- Biển số
- OF-307745
- Ngày cấp bằng
- 14/2/14
- Số km
- 490
- Động cơ
- 305,212 Mã lực
em hóng vụ này các bác ạ
thấy link trên afamily , sao mọi người không nói chuyẹn thẳng vớ nhau mà đến 7 tháng vẫn không giải quyết được nhỉ, trách nhiệm BQL ở đâu nhỉ
http://afamily.vn/xa-hoi/bo-ty-dong-mua-chung-cu-7-thang-lien-cay-dang-hung-nuoc-tieu-hang-xom-20151022111217307.chn
Bỏ tỷ đồng mua chung cư, 7 tháng liền cay đắng hứng… nước tiểu hàng xóm
Gần 7 tháng nay, mỗi sáng mở cửa ban công, chị Hiền lại phải bụm miệng vì mùi nước tiểu nồng nặc. Báo ban quản lý, “kêu khóc” với ban quản trị, “van nài” trên group chung cư… mãi chẳng ăn thua. Giờ chị Hiền chỉ biết… than trời!
Nhiều người trẻ vẫn thường rỉ tai nhau, ở thành phố hiện nay sống ở chung cư mới là thời thượng, hiện đại. Bởi, chung cư giúp giảm thiểu lo lắng an ninh, mọi thành viên trong gia đình có không gian sinh hoạt chung nên gần gũi hơn, lại có ánh sáng chứ không “bí xì xị” như nhiều nhà đất, và nhất là, với một khoản tiền không quá lớn cũng đủ để tậu cho mình một căn hộ tại nơi Thủ đô đắt đỏ. Tuy nhiên, không ít người sau vài năm sống tại chung cư rơi vào cảnh… vỡ mộng. Theo đó, vấn đề được những “cư dân chung cư” than vãn nhiều nhất chính là ý thức của… hàng xóm.
Câu chuyện của chị Hoàng Thị Hiền (36 tuổi), một hộ dân sống tại khu chung cư Q. – một chung cư thuộc hàng cao cấp tại Quận Hà Đông, Hà Nội, là một minh chứng rõ ràng cho thấy ý thức yếu kém của một bộ phận cư dân chung cư.
Giữa năm 2012, sau nhiều năm gom góp, vợ chồng chị Hiền tiết kiệm đựợc một khoản tiền để mua nhà. Cân nhắc khá kỹ, anh chị chọn chung cư Q. – một chung cư hội đủ tiêu chuẩn anh chị đặt ra - nằm tại Quận Hà Đông, Hà Nội.
“Chủ đầu tư là Việt Kiều cam kết chất lượng xây dựng tốt, quy hoạch của chung cư cũng khá đẹp, nơi đây lại không quá ồn ào, không gian thoáng đãng nên cả hai vợ chồng tôi khá ưng ý”, chị Hiền kể lại.
Cầm trên tay bảng thiết kế của tòa nhà, chị Hiền cảm thấy vô cùng thích thú khi được giới thiệu một căn hộ nằm trên tầng 4. Theo đó, căn hộ này được miễn phí tới gần 20m2 ban công(phần ban công không bị tính vào giá của căn hộ - PV).
“Một khu vườn ở chung cư” đúng là điều không tưởng đối với chị Hiền. Vì thế, chẳng cần suy nghĩ nhiều, chị Hiền sẵn sàng chấp nhận giá đắt hơn từ 4-6tr/m2 so với các căn hộ khác để sở hữu căn hộ có diện tích 77m2 này. Thời điểm ấy, tính cả tiền hoàn thiện, anh chị phải bỏ ra khoảng 2,7 tỉ đồng. Chị Hiền không biết rằng, đó là quyết định sai lầm khiến cuộc sống của chị sau này không khác gì… địa ngục.
