[Thảo luận] Các cụ cho ý kiến về Thanh cân bằng động cơ Outlander

dungblhk

Xe buýt
Biển số
OF-81102
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
616
Động cơ
421,675 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Như tiêu đề, e đang quan tâm đến món này, nghe đồn ổn định thân xe hơn. Các cụ cho ý kiến sau khi đã lắp


 
Chỉnh sửa cuối:

AT76

Xe điện
Biển số
OF-54148
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
2,814
Động cơ
472,648 Mã lực
Cái này em hóng thì có 2 luồng ý kiến:

1. Khen có thanh này cua ổn định, đi ngọt ngào hẳn

2. Tốn tiền, chỉ là ảo giác mua rồi tưởng tượng ra. Nếu tốt thế sao hãng nó không lắp luôn, đáng bao nhiêu đâu.

Nên e rằng cụ có hỏi cũng chỉ ra 2 ý thế này thôi. Tùy cụ quyết.
 

tab00

Xe điện
Biển số
OF-453446
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
3,652
Động cơ
246,140 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Strut bar có tác dụng tăng độ ổn định, giảm vặn thân xe nếu cụ vào cua gắt. Nếu cụ ko phải một tay đua drìft hay circuit thì đừng lắp phí tiền.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Lắp cái này thì lại gây ảnh hưởng lên thân vỏ
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
cụ giải ngố cho e cái. Lắp thanh này phân bổ lực sang cả 2 bên giảm sóc trước vậy lý do gì ảnh hưởng đến khung cụ ?
Nhà em chưa lắp, do đọc cái bài này nó giải thích. Do vậy nếu lắp thì lắp cả, chứ nhõn cái thanh trc thì lại gây hại thêm Với lại các dòng xe đc trang bị cân bằng điện tử rồi thì lắp cái này vào gây thêm sai số và cũng không giải quyết đc gì.

https://www.thesaigontimes.vn/63803/Gan-thanh-giang-tren-o-to-de-lam-gi

Gắn thanh giằng trên ô tô để làm gì?
Tuấn Kiệt
Thứ Năm, 20/10/2011, 13:42
(TBKTSG Online) - Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.


Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe - Ảnh: Ultraracing
Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.

Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Dưới đây là những loại thanh giằng phổ biến nhất, đã được sử dụng trên một số dòng xe ở Việt Nam.

1. Thanh giằng trước (Front strut bar) và thanh giằng dưới (Lower arm bar)


Trước khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety
Thanh giằng trước thường kết nối 2 đỉnh giảm xóc hai bên với nhau. Một trong những nhiệm vụ của thanh giằng trước là chia đều lực tác động cho hai bánh xe. Khi vào cua gấp, lực tác động sẽ dồn vào một bên và bên còn lại sẽ có xu hướng nảy lên, tạo ra hiện tượng rất nguy hiểm là lật xe.

Nhưng nếu sử dụng thanh giằng trước, việc một bên giật nảy lên là rất khó do đã được nối liền với bên còn lại. Ngoài ra, thanh giằng trước còn hạn chế hiện tượng văng bánh sau (Oversteer) khi vào cua. Hiện tượng này thường xảy ra với các xe dẫn động cầu sau. Thanh giằng trước sẽ làm cho phần đầu xe vững hơn, gắn kết chắc chắn hơn với thân xe và giảm bớt phần biến dạng giữa thân trước và thân sau.

Thanh giằng trước chỉ liên kết hai đỉnh đầu phuộc và kết nối phía trên ở hai bên. Tuy nhiên, phần phía dưới bao gồm các bộ phận quan trọng như các tay đòn, trục lái vẫn rất hay bị biến dạng do phải vào cua gấp, thay đổi biên độ đột ngột do mặt đường…

Do đó, thanh giằng dưới ra đời nhằm gia cố độ chắc chắn cho hệ thống treo, nhất là phần phía dưới trục bánh xe. Thanh chống lắc còn giảm thiểu hiện tượng uốn cong khung xe, giảm biên độ biến dạng của các tay đòn và giúp cho xe vào cua tốt hơn ở tốc độ cao.


