Cho đến thời điểm này, sau gần 1 năm ra mắt, cái gọi là “siêu phẩm hàng đầu thế giới” như cách mà ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav, nói về Bphone đã chìm vào quên lãng với sự thất bại rõ ràng.
Từng được nhà sản xuất khẳng định "điện thoại đẹp hơn cả iPhone" trong thời điểm ra mắt vào cuối tháng 5-2015, Bphone được ví như một bước ngoặt lớn cho ngành Công nghệ thông tin Việt Nam.
Thậm chí, có cả một trào lưu được thúc đẩy trên mạng xã hội với thông điệp mang tính cực đoan: Mua Bphone là yêu nước.
Tuy nhiên, tất cả những chiêu PR, marketing ấy không thể khiến khách hàng bỏ tiền ra mua một sản phẩm không tương xứng với số tiền bỏ ra trong khi bị phàn nàn quá nhiều về chất lượng.
Hiệu ứng marketing quá đà của BKAV đối với Bphone đã gây ra tác dụng ngược.
Ông Nguyễn Tử Quảng cầm hai chiếc điện thoại trên tay và cho rằng “BPhone đẹp, cá tính hơn iPhone 6” song ai cũng dễ dàng nhận ra, Bphone còn phải có một quá trình phát triển rất lâu nữa mới đạt đẳng cấp của iPhone đã được cả thế giới thừa nhận.
Ông Nguyễn Tử Quảng giới thiệu về Bphone
Những nhược điểm của Bphone lần lượt bị chính cộng đồng IT bóc mẽ, phơi bày trên mạng xã hội khiến sản phẩm này nhanh chóng bị khách hàng quay lưng dù đã nhấn mạnh đến nguồn gốc “Made in VietNam”.
BPhone khẳng định là chiếc điện thoại an toàn nhất thế giới nhưng lại bị root trong vòng 1 phút 30 giây.
Bphone cũng được giới thiệu là một trong số ít smarphone sở hữu camera hiện đại chụp ảnh trước lấy nét sau. Nhưng bức ảnh giới thiệu tính năng này của BPhone lại không phải do Bphone chụp mà là hình lấy trên mạng.
Bphone dùng mác “Made in VietNam” song đây lại là một sản phẩm “liên hiệp quốc”, BKAV lắp ráp ở Việt Nam chứ không phải BKAV sản xuất toàn bộ chiếc điện thoại.
Bphone tuyên bố chỉ bán online và đã phải thay đổi quan điểm này sau đó do doanh số quá thấp. Tuy nhiên, việc bán lẻ trực tiếp tại những cửa hàng cũng không mang lại cho Bphone 1 hy vọng nào.
Từ gần 9,99 triệu, và đến nay giảm chỉ còn 8 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất song Bphone cũng không khiến khách hàng móc hầu bao ra để sử dụng “siêu phẩm” này.
Nguyễn Tử Quảng với câu nói: Thật tuyệt vời, không thể tin được!
Đỉnh điểm của sự mất giá này là vào ngày 14/4/2016, 1 đại lý điện thoại di động tại Hà Nội quyết định bán điện thoại BPhone đã qua sử dụng với giá dưới 2 triệu đồng.
Nhiều người trên mạng xã hội coi đây là cái giá thể hiện cho sự thất bại hoàn toàn của Bphone.
Sau gần 1 năm, “quả bom” của làng công nghệ đã thành… bom xịt theo đúng nghĩa. Dĩ nhiên, điều này không ảnh hưởng gì tới lòng yêu nước của người dân cả!
Bphone có tác dụng là có thể mang lại cho BKAV bài học về sự chân thành cùng khách hàng của mình, với điều kiện họ phải biết cúi xuống để lắng nghe.
http://tieudungplus.vn/dien-thoai-bphone-sau-gan-1-nam-ra-mat-bom-xit-9538.html
Từng được nhà sản xuất khẳng định "điện thoại đẹp hơn cả iPhone" trong thời điểm ra mắt vào cuối tháng 5-2015, Bphone được ví như một bước ngoặt lớn cho ngành Công nghệ thông tin Việt Nam.
Thậm chí, có cả một trào lưu được thúc đẩy trên mạng xã hội với thông điệp mang tính cực đoan: Mua Bphone là yêu nước.
Tuy nhiên, tất cả những chiêu PR, marketing ấy không thể khiến khách hàng bỏ tiền ra mua một sản phẩm không tương xứng với số tiền bỏ ra trong khi bị phàn nàn quá nhiều về chất lượng.
Hiệu ứng marketing quá đà của BKAV đối với Bphone đã gây ra tác dụng ngược.
Ông Nguyễn Tử Quảng cầm hai chiếc điện thoại trên tay và cho rằng “BPhone đẹp, cá tính hơn iPhone 6” song ai cũng dễ dàng nhận ra, Bphone còn phải có một quá trình phát triển rất lâu nữa mới đạt đẳng cấp của iPhone đã được cả thế giới thừa nhận.
Ông Nguyễn Tử Quảng giới thiệu về Bphone
Những nhược điểm của Bphone lần lượt bị chính cộng đồng IT bóc mẽ, phơi bày trên mạng xã hội khiến sản phẩm này nhanh chóng bị khách hàng quay lưng dù đã nhấn mạnh đến nguồn gốc “Made in VietNam”.
BPhone khẳng định là chiếc điện thoại an toàn nhất thế giới nhưng lại bị root trong vòng 1 phút 30 giây.
Bphone cũng được giới thiệu là một trong số ít smarphone sở hữu camera hiện đại chụp ảnh trước lấy nét sau. Nhưng bức ảnh giới thiệu tính năng này của BPhone lại không phải do Bphone chụp mà là hình lấy trên mạng.
Bphone dùng mác “Made in VietNam” song đây lại là một sản phẩm “liên hiệp quốc”, BKAV lắp ráp ở Việt Nam chứ không phải BKAV sản xuất toàn bộ chiếc điện thoại.
Bphone tuyên bố chỉ bán online và đã phải thay đổi quan điểm này sau đó do doanh số quá thấp. Tuy nhiên, việc bán lẻ trực tiếp tại những cửa hàng cũng không mang lại cho Bphone 1 hy vọng nào.
Từ gần 9,99 triệu, và đến nay giảm chỉ còn 8 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất song Bphone cũng không khiến khách hàng móc hầu bao ra để sử dụng “siêu phẩm” này.
Nguyễn Tử Quảng với câu nói: Thật tuyệt vời, không thể tin được!
Đỉnh điểm của sự mất giá này là vào ngày 14/4/2016, 1 đại lý điện thoại di động tại Hà Nội quyết định bán điện thoại BPhone đã qua sử dụng với giá dưới 2 triệu đồng.
Nhiều người trên mạng xã hội coi đây là cái giá thể hiện cho sự thất bại hoàn toàn của Bphone.
Sau gần 1 năm, “quả bom” của làng công nghệ đã thành… bom xịt theo đúng nghĩa. Dĩ nhiên, điều này không ảnh hưởng gì tới lòng yêu nước của người dân cả!
Bphone có tác dụng là có thể mang lại cho BKAV bài học về sự chân thành cùng khách hàng của mình, với điều kiện họ phải biết cúi xuống để lắng nghe.
http://tieudungplus.vn/dien-thoai-bphone-sau-gan-1-nam-ra-mat-bom-xit-9538.html