận. Đó là lý do tại sao chỉ có pháp sư và những người già của bộ lạc mới được đi tới núi lửa. Các du khách cũng thường đến đây vì Yasur là một trong những miệng núi lửa dễ tiếp cận nhất trên thế giới.


4. Hố Lớn ở Kimberley, Nam Phi


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Hố Lớn là một mỏ kim cương không hoạt động ở thành phố Kimberley. Trong quá trình tìm kiếm kim cương, những người thợ đã đào cái hố này mà không sử dụng bất kỳ thiết bị hiện đại nào. Các nỗ lực đã mang đến thành công vì đây là nơi viên kim cương De Beers nổi tiếng thế giới, nặng 428,5cara, được tìm thấy.


5. Hố Xanh, Rạn san hô Belize


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Một hố chìm khổng lồ với đường kính 400 mét, sâu 120 mét được hình thành một cách tự nhiên. Địa điểm này thu hút rất nhiều thợ lặn vì sự bí ẩn của nó, nhưng rất nhiều người đã bỏ mạng ở đây, vì thế nó còn có một cái tên khác là “Nghĩa trang của thợ lặn”.


6. Tháp đảo Masons, Bồ Đào Nha


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Có một cái giếng bí ẩn được xây dựng vào đầu thế kỷ trước ở Sintra, Bồ Đào Nha. Nó có tác dụng chuyển đổi từ bóng tối sang ánh sáng. Cầu thang xoắn ốc bao quanh giếng tượng trưng cho các vòng tròn dẫn tới thiên đường hoặc địa ngục, tùy vào hướng đi của bạn. Độ sâu của công trình tương đương với một tòa nhà 10 tầng.


7. Đập tràn trong hồ chứa nước, Bắc California


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Đập tràn cực kỳ ấn tượng có khả năng tạo ra hàng tấn nước đổ xuống chỉ trong vài giây. Công trình được xây dựng cách đây 50 năm và vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đầy ấn tượng của nó.


8. Er Wang Dong, Trung Quốc


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Một nhóm người đã tình cờ phát hiện ra hệ thống hang động lớn ở Trung Quốc, với hệ sinh thái riêng. Từ trong hang, bạn có thể ngắm mây hoặc lặn vào trong sương mù. Trong hang còn có sông và hồ ngầm, là nơi sinh sống của một số sinh vật không có ở bất kì nơi nào khác trên Trái đất như cá bạch tạng không mắt. Loài cá này không cần màu sắc hay thị lực vì chúng sống hoàn toàn trong bóng tối.


9. Eisriesenwelt, Áo


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Hang động này nằm ở độ cao hơn 1.500 mét. Tên của nó dịch ra là Thế giới băng của những người khổng lồ. Đây là hang động băng lớn nhất thế giới: dài 40km và sâu 400m.


10. Lỗ hổng Guatemala


10 cong dia nguc dep nhat the gioi

Lỗ hổng này được tạo ra một cách tự nhiên cách đây không lâu. Vào ngày 1/6/2010, một nhà máy 3 tầng, cùng với một ngôi nhà bên cạnh đó đã sụp đổ ngay giữa ban ngày, tạo ra một cái hố lớn. Các nhà nghiên cứu nói rằng đất ở đây giàu đá vôi nên dễ bị nước cuốn trôi. Còn người dân địa phương tin chắc rằng nguyên nhân chính là do hệ thống nước thải cũ kỹ của thành phố.
 

Xe bọ xít

Xe lăn
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
10,527
Động cơ
548,089 Mã lực
Như mô tả cháu thấy cái khái niệm này khá mơ hồ, các cụ cho ý kiến ?
E nghĩ ko có, vì chưa ai xuống đó khổ quá mà trở về cả :)):)):)) Chắc dưới đó rất sướng, trên này mới là địa ngục.Vì vậy, chưa thấy bất cứ trường hợp nào xuống đó mà quay về cả :))
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,325
Động cơ
367,202 Mã lực
Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới

Nhiều người vẫn đang cố gắng tìm lời giải cho câu hỏi, liệu có hay không một cuộc sống sau khi chết? Không biết thực hư ra sao nhưng câu trả lời đã có sẵn trong hầu hết các truyền thuyết của các nền tôn giáo khác nhau. Thiên đàng và địa ngục chính là những địa điểm được nhắc đến nhiều nhất và được coi là nơi cư ngụ của các linh hồn. Hầu hết trong các giai thoại trên thế giới, mọi linh hồn sau khi rời khỏi thể xác đều phải vượt qua địa ngục sâu thẳm, với đầy linh hồn chết chóc, kinh rợn. Và nơi này có thể kết nối với dương thế qua một cánh cổng, một con đường… Một số địa danh được nhắc đến trong các giai thoại đó vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Hãy cùng điểm qua một vài “cánh cổng địa ngục” của thế giới qua bài viết dưới đây.
Cổng địa ngục Ploutonion – Thổ Nhĩ Kì

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như Ploutonion (Hy Lạp) hay Plutonium (trong tiếng Latin), cánh cổng Pluto từng là một nơi tôn thờ thần chết Pluto( còn có tên gọi khác là Hades )trong thần thoại Hy Lạp. Mặc dù được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1965 nhưng phải mãi đến tận đầu năm 2013, các nhà khảo cổ học mới công bố rộng rãi về di tích quan trọng này. Di tích của cổng địa ngục được tìm ra bởi một nhóm khảo cổ dẫn đầu là giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salento, Ý.
Giáo sư Francesco cho hay: “Chúng tôi tìm thấy Cổng Pluto bằng việc tái tạo lại những dòng suối nước nóng bắt nguồn từ hang động này, nơi sản sinh ra những bãi đá vôi trắng nổi tiếng. Chúng tôi có thể thấy được các chất gây chết người ở đây trong suốt cuộc khai quật. Một vài con chim đã chết do khí CO2 khi chúng cố lại gần cánh cổng”

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới
Hình ảnh miêu tả lễ hiến tế động vật cho thần chết



Đội khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều cột Ion, phía trên cột có những vết khắc biểu hiện sự cống hiến cho thần chết Pluto và Kore. Ngoài ra, vết tích của một ngôi đền, một hồ nước và vài bậc thang phía trên hang đã được tìm thấy. Tất cả đều khớp với bản mô tả về “cổng địa ngục” trong các nguồn tài liệu cổ. Người cổ đại chỉ có thể đứng nhìn các nghi thức thần thánh từ các bậc thang này, chứ họ không thểđứng gần cánh cổng, chỉ có các linh mục mới có thể đứng ngay trước cánh cổng này.


Phong Đô (Fengdu) – thành phố ma ở Trung Quốc
Fengdu được biết đến là thành phố ma nổi tiếng nhất ở Trung Quốc nằm cách thành phố Trùng Khánh khoảng 170km, Nơi đây được ví như nghĩa địa cổ nằm trong dòng sông Dương Tử và là nơi người chết sẽ dừng chân trên hành trình sang thế giới bên kia.
Tương truyền từ thời Đông Hán (năm 25 -220 TCN), có hai vị quan du ngoạn đến ngọn núi Mingshan, họ quyết định xây dựng một ngôi đền tại nơi này để miêu tả cuộc sống địa ngục. Nơi đây hiện lên những hình ảnh địa ngục với các công cụ tra tấn của ma quỷ. Qua đó, phản ánh niềm tin rằng người tốt sẽ được đối xử tốt sau khi chết trong khi đó người xấu sẽ bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều hình phạt cực kỳ tàn nhẫn của ma quỷ. Sau khi xây dựng xong, hai vị quan đặt tên cho ngôi đền là Âm và Dương. Khi ghép hai từ này lại sẽ trùng với tên vị “Vua địa ngục” tại Trung Quốc . Và huyền thoại về sự bất tử hay những câu chuyện ma rùng rợn bắt đầu từ đây.

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới
Một trong những bức tượng được đặt trong thành phố

Theo quan niệm cổ của người Trung Quốc, một người chết sẽ phải trải qua ba lần thử thách lớn trước khi được vào thế giới bên kia đó là cầu Vô Tác, Quỉ hành hình và điện Vũ Đế. Cả ba địa điểm này đều được mô tả bằng các bức tượng khá sống động nhưng cũng không kém phần đáng sợ tại đây.Người ta cho rằng, đến Âm và Dương tụ hội những vong hồn đau khổ, không siêu thoát được, những hồn ma ở đây sẽ bất tử mãi mãi, không thể đầu thai được nữa.