Sau khi lắp thanh giằng trước và thanh giằng dưới khi vào góc cua - Ảnh: Gosafety
2. Thanh chống lắc trước (Anti-Roll Bar)


Trước khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety
Tương tự như thanh giằng trước, thanh chống lắc cũng có nhiệm vụ là cân bằng lực tác động ở hai bên của xe, giúp cho 4 bánh xe luôn áp xuống mặt đường và hạn chế tối đa khả năng lật xe. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa thanh chống lắc và thanh giằng dưới chính là cách lắp đặt. Nếu như thanh giằng dưới kết nối hệ thống treo ở hai bên thì thanh chống lắc lại được kết nối vào phía dưới của hai giảm xóc.


Sau khi gắn thanh chống lắc trước - Ảnh: Gosafety
3. Thanh cố định (Fender bar )


Trước khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety
Phần khung xe phía trước thường được thiết kế để chịu những tác động theo phương thẳng đứng thông qua hai giảm xóc. Tuy nhiên, có những trường hợp phần đầu thân xe không chỉ tác động theo phương thẳng đứng. Chằng hạn như khi tăng tốc hay thắng gấp, phần đầu thân xe có xu hướng dãn ra hay nén lại. Hoặc là khi cua gấp, đi qua đường gồ ghề… khung xe gần như bị uốn cong hoặc xóc mạnh. Do đó, thanh cố định ra đời để làm cho phần khung xe phía trước cứng cáp hơn và chịu các lực tác động theo duy nhất phương thằng đứng thông qua giảm sóc.


Sau khi lắp thanh cố định - Ảnh: Gosafety
4. Thanh chống dưới khung gầm (Side Lower Bar)


Trước khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety
Trên các đoạn đường xấu, khung gầm trung tâm thường bị ép cong với các mức độ khác nhau bởi việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau. Khi lắp thanh chống dưới khung gầm sẽ ổn định được việc chuyển trọng lượng giữa trước và sau, đồng thời cũng giảm thiểu thiệt hại từ các tác động bên.


Sau khi lắp thanh chống dưới gầm - Ảnh: Gosafety
Hiện nay các loại thanh giằng đã được bán tại Việt Nam tại nhiều showroom về linh kiện ô tô. Tuy nhiên, rất ít hãng chuyên về thanh giằng có nhà phân phối hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Nhãn hiệu đang được khách hàng tin dùng hiện nay là Ultra Racing, được phân phối qua công ty KTC Si & Trading. Không chỉ có rất nhiều loại thanh giằng khác nhau, Ultra Racing còn có đầy đủ sản phẩm dành riêng cho các dòng xe phổ biến tại Việt Nam như Toyota Innova/Yaris/Fortuner, Kia Forte/Koup/Carens/Morning, Honda Civic, Chevrolet Captiva/Cruze…

Giá cho nguyên bộ sản phẩm phụ thuộc vào từng dòng xe, nhưng biến động trong khoảng từ 9 -17 triệu đồng. Có lẽ với những chiếc xe thường xuyên được sử dụng trong đô thị thì số tiền trên là không cần thiết. Nhưng nếu bạn thường xuyên có những chuyến đi xa hoặc thường xuyên chạy xe ở tốc độ cao, thì bạn nên trang bị chúng để cải thiện khả năng vận hành cho chiếc xe của mình.

Nguồn: Gosafety và KTC-racing
 

neverbeeninlove

Đi bộ
Biển số
OF-208580
Ngày cấp bằng
2/9/13
Số km
6
Động cơ
316,760 Mã lực
Mấy thanh cân bằng này thường lắp ở các dòng xe sang một chút, như BMW M Series chẳng hạn. Các cụ search BMW M3 Engine Bay sẽ thấy khoang máy có thanh cân bằng.