“Lúc đó, vì không có kiến thức về kiến trúc xây dựng nên tôi đâu biết phần ban công chìa ra chính là phần đế của toà nhà. Phần này được thiết kế để hứng vật rơi từ các tầng trên xuống nhằm tránh nguy hiểm cho người qua lại ở khu vực tầng 1”, chị Hiền thở dài nhớ lại.
Theo lời kể của chị, ngày mới chuyển về, 30 tầng của tòa nhà lúc ấy chỉ lác đác cư dân. Thế nên, 1 năm đầu tiên được chị Hiền đánh giá là thiên đường. Chị thường cho con trai tắm ở bể bơi mini ngoài ban công. Ngoài ra, phần ban công chị còn kê bộ bàn ghế để cả nhà ngồi ăn sáng, đọc sách hoặc giải trí. Cây cối ở khu vườn ngoài ban công cũng tươi tốt với đủ các loại hoa và cây cảnh. Khu vườn được coi là niềm tự hào của vợ chồng chị. Bạn bè ai đến cũng tấm tắc khen.
Thế nhưng, sau 1 năm, cư dân bắt đầu đông lên và cú sốc đầu tiên diễn ra vào 1 buổi bố chị đang ngồi ăn sáng. “Khi ấy, bố tôi vừa bưng bát phở lên định thưởng thức thì ào một cái, nguyên một chậu nước xà phòng giặt đổ từ đầu đến chân ông cụ. Chúng tôi báo ban quản lý về sự việc, và ban quản lý đã nhắc nhở căn hộ có người đổ nước này. Tuy nhiên vài hôm sau tôi thấy trên lá cây phủ 1 lớp trắng xóa như muối bột và cây úa vàng dần rồi chết hàng loạt. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng có người nào đó ở tầng trên đã cố tình rắc muối xuống để đám cây nhà tôi. Tôi thực sự sốc và vô cùng sợ hãi khi biết hàng xóm lại có người dã tâm đến thế!”, chị Hiền kể lại.
Ban công thành nơi hứng… rác, bao cao su, chày gỗ lim
Sau lần đó, chị phải thay toàn bộ số cây cảnh bố chồng chị dày công chăm sóc cả năm trời bằng những bụi hoa nhỏ, dễ sống hơn. Tuy nhiên, “bi kịch” lúc này mới chỉ thực sự bắt đầu.
“Từ sau đó, ban công nhà tôi trở thành nơi… hứng rác. Ngày nào cũng dăm bảy đầu lọc thuốc lá có cái còn đang cháy dở, búi tóc rối, chai lọ, thậm chí cả bao cao su còn nguyên “sản phẩm”. Có lần, một hộ gia đình không hiểu có chuyện gì ném hết cả đồ đạc bao gồm quần áo, đồ lót, gấu bông, dầu gội, túi xách… xuống ban công nhà tôi, làm nát cả vườn hoa”, chị Hiền thở dài
Tuy nhiên, “kỷ niệm” đau thương nhất khiến chị Hiền phải bật khóc đó là vào một buổi sáng sớm khi đang lúi húi ở ban công chăm cây. Chị bị một dòng nước rơi thẳng vào sau đầu rồi chảy ròng ròng xuống cổ xuống tay. "Thế rồi, một thứ mùi hôi khủng khiếp xộc vào mũi khiến tôi đứng chết sững với một sự kinh tởm đến ghê người khi biết rằng mình bị nhổ nước bọt vào đầu. Tôi bật khóc nức nở và yêu cầu chồng gọi ngay ban quản lý lên lập biên bản. Tuy nhiên, khiếu nại của tôi vẫn chỉ là trên giấy tờ vì khó có thể tìm ra… thủ phạm", chị Hiền kể.
Ngay sáng hôm sau, vẫn chưa hết uất ức chuyện hôm qua, chị lại phát hiện một khúc gỗ lim từ đâu bay xuống trúng vào cái cây làm cành gãy bay tung toé.
