Nếu phương án giảm thuế của Bộ Công thương thành hiện thực, giá nhiều mẫu xe 5 chỗ dung tích dưới 2.0L đang ở mức trên 600 triệu đồng hiện nay sẽ giảm khoảng 110 triệu đồng mỗi chiếc.
Trong Đề án phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới trình Chính phủ, Bộ Công thương đã đưa ra phương án giảm thuế và lệ phí trước bạ cho xe 5 chỗ với cam kết ổn định lâu dài.
Theo bản Đề án, Bộ Công thương kiến nghị 3 phương án giảm thuế với dòng xe chiến lược mới, đó là xe du lịch 5 chỗ và xe tải. Phương án thứ nhất là giảm 30% với thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ với xe có dung tích xi-lanh dưới 2.0L sản xuất lắp ráp trong nước. Phương án thứ 2 là giảm 50% và phương án 3 là giảm 70% cho dòng xe chiến lược. Phương án 2 đã nhận được sự đồng tình của các cơ quan.
Nếu phương án 2 được thông, giá xe 5 chỗ dung tích dưới 2.0L hiện nay như Toyota Vios, Kia Forte, Ford Fiesta… đang ở mức trung bình 600 triệu đồng sẽ giảm khoảng 110 triệu đồng, đồng thời người mua xe cũng bớt được từ 30 – 45 triệu đồng tiền đăng ký trước bạ tùy địa phương. Với những người mơ ước lâu nay có xe ôtô nhưng không đủ tiềm lực tài chính, đây có thể là cơ hội tiếp cận với các dòng xe 5 chỗ cỡ nhỏ có giá dưới 400 triệu đồng hiện nay như Chevrolet Spark, Kia Morning.
Tuy nhiên, thời điểm thực hiện sớm nhất có thể là từ năm 2014 do Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ còn phải tiếp tục xây dựng Đề án hoàn chỉnh trình Chính phủ. Trong khi đó áp lực từ cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan khu vực AFTA vào năm 2018 mà Việt Nam là thành viên sẽ trở thành khó khăn lớn nhất với chiến lược Công nghiệp ôtô mới khi xe nhập ASEAN còn từ 0-5%. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của xe lắp trong nước còn khá thấp, chưa vượt quá 10%. Cộng với chiều hướng đi xuống của tình hình kinh doanh trong thời gian qua do ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế và chính sách thuế phí “sớm nắng chiều mưa”, nhiều nhà sản xuất không buồn mở rộng thêm chủng loại xe lắp ráp mà chuyển sang nhập xe đơn thuần.
Ở lĩnh vực xe tải, việc giảm thuế cho xe lắp ráp trong nước có thể lại thành cơ hội của các nhà sản xuất linh kiện… Trung Quốc. Ngoài ra hiện nay, xe tải cỡ lớn của Trung Quốc cũng đang chiếm lĩnh thị trường. Năm 2012, có 3.900 xe Trung Quốc (chủ yếu là xe tải) được nhập, nhưng trị giá tới 149,5 triệu USD, trong khi toàn bộ 11.800 xe Hàn Quốc nhập khẩu (phần lớn là xe 7 chỗ trở xuống) cũng mới đạt 155 triệu USD. Khi hiệp ước thương mại Trung Quốc ASEAN (CAFTA) có hiệu lực từ 2015, con số này có thể còn tăng lên nhiều lần.
Dẫu vậy, bên cạnh các nguy cơ kể trên, vẫn còn có hy vọng về việc các chính sách đúng đắn và được thực hiện nhất quán, xuyên suốt sẽ giúp mở rộng thị trường ôtô trong nước lên tầm 400 nghìn xe trong vài năm tới, tức là gấp đôi mức cao nhất đã đạt được từ trước tới nay vào năm 2010. Nếu được như thế, dù không thể làm sống lại giấc mơ công nghiệp ôtô Việt Nam vốn tưởng đã lụi tàn trong vài năm ngắn ngủi sắp tới thì cũng sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.