Còn việc có cần lắp hay không thì em là người dùng em nói thật, các cụ thấy cần thì nên lắp, và lắp sẽ có hiệu quả tốt, nhưng là đối với từng dòng xe thôi. Vậy khi nào là cần:
1/ Các cụ khi đi thấy khi chuyển làn, chuyển hướng, ôm cua mà xe bồng bềnh, lắc lư, không tin lái
2/ Thiết kế của xe làm kiểu bồng bềnh lắc lư, ví dụ CX5, Tucson, Fortuner, làm người trên xe bị say lử mử

Còn nếu xe cảm giác nó chắc nịch rồi, ví dụ Focus, Escape, Explorer, Santafe thì cũng không cần lắm. Hoặc các cụ đi sedan cũng không cần.
Trước em đi Mẹc, Escape, XTrail, CRV cảm giác lái khá tự tin, mà lái sang Tucson sợ vãi đái ra quần vì vô lăng quá nhẹ và ảo. Thế là 1 thanh này tầm 3 triệu giải quyết đc vô cùng nhiều vấn đề.
 

neverbeeninlove

Đi bộ
Biển số
OF-208580
Ngày cấp bằng
2/9/13
Số km
6
Động cơ
316,760 Mã lực
Khi lắp vào tay lái nó sẽ nặng hơn 1 chút, cỡ chế độ Eco và Sport.
Còn mấy vấn đề về cân bằng điện tử (dựa trên độ bám đường của bánh xe do 3 hệ thống ABS, EBR, và điều khiển động cơ) thì em cũng thấy không có liên quan gì đến việc lắp thanh này.
 

Phucnm10

Xe đạp
Biển số
OF-775641
Ngày cấp bằng
27/4/21
Số km
13
Động cơ
37,430 Mã lực
Tuổi
48
Thế có nghĩa là đã lắp là phải lắp hết đủ bộ?
 

bubi

Xe buýt
Biển số
OF-444
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
650
Động cơ
582,542 Mã lực
Nếu xe chủ yếu chạy phố, ít khi đi đường xấu gồ ghề, thì lắp mấy thanh giằng này không thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, nếu dư chút tiền, lắp các thanh này sẽ tăng độ vững chắc khung gầm. Đi vào các đường xấu, thân xe vững chắc hơn nhiều. Đặc biệt khi chạy cao tốc, tầm 100-120 km/h, chuyển làn, vào cua thấy xe rất vững, lái chắc, không có hiện tượng văng đuôi xe.
 

bodan80

Xe hơi
Biển số
OF-80633
Ngày cấp bằng
19/12/10
Số km
144
Động cơ
416,907 Mã lực
Đã có nhiều bài về cái này rồi. Kết luận, xe có cân bằng tự động thì không lên lắp, lắp sẽ ảnh hưởng đến chế độ cân bằng của xe
 

bubi

Xe buýt
Biển số
OF-444
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
650
Động cơ
582,542 Mã lực
Đã có nhiều bài về cái này rồi. Kết luận, xe có cân bằng tự động thì không lên lắp, lắp sẽ ảnh hưởng đến chế độ cân bằng của xe
Tìm hiểu về Hệ thống Cân bằng Điện tử ESP, thì nó hoạt động dựa trên thông tin thu thập từ các cảm biến về tốc độ, góc lái, độ bám đường... Nếu thấy độ cân bằng của xe bị vượt giới hạn an toàn thì ESP sẽ can thiệp, như tăng lực phanh ở bánh nào đó, tăng/giảm lực đẩy từ động cơ đến bánh dẫn động... nhằm tăng độ cân bằng cho xe.
Vậy xem ra nó chẳng liên quan gì đến mấy thanh giằng gia cố độ vững chắc cho khung gầm. Hay nói cách khác là có lắp hay không lắp các thanh giằng thì cũng chẳng ảnh hưởng đến hệ thống ESP của xe.
 

bubi

Xe buýt
Biển số
OF-444
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
650
Động cơ
582,542 Mã lực
Thanh cân bằng động cơ mà đặt ở trên động cơ ạ? Vậy nó cân bằng kiểu gì nhỉ? Cụ nào thông não em phát :)
Quả thật, gọi là thanh cân bằng động cơ là không đúng.