“Tôi nhìn thấy khúc gỗ lim mà tim đập chân run. Chỉ nghĩ, nếu khúc gỗ này mà rơi trúng vào đầu tôi ở vị trí của bãi nước bọt hôm qua tôi nhận được thì chắc tôi đã chết rồi. Kể từ hôm đó, cả nhà tôi không ai dám ra ban công ngồi chơi nữa, khi cần tưới hoa tôi phải… đội chậu lên đầu để an tòan”, chị Hiền run rẩy nhớ lại.
Chị Hiền không khỏi hốt hoảng vì khúc gỗ lim do hàng xóm "tặng"
Từ sau lần ấy, mỗi lần ra ban công chăm cây, chị lại phải đội chậu lên đầu như thế này để đảm bảo an tòan.
7 tháng liền hứng nước tiểu hàng xóm
Chị Hiền bảo, chưa có bao giờ chị thấy cuộc sống lại khủng khiếp và ngột ngạt như thời gian này. Đó là khi, không hiểu vô tình hay cố ý, cứ sáng ra là ban công nhà chị nhận nguyên một bãi nước tiểu lớn.
“Sự việc hàng xóm hằng đêm “tưới” nước tiểu xuống ban công nhà tôi đã diễn ra ròng rã 7 tháng trời. Chị thử tưởng tượng xem, sáng ra, mắt nhắm mắt mở đã được hàng xóm “chiêu đãi” bãi nước tiểu khai mù. Bao nhiêu hứng khởi cho một ngày tan biến vì ức chế”, chị Hiền kể mà như khóc.
Chưa kể, nhà chị Hiền được thiết kế với phòng khách nhìn ngay ra ban công, vì thế, thứ mùi xú uế cứ luôn thường trực và ám ảnh nhà chị cả trong bữa ăn.
Vườn hoa chị dày công chăm sóc luôn bị hứng nước tiểu mỗi tối.
Chị Hiền chỉ vị trí nơi nước tiểu đổ xuống.
Cũng vì chuyện này mà chị Hiền trở thành "người nổi tiếng" bất đắc dĩ trong số cả nghìn cư dân của tòa nhà. Bởi, chị "kêu cứu" với ban quản lý, "kêu khóc" với ban quản trị, than vãn rồi thậm chí "van nài" trên group kín của chung cư ròng rã cả năm trời. Thế nhưng, kết quả cũng chẳng ăn thua.
Một trong những topic "kêu khóc" của chị Hiền trên group kín của chung cư Q.
“Ban quản lý gọi loa nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không chấm dứt được tình trạng ấy. Vì việc “tóm” được thủ phạm quả là khó hơn lên trời. Ngay cả việc đặt camera theo dõi cũng không có tác dụng, bởi họ thường xả nước tiểu và ban đêm. Tôi thực sự không thể hiểu tại sao lại có những người vô ý thức, vô văn hóa đến thế cơ chứ! Cùng là hàng xóm với nhau, tại sao họ lại làm như vậy?”, chị Hiền bức xúc nói.
Quá chán nản và ức chế, thậm chí, theo chị Hiền, nhiều lần gia đình chị đã nghĩ đến việc bán nhà. Tuy nhiên, chị vẫn tiếc bởi đây là căn nhà đã gắn bó với gia đình chị một thời gian dài, lại tiện cho công việc của chồng chị. Hơn nữa, ngoài chuyện "hàng xóm" thì an ninh, khuôn viên, và cả không gian ở đây gia đình chị đều ưng ý. Bởi thế nên, có lần khách đã hẹn đặt cọc, suy đi tính lại chị lại không muốn bán.
“Nhưng nếu cứ thế này, chắc tôi phát điên mất”, chị Hiền than thở.
