- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,273
- Động cơ
- 226,504 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Nghe tên đã không hợp rồi, không rõ ai dám mua không các cụ
BYD Tang sẽ không đổi tên khi vào thị trường Việt Nam
Đại diện BYD lý giải việc đổi tên sẽ tốn nửa năm để thực hiện, trong khi hãng muốn khách Việt trải nghiệm sản phẩm sớm nhất có thể.
Hãng xe Trung Quốc BYD trong tháng 7 đã bước chân vào thị trường Việt Nam với 3 dòng xe thuần điện bán chạy của hãng, là hatchback cỡ B Dolphin, crossover cỡ B+ Atto 3, và sedan cỡ D Seal. Vào tháng 10, BYD sẽ ra mắt thêm mẫu SUV cỡ D thuần điện có tên gọi là Tang. Tên gọi của xe đã tạo ra nhiều sự tranh cãi ở thị trường Việt Nam.
SUV cỡ D thuần điện BYD Tang. Ảnh: BYD
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
SUV cỡ D thuần điện BYD Tang. Ảnh: BYD
Tên gọi Tang của mẫu xe này có nghĩa là Đường, là triều đại thịnh vượng nhất trong tất cả triều đại lớn của Trung Quốc. Tang là mẫu xe thứ 2 trong dòng "Dynasty" của BYD, sau mẫu xe Qin (Tần), điểm chung của các mẫu xe này là được đặt tên theo các triều đại của đất nước tỷ dân.
Tuy nhiên, theo phiên âm tiếng Việt, "tang" mang ý nghĩa về sự đau thương, chết chóc, do đó có thể trở thành rào cản khiến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên khó hơn. Ông Võ Minh Lực - Giám đốc điều hành BYD Việt Nam, cho biết hãng biết rõ về vấn đề này, tuy nhiên vẫn sẽ giữ nguyên tên gọi của BYD Tang khi ra mắt ở thị trường Việt Nam.
"Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về vấn đề tên gọi này, và việc đổi tên cho sản phẩm sẽ phải tốn ít nhất 6 tháng cho quá trình pháp lý. Do đó BYD Tang vẫn sẽ giữ nguyên tên gốc của xe cho thị trường Việt Nam, nhằm đồng bộ với tên sản phẩm ở các thị trường quốc tế", ông Lực giải thích.
Ông cho biết thêm rằng mục tiêu phân phối BYD Tang giai đoạn đầu là để khách hàng nhanh chóng được tiếp cận sản phẩm mới nhất của hãng, và không đặt nặng về mục tiêu doanh số của sản phẩm. Nếu phải chờ 6 tháng để đổi tên, khách Việt phải chờ lâu hơn để có thể trải nghiệm sản phẩm. Do đó, BYD Việt Nam đã quyết định giữ nguyên tên gọi này.
Việc đổi tên cho các mẫu xe để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa ở từng thị trường đã diễn ra từ lâu trong ngành ôtô. Ví dụ như mẫu Mitsubishi Pajero khi bước vào thị trường Tây Ban Nha đã đổi tên thành Montero, vì Pajero theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là kẻ biến thái.
Một ví dụ khác là mẫu xe Buick LaCrosse ban đầu được bán với tên gọi Buick Allure ở Canada, vì "crosse" là một từ thô tục có thể mang nghĩa là "lừa đảo" hoặc "thủ dâm", tùy thuộc vào ngữ cảnh, trong tiếng lóng tiếng Pháp.
Hồ Tân - vnexpress
BYD Tang sẽ không đổi tên khi vào thị trường Việt Nam
Đại diện BYD lý giải việc đổi tên sẽ tốn nửa năm để thực hiện, trong khi hãng muốn khách Việt trải nghiệm sản phẩm sớm nhất có thể.
Hãng xe Trung Quốc BYD trong tháng 7 đã bước chân vào thị trường Việt Nam với 3 dòng xe thuần điện bán chạy của hãng, là hatchback cỡ B Dolphin, crossover cỡ B+ Atto 3, và sedan cỡ D Seal. Vào tháng 10, BYD sẽ ra mắt thêm mẫu SUV cỡ D thuần điện có tên gọi là Tang. Tên gọi của xe đã tạo ra nhiều sự tranh cãi ở thị trường Việt Nam.
SUV cỡ D thuần điện BYD Tang. Ảnh: BYD
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
SUV cỡ D thuần điện BYD Tang. Ảnh: BYD
Tên gọi Tang của mẫu xe này có nghĩa là Đường, là triều đại thịnh vượng nhất trong tất cả triều đại lớn của Trung Quốc. Tang là mẫu xe thứ 2 trong dòng "Dynasty" của BYD, sau mẫu xe Qin (Tần), điểm chung của các mẫu xe này là được đặt tên theo các triều đại của đất nước tỷ dân.
Tuy nhiên, theo phiên âm tiếng Việt, "tang" mang ý nghĩa về sự đau thương, chết chóc, do đó có thể trở thành rào cản khiến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên khó hơn. Ông Võ Minh Lực - Giám đốc điều hành BYD Việt Nam, cho biết hãng biết rõ về vấn đề này, tuy nhiên vẫn sẽ giữ nguyên tên gọi của BYD Tang khi ra mắt ở thị trường Việt Nam.
"Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về vấn đề tên gọi này, và việc đổi tên cho sản phẩm sẽ phải tốn ít nhất 6 tháng cho quá trình pháp lý. Do đó BYD Tang vẫn sẽ giữ nguyên tên gốc của xe cho thị trường Việt Nam, nhằm đồng bộ với tên sản phẩm ở các thị trường quốc tế", ông Lực giải thích.
Ông cho biết thêm rằng mục tiêu phân phối BYD Tang giai đoạn đầu là để khách hàng nhanh chóng được tiếp cận sản phẩm mới nhất của hãng, và không đặt nặng về mục tiêu doanh số của sản phẩm. Nếu phải chờ 6 tháng để đổi tên, khách Việt phải chờ lâu hơn để có thể trải nghiệm sản phẩm. Do đó, BYD Việt Nam đã quyết định giữ nguyên tên gọi này.
Việc đổi tên cho các mẫu xe để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa ở từng thị trường đã diễn ra từ lâu trong ngành ôtô. Ví dụ như mẫu Mitsubishi Pajero khi bước vào thị trường Tây Ban Nha đã đổi tên thành Montero, vì Pajero theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là kẻ biến thái.
Một ví dụ khác là mẫu xe Buick LaCrosse ban đầu được bán với tên gọi Buick Allure ở Canada, vì "crosse" là một từ thô tục có thể mang nghĩa là "lừa đảo" hoặc "thủ dâm", tùy thuộc vào ngữ cảnh, trong tiếng lóng tiếng Pháp.
Hồ Tân - vnexpress