Động cơ khi chạy có cân bằng (máy nổ có êm, có bị rung lắc) hay không, phụ thuộc vào thiết kế, kết cấu và chất lượng sản xuất của động cơ, và cách nó treo vào khung xe.

Việc lắp thêm các thanh giằng chỉ làm cho khung xe chắc hơn, ít vặn lắc hơn khi chạy trên đường gồ ghề, hoặc vào cua gắt. Nó hoàn toàn không làm cho động cơ chạy cân bằng hơn, mà có muốn cũng không được.

...
Cả hệ khung được thiết kế phụ thuộc lẫn nhau, nó được vặn vẹo trong giới hạn, bây giờ làm cứng lại 1 vài chỗ không được vặn vẹo thì liệu có ngon không. Kiểu như đi bộ mà tay phải nẹp vào đùi ấy (dù em thí dụ hơi cơ học).
...
Đúng là cả hệ khung được thiết kế phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể chia hệ khung thành 2 phần chính: phần TĨNH (khung) và phần ĐỘNG (hệ thống treo các bánh xe, động cơ, ống xả...).
Về lý thuyết, phần khung cần được làm cứng nhất có thể. Nhưng trên thực tế, họ chỉ sản xuất khung cứng ở mức chấp nhận được (không phải dùng sắt thép quá dầy, nặng xe, tốn xăng, hoặc không phải dùng các loại sắt thép cao cấp đắt tiền). Vì thế trong điều kiện vận hành phổ thông, độ cứng của khung là chấp nhận được. Tuy nhiên, khi đi đường xấu nhiều ổ gà ổ voi, hoặc vào cua gắt, khung có thể vặn vẹo, làm xe rung lắc, mất cân bằng. Việc lắp thêm các thanh giằng làm cho khung xe cứng hơn, chắc hơn, ít vặn lắc hơn trong những tình huống như vậy.
Còn về phần ĐỘNG, như các bánh xe treo vào khung, thì các thanh giằng sẽ không can thiệp vào độ thụt của nó. Chẳng ai ngu gì lại khóa cứng không cho các bánh xe thụt lên thụt xuống. Việc bánh sau treo độc lập hay treo phụ thuộc chẳng liên quan gì đến việc lắp các thanh giằng đang thảo luận ở đây. Vì như đã nói ở trên, các thanh giằng chỉ làm khung xe cứng hơn, không hề cấm hay hạn chế hệ thống treo hoạt động.
(Bánh sau treo độc lập hay treo phụ thuộc có cái hay và có cái dở. Treo độc lập xe chạy êm hơn, treo phụ thuộc xe chịu tải tốt hơn.)
 
Chỉnh sửa cuối:

hoanglongqn

Xe hơi
Biển số
OF-167311
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
105
Động cơ
346,252 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Em thấy chạy loanh quanh không cần thiết món này
 

bubi

Xe buýt
Biển số
OF-444
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
650
Động cơ
582,542 Mã lực
Em thấy chạy loanh quanh không cần thiết món này
Chỉ khi nào chạy trên cao tốc, tầm 70-80 km/h, mà vào cua hoặc chuyển làn mới thấy sự khác biệt, xe đầm chắc, không có cảm giác bung biêng.
 

kanishi

Xe container
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
5,218
Động cơ
396,168 Mã lực
Website
tcb100k.com
Để em lắp rồi trải nghiệm xem sao, có 900k một cái
 

Lucas_lee

Xe tăng
Biển số
OF-356318
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
1,694
Động cơ
777,463 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hóng ạ
 

bachikho

Xe tải
Biển số
OF-467282
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
450
Động cơ
205,168 Mã lực
Tuổi
50
tốt nhất các cụ mượn xe giống xe mình mà lắp rồi để chạy thử là biết ngay thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top