Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga sẽ được phủ 3 gam vàng lên khoang lái để giúp máy bay có thể tàng hình với các tín hiệu sóng radar và trinh sát điện tử.
Người Nga sẽ ứng dụng những thành tựu công nghệ hàng không tiên tiến nhất, trong đó, vàng được dùng làm vật liệu tăng cường khả năng "vô hình" của máy bay.
ONPP Technology, công ty công nghệ ở Obninsk (Nga), một bộ phận phát triển dự án máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm PAK FA cùng với công ty Sukhoi sẽ thực hiện công việc phủ lớp vàng lên buồng lái kính của máy bay Su-T-50.
Với lớp vàng được mạ, buồng lái máy bay sẽ không phản xạ tín hiệu radar phòng không của đối phương, và các thiết bị điện tử trên trên khoang của PAK FA sẽ “vô hình” với các phương tiện trinh sát điện tử.
Theo chuyên gia Vladimir Vikulina, thiết kế trưởng của ONPP Technology, buồng lái kính của máy bay sẽ được phủ nhiều lớp vàng, độ dày mỗi lớp không quá 20 nm và độ dày sau khi phủ nhiều lớp vàng là 90 nm. Công nghệ này làm giảm mức độ bộc lộ tín hiệu vô tuyến của các thiết bị điện tử trên khoang tới 250 lần. Ngoài vàng, indi và thiếc cũng sẽ được sử dụng để phủ lên buồng lái.
Việc phủ vàng lên buồng kính sẽ ngăn cản tác động của các sóng bức xạ lên các vật liệu polyme bên trong, bởi tác động của tia bức xạ lên còn có thể tạo ra các nguy cơ mất an toàn bay. Một ví dụ điển hình là trường hợp dây bảo hiểm polymer bị lão hóa khiến một phi công Ấn Độ thiệt mạng khi phóng ra khỏi buồng lái từ ghế thoát hiểm vào nam 2010.
Một lớp phủ bảo vệ vòm kính cũng được tiến hành trong môi trường chân không bằng một thiết bị từ trường đặc biệt. Tác giả của ý tưởng phát minh này là Công trình sư Oleg Prosovsky đã nhận được một giải thưởng từ Chính phủ Nga.
Dự kiến, các máy bay Su-T-50 sẽ được trang bị vòm kính mới sau khi thử nghiệm. Chi phí của công việc này chưa được xác định, tuy nhiên, theo ông Vukulina, máy bay sẽ chỉ cần phủ từ 2 tới 3 gam vàng.
Với lớp kính phủ vàng, tín hiệu radar khi tiếp xúc với vòm kính sẽ được hấp thụ gần như hoàn toàn.
Ngoài ra, nhà thiết kế cũng đã thực hiện được giải pháp làm "tàng hình" ở phần động cơ của máy bay.
Đến nay, đã có ba mẫu thử nghiệm của máy bay Su-T-50, và đã thực hiện được hơn 120 chuyến bay thử nghiệm. 10 máy bay Su-T-50 đầu tiên do công ty Sukhoi chế tạo sẽ được bàn giao cho Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đạo tạo phi công Lipetsk.
Bộ Quốc phòng Nga dự định mua 60 máy bay chiến đấu loại này, trong đó không bao gồm các mẫu thử nghiệm. Trong khi đó, Không quân Nga cho rằng họ sẽ cần khoảng 150 máy bay Su-T-50.
chi tiết vui lòng xem tại đây:
Người Nga sẽ ứng dụng những thành tựu công nghệ hàng không tiên tiến nhất, trong đó, vàng được dùng làm vật liệu tăng cường khả năng "vô hình" của máy bay.
ONPP Technology, công ty công nghệ ở Obninsk (Nga), một bộ phận phát triển dự án máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm PAK FA cùng với công ty Sukhoi sẽ thực hiện công việc phủ lớp vàng lên buồng lái kính của máy bay Su-T-50.
Với lớp vàng được mạ, buồng lái máy bay sẽ không phản xạ tín hiệu radar phòng không của đối phương, và các thiết bị điện tử trên trên khoang của PAK FA sẽ “vô hình” với các phương tiện trinh sát điện tử.
Theo chuyên gia Vladimir Vikulina, thiết kế trưởng của ONPP Technology, buồng lái kính của máy bay sẽ được phủ nhiều lớp vàng, độ dày mỗi lớp không quá 20 nm và độ dày sau khi phủ nhiều lớp vàng là 90 nm. Công nghệ này làm giảm mức độ bộc lộ tín hiệu vô tuyến của các thiết bị điện tử trên khoang tới 250 lần. Ngoài vàng, indi và thiếc cũng sẽ được sử dụng để phủ lên buồng lái.
Việc phủ vàng lên buồng kính sẽ ngăn cản tác động của các sóng bức xạ lên các vật liệu polyme bên trong, bởi tác động của tia bức xạ lên còn có thể tạo ra các nguy cơ mất an toàn bay. Một ví dụ điển hình là trường hợp dây bảo hiểm polymer bị lão hóa khiến một phi công Ấn Độ thiệt mạng khi phóng ra khỏi buồng lái từ ghế thoát hiểm vào nam 2010.
Một lớp phủ bảo vệ vòm kính cũng được tiến hành trong môi trường chân không bằng một thiết bị từ trường đặc biệt. Tác giả của ý tưởng phát minh này là Công trình sư Oleg Prosovsky đã nhận được một giải thưởng từ Chính phủ Nga.
Dự kiến, các máy bay Su-T-50 sẽ được trang bị vòm kính mới sau khi thử nghiệm. Chi phí của công việc này chưa được xác định, tuy nhiên, theo ông Vukulina, máy bay sẽ chỉ cần phủ từ 2 tới 3 gam vàng.
Ngoài ra, nhà thiết kế cũng đã thực hiện được giải pháp làm "tàng hình" ở phần động cơ của máy bay.
Đến nay, đã có ba mẫu thử nghiệm của máy bay Su-T-50, và đã thực hiện được hơn 120 chuyến bay thử nghiệm. 10 máy bay Su-T-50 đầu tiên do công ty Sukhoi chế tạo sẽ được bàn giao cho Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đạo tạo phi công Lipetsk.
Bộ Quốc phòng Nga dự định mua 60 máy bay chiến đấu loại này, trong đó không bao gồm các mẫu thử nghiệm. Trong khi đó, Không quân Nga cho rằng họ sẽ cần khoảng 150 máy bay Su-T-50.
chi tiết vui lòng xem tại đây: