- Biển số
- OF-359822
- Ngày cấp bằng
- 24/3/15
- Số km
- 3,530
- Động cơ
- 290,437 Mã lực
Đường đất, trời hè nắng nóng, bụi mịt mờ khi xe qua, càng làm tăng cái cảm giác mệt mỏi. Đã vậy thùng xe nhỏ nhưng khách thì đông. Lúc ấy chỉ tính số khách đứng bám chỗ đuôi xe thôi chắc cũng gần mươi người ( tôi nhớ áng chừng như vậy. Vì lúc đó tôi mới học lớp 5 thôi).
Xe đi chậm lắm vì chở nặng. Đường quanh co lắc lư làm bao người say xe dữ lắm. Đến một nơi nào đó thì xe dừng. Nghe tiếng la tất cả xuống xe. Tôi mò ra được khỏi xe nhảy xuống đất thì thấy có mấy chú công an áo vàng đang đi tới.
Trong số người từ xe xuống, có mấy cô xách trên tay mình từng chai nhỏ dúi vào tay cho những người khác:
- anh, chị, em giữ dùm một chai này với. Có hỏi thì nói của nhà dùm tôi nhen.
Có người ngần ngại. Nhưng sau đó thì hàu như ai cũng giúp cho mấy cô đó. Công an đến kiểm tra trên xe, tìm kiếm thấy không có gì rồi cho xe đi.
Sau khi lên xe thì những hành khách khi nãy bắt đầu trả lại những cái chai nước kia cho mấy cô đó. Nghe người lớn nói chuyện tôi mới hiểu những chai nước đó là rượu đế. Rượu được nấu từ xuôi đem lên miền ngược bán. Nhưng lúc đó rượu cũng như một số mặt hàng nông sản khác được cấm giao dịch.
Vậy mà tương kế tựu kế, mấy cô buôn rượu vẫn có thể đưa được rượu lên miền ngược.
Những hành khách giúp đỡ kia cũng rất vô tư:
- cấm rượu vậy nên đi hỏi vợ cho con cũng không lấy đâu ra rượu mà hỏi.
Tôi nghe họ nói chuyện với nhau trên xe như vậy. Có lẽ vì sự thông cảm và từ nhu cầu cuộc sống nên họ giúp nhau "trốn công an" một cách vô tư mà không sợ liên luỵ.
..............
Ngày nay rượu, bia là một trong những mặt hàng có doanh thu và đóng góp thuế rất nhiều cho nhà nước.
Ngày xưa chỉ có nam mới dùng rượu, thì bây giờ nữ cũng rất bình đẳng trong các cuộc vui " không say không về".
Chợt nhớ về "rượu" đế đã từng có "giá" và quí hiếm như thế nào ở một thời kì.
Nhắc lại thấy vui vui.
Nguồn : Chuyện làng quê Vanhoavaphattrien.vn
Xe đi chậm lắm vì chở nặng. Đường quanh co lắc lư làm bao người say xe dữ lắm. Đến một nơi nào đó thì xe dừng. Nghe tiếng la tất cả xuống xe. Tôi mò ra được khỏi xe nhảy xuống đất thì thấy có mấy chú công an áo vàng đang đi tới.
Trong số người từ xe xuống, có mấy cô xách trên tay mình từng chai nhỏ dúi vào tay cho những người khác:
- anh, chị, em giữ dùm một chai này với. Có hỏi thì nói của nhà dùm tôi nhen.
Có người ngần ngại. Nhưng sau đó thì hàu như ai cũng giúp cho mấy cô đó. Công an đến kiểm tra trên xe, tìm kiếm thấy không có gì rồi cho xe đi.
Sau khi lên xe thì những hành khách khi nãy bắt đầu trả lại những cái chai nước kia cho mấy cô đó. Nghe người lớn nói chuyện tôi mới hiểu những chai nước đó là rượu đế. Rượu được nấu từ xuôi đem lên miền ngược bán. Nhưng lúc đó rượu cũng như một số mặt hàng nông sản khác được cấm giao dịch.
Vậy mà tương kế tựu kế, mấy cô buôn rượu vẫn có thể đưa được rượu lên miền ngược.
Những hành khách giúp đỡ kia cũng rất vô tư:
- cấm rượu vậy nên đi hỏi vợ cho con cũng không lấy đâu ra rượu mà hỏi.
Tôi nghe họ nói chuyện với nhau trên xe như vậy. Có lẽ vì sự thông cảm và từ nhu cầu cuộc sống nên họ giúp nhau "trốn công an" một cách vô tư mà không sợ liên luỵ.
..............
Ngày nay rượu, bia là một trong những mặt hàng có doanh thu và đóng góp thuế rất nhiều cho nhà nước.
Ngày xưa chỉ có nam mới dùng rượu, thì bây giờ nữ cũng rất bình đẳng trong các cuộc vui " không say không về".
Chợt nhớ về "rượu" đế đã từng có "giá" và quí hiếm như thế nào ở một thời kì.
Nhắc lại thấy vui vui.
Nguồn : Chuyện làng quê Vanhoavaphattrien.vn