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới
Tượng điêu khắc "Diêm vương"

Du khách đến thăm nơi đây có thể đi bằng thuyền ( kể từ khi xây dựng xong đập Tam Điệp trên sông Dương Tử, phần dưới đã bị ngập lụt) và sau đó đi bộ trên những cây cầu nối vào thành phố. Có khá nhiều bức tượng quỷ dữ, ma quái với nhiều hình dạng khác nhau, thể hiện toàn cảnh của thế giới âm ti – địa ngục. Bên cạnh đó mọi người có thể chiêm ngưỡng bức tượng Diêm Vương được điêu khắc từ đá lớn nhất thế giới trên núi Mingshan. Thành phố này được các nhà khảo cổ cho biết là có khoảng 2000 năm tuổi.
Cổng địa ngục Masaya - Cộng hòa Nicaragua

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Với những người dân bản địa ở nơi đây, họ tin rằng miệng núi lửa Masaya là một vị thần và một phù thủy đang sinh sống trong đó. Việc núi lửa sôi sục và gấm rú là một báo hiệu cho biết vị thần này cần được hiến tế. Sau đó, phụ nữ và trẻ em bị ném vào miệng núi lửa để làm vui lòng vị thần tàn ác này. Truyền thuyết này bắt nguồn từ những nhà thám hiểm Tây Ban Nha đặt chân đến đây vào thế kỉ 16- hầu như không có chút hiểu biết gì về núi lửa – đã vô tình gán nó với những hoạt động ma quỷ. Thậm chí, vào năm 1529, Mercedarian Fray Francisco de Bobadilla đã kéo một cây thánh giá lên miệng núi lửa với hi vọng sẽ xóa sổ được thứ ông tin là Cổng địa ngục. Vào thời điểm đó, nhiều người đã tin vào một thế lực siêu nhiên đang điều khiển miệng núi này, khiến nó sục sôi không bao giờ có thể dập tắt được. Và đây cũng chính là lối vào địa ngục, nơi thần chết đang ngự trị.
Cánh cổng địa ngục của Thánh Patrick - Ireland


Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới
Tháp chuông Chapel

Cánh cổng địa ngục này nằm ở đảo Station, thuộc quần đảo Lough Derg, Bắc Ireland. Truyền thuyết xưa kể lại rằng khi Thánh Patrick tới đây giảng đạo, ông đã vấp phải thái độ ngờ vực, hoài nghi mạnh mẽ từ người dân bản xứ. Ông liền cầu cứu chúa Jesus và hỏi xem có cách nào lay chuyển được suy nghĩ ngoan cố của người dân, khiến họ tin vào những điều ông giảng đạo. Đức Chúa liền mở một cánh cổng dẫn đường tới nơi chuộc tội (luyện ngục). Một người đàn ông được đưa đến một chiếc hầm sâu, dài. Tại đây, người đàn ông này đã nhìn thấy những điều kinh khủng và lửa địa ngục đang chờ đợi những người không tin tưởng vào Chúa. Cái hầm này nằm ngay dưới Tháp chuông Chapel và được mọi người tin rằng là con đường dẫn xuống địa ngục.
Từ thế kỉ 12 trở đi, đảo Station thu hút rất nhiều tín đồ Công giáo đến gần để chiêm ngưỡng và cầu nguyện cạnh “cánh cổng” này. Sau đó, năm 1632 các lãnh chúa đã ra lệnh đóng cửa hang động và hầu hết các vết tích đã bị phá hủy.
Miệng núi lửa Hekla - Iceland

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Miệng núi lửa bắt đầu được biết đến như là một cánh cửa địa ngục khi nó phun trào lần đầu tiên vào năm 1104. Mỗi lần phun trào nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng rộng lớn gần 40km, tựa như không gian tối tăm của địa ngục. Nó còn được nhắc đến trong bài thơ của thánh Brendan như là một nhà tù giam giữ Judas, tông đồ đã phản bội chúa Jesus. Người ta còn nhìn thấy một con chim bay giữa những ngọn lửa ở bên trên miệng núi mà nhiều người mê tín vẫn gọi đó là những linh hồn của ma quỷ.
Núi Osore – Nhật Bản

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Núi Osore (Osorezan) được xem là một trong ba ngọn núi linh thiêng nhất Nhật Bản. Hai ngọn núi kia là Koyasan và Hieizan. Osorezan được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm bởi một vị tu sĩ Phật giáo. Cái tên Osore được dịch là “Núi Kinh Hoàng”, cũng một phần bởi cảnh quan đặc biệt của nó. Đây là khu vực có sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa và mùi lưu huỳnh nồng nặc trong không khí. Mặt đất thì chỉ có màu xám cằn cỗi, trên bề mặt có nhiều lỗ thoát hơi, phun bong bóng nước và phun nước nóng càng làm khung cảnh có phần ma mị. Truyền thuyết còn gọi Osore là lối vào địa ngục bởi nó sở hữu những yếu tố địa lý tương tự những mô tả về cõi âm ti trong Phật giáo. Tại Osorezan, có tám đỉnh núi bao quanh và một con sông, sông Sanzu No Kawa. Đây là con sông mà người Nhật tin là tất cả các linh hồn người chết phải vượt qua trên đường đến thế giới bên kia và thường được so sánh với con sông Styx trong thần thoại Hy Lạp cổ đại.
Hồ tử thần Avernus - Italia

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Hồ Avernus ở Italia từ lâu đã được thần thoại hóa như cửa ngõ vào thế giới bên kia. Truyền thuyết ở đây kể lại rằng, người anh hùng Virgil đã dũng cảm đi vào địa ngục để đưa người cha đã chết của mình quay lại. Chàng đã đi xuống một cửa hang đầy lửa và dũng cảm chiến đấu với ma quỷ, âm binh để cứu cha mình. Nhờ sự mưu trí và lòng quyết tâm, chàng đã cứu được cha mình. Diêm vương nổi giận nhấn chìm cánh cổng nối địa ngục và trần gian lại bằng cách tạo ra một hồ khổng lồ. Người dân nước Italia tin rằng, đó chính là hồ Avernus.
Cái tên Avernus xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ không có chim sinh sống”, theo đó mọi người tin rằng những con chim bay trên mặt hồ sẽ chết vì khói độc ở nơi đây. Không rõ trong lịch sử có chuyện này hay không nhưng với hiện tại thì đất lành chim vẫn đậu !
Hang động Cenotes ( người Maya)

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Người Maya chắc chắn đang sở hữu một con đường đến với địa ngục đẹp nhất trong danh sách này. Những tuyến đường thủy ngầm tự nhiên này nằm ở Mexico và Trung Mỹ, được cho rằng là nơi ở của thần mưa Chaak và là lối dẫn đến Xibalba – thế giới của người chết. Hang động được coi là cửa ngõ để kết nối giữa hai thế giới và là con đường quan trọng trong thế giới tâm linh của người Maya. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số ngôi đền của người Maya trong hang động ở gần khu vực Yucatan – một di tích được nhắc đến trong truyền thuyết về Xibalba. Tuy nhiên, hiện tại thì Cennote được biết đến như là một điểm đến du lịch hơn là cái tên đáng sợ “ Con đường địa ngục”.
Lâu đài Houska - Czech

Ghé thăm những “cánh cổng địa ngục” có thật trên khắp thế giới


Tương truyền, lâu đài Houska này được xây dựng trên một vị trí rất đặc biệt, nằm ngay trên một hố tử thần, có thể thông với thế giới người chết. Câu chuyện bắt nguồn vào khoảng thế kỉ 13, sau khi nghe tin về một cái hố địa ngục, quốc vương Ottokar II đã bắt những tù nhân của mình đi xuống đó và kể lại mọi sự việc anh ta nhìn thấy. Thật kì lạ, chỉ vài giây sau khi được đưa xuống, họ bắt đầu la hét dữ dội. Khi được kéo từ dưới hố lên, mọi người chỉ thấy anh ta già đi hơn chục tuổi với mái tóc bạc trắng, làn da nhăn nheo và lắp bắp về một sinh vật nửa người nửa quỷ ghê tợn. Sau đó, quốc vương Ottokar đã ra lệnh xây dựng lâu đài Houska ngay trên miệng hố mà không hề cung cấp nguồn nước, nhà bếp hay các vật dụng trong nhà… Truyền thuyết cũng kể lại rằng lâu đài không phải cho con người sinh sống, mà thực chất để giữ những con quỷ không thể lên trần gian. Tuy nhiên, mặc cho những câu chuyện quỷ quái xung quanh nó, lâu đài đã từng là một trụ sở hành chính và còn được cải tạo, mở rộng trong thời kỳ Phục Hưng. Hiện tại lâu đài Houska đang là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top