Nguồn: sống mới
P/s: em rất mong ngày đó đến thật nhanh, dẫu có thể chỉ là giấc mơ!
Trong Đề án phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới trình Chính phủ, Bộ Công thương đã đưa ra phương án giảm thuế và lệ phí trước bạ cho xe 5 chỗ với cam kết ổn định lâu dài.
Theo bản Đề án, Bộ Công thương kiến nghị 3 phương án giảm thuế với dòng xe chiến lược mới, đó là xe du lịch 5 chỗ và xe tải. Phương án thứ nhất là giảm 30% với thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ với xe có dung tích xi-lanh dưới 2.0L sản xuất lắp ráp trong nước. Phương án thứ 2 là giảm 50% và phương án 3 là giảm 70% cho dòng xe chiến lược. Phương án 2 đã nhận được sự đồng tình của các cơ quan.
Nếu phương án 2 được thông, giá xe 5 chỗ dung tích dưới 2.0L hiện nay như Toyota Vios, Kia Forte, Ford Fiesta… đang ở mức trung bình 600 triệu đồng sẽ giảm khoảng 110 triệu đồng, đồng thời người mua xe cũng bớt được từ 30 – 45 triệu đồng tiền đăng ký trước bạ tùy địa phương. Với những người mơ ước lâu nay có xe ôtô nhưng không đủ tiềm lực tài chính, đây có thể là cơ hội tiếp cận với các dòng xe 5 chỗ cỡ nhỏ có giá dưới 400 triệu đồng hiện nay như Chevrolet Spark, Kia Morning.
Tuy nhiên, thời điểm thực hiện sớm nhất có thể là từ năm 2014 do Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ còn phải tiếp tục xây dựng Đề án hoàn chỉnh trình Chính phủ. Trong khi đó áp lực từ cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan khu vực AFTA vào năm 2018 mà Việt Nam là thành viên sẽ trở thành khó khăn lớn nhất với chiến lược Công nghiệp ôtô mới khi xe nhập ASEAN còn từ 0-5%. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của xe lắp trong nước còn khá thấp, chưa vượt quá 10%. Cộng với chiều hướng đi xuống của tình hình kinh doanh trong thời gian qua do ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế và chính sách thuế phí “sớm nắng chiều mưa”, nhiều nhà sản xuất không buồn mở rộng thêm chủng loại xe lắp ráp mà chuyển sang nhập xe đơn thuần.
Ở lĩnh vực xe tải, việc giảm thuế cho xe lắp ráp trong nước có thể lại thành cơ hội của các nhà sản xuất linh kiện… Trung Quốc. Ngoài ra hiện nay, xe tải cỡ lớn của Trung Quốc cũng đang chiếm lĩnh thị trường. Năm 2012, có 3.900 xe Trung Quốc (chủ yếu là xe tải) được nhập, nhưng trị giá tới 149,5 triệu USD, trong khi toàn bộ 11.800 xe Hàn Quốc nhập khẩu (phần lớn là xe 7 chỗ trở xuống) cũng mới đạt 155 triệu USD. Khi hiệp ước thương mại Trung Quốc ASEAN (CAFTA) có hiệu lực từ 2015, con số này có thể còn tăng lên nhiều lần.
Dẫu vậy, bên cạnh các nguy cơ kể trên, vẫn còn có hy vọng về việc các chính sách đúng đắn và được thực hiện nhất quán, xuyên suốt sẽ giúp mở rộng thị trường ôtô trong nước lên tầm 400 nghìn xe trong vài năm tới, tức là gấp đôi mức cao nhất đã đạt được từ trước tới nay vào năm 2010. Nếu được như thế, dù không thể làm sống lại giấc mơ công nghiệp ôtô Việt Nam vốn tưởng đã lụi tàn trong vài năm ngắn ngủi sắp tới thì cũng sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.
Nguồn: sống mới
P/s: em rất mong ngày đó đến thật nhanh, dẫu có thể chỉ là giấc mơ!