Được biết, vì chuyện quanh năm là nơi hứng rác, chị Hiền cùng một số hộ ở tầng 4 đã làm đơn đề nghị xin ban quản lý cho làm mái che. Mất khá nhiều thời gian để đề nghị được phê duyệt. Đến khi các căn hộ đã đóng 1/3 chi phí và mua nguyên vật liệu thì vì một số lý do, việc này lại bị ngưng vô thời hạn.
"Nhà tôi đã đóng mất khoảng 7 triệu đồng, có căn khác phải đóng tới 30 triệu rồi, thế nhưng, giờ nguyên vật liệu chất đống ở ban công mà chưa biết đến khi nào tầng 4 được làm mái", chị Hiền cho hay.
Số sắt để làm mái nhà chị Hiền giờ vẫn để chỏng chơ ngòai ban công.
Theo Ban quản trị chung cư, mới đây, phía ban quản trị đã cùng chị Hiền đi đến từng gia đình phía trục nhà chị để nói chuyện. Tuy nhiên, vị quản lý này cũng thừa nhận, không đảm bảo việc này có tác dụng.
“Vấn đề gia đình chị Hiền phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của mỗi cư dân. Sống trong tập thể, mỗi người cần có ý thức cộng đồng thì chung cư ấy mới văn minh, bền vững được”, vị quản lý này nhấn mạnh.
Nghe mẹ nói về chuyện "cái ban công", ngay cả cậu con trai mới 3 tuổi của chị Hiền cũng luôn miệng: "Ban công nguy hiểm lắm. Mẹ đừng ra ban công mẹ nhé" .
Gia đình chị Hiền chị là một trong số rất nhiều “nạn nhân” của việc thiếu ý thức của một cộng đồng dân cư. Không chỉ ném đồ vật, xả rác xuống ban công nhà hàng xóm, không ít cư dân còn “tiện tay” nhét giẻ lau nhà, bỉm trẻ em… vào rồi giật nước bồn cầu khiến tắc nghẽn bể phốt của cả một trục tòa nhà. Hay ngay tại khu chung cư Q. được quảng cáo là cao cấp này, chuyện cư dân ném… mì tôm, túi nôn từ tầng cao xuống lối đi xảy ra như “cơm bữa”.
thấy link trên afamily , sao mọi người không nói chuyẹn thẳng vớ nhau mà đến 7 tháng vẫn không giải quyết được nhỉ, trách nhiệm BQL ở đâu nhỉ
http://afamily.vn/xa-hoi/bo-ty-dong-mua-chung-cu-7-thang-lien-cay-dang-hung-nuoc-tieu-hang-xom-20151022111217307.chn
Bỏ tỷ đồng mua chung cư, 7 tháng liền cay đắng hứng… nước tiểu hàng xóm
Gần 7 tháng nay, mỗi sáng mở cửa ban công, chị Hiền lại phải bụm miệng vì mùi nước tiểu nồng nặc. Báo ban quản lý, “kêu khóc” với ban quản trị, “van nài” trên group chung cư… mãi chẳng ăn thua. Giờ chị Hiền chỉ biết… than trời!
Nhiều người trẻ vẫn thường rỉ tai nhau, ở thành phố hiện nay sống ở chung cư mới là thời thượng, hiện đại. Bởi, chung cư giúp giảm thiểu lo lắng an ninh, mọi thành viên trong gia đình có không gian sinh hoạt chung nên gần gũi hơn, lại có ánh sáng chứ không “bí xì xị” như nhiều nhà đất, và nhất là, với một khoản tiền không quá lớn cũng đủ để tậu cho mình một căn hộ tại nơi Thủ đô đắt đỏ. Tuy nhiên, không ít người sau vài năm sống tại chung cư rơi vào cảnh… vỡ mộng. Theo đó, vấn đề được những “cư dân chung cư” than vãn nhiều nhất chính là ý thức của… hàng xóm.
Câu chuyện của chị Hoàng Thị Hiền (36 tuổi), một hộ dân sống tại khu chung cư Q. – một chung cư thuộc hàng cao cấp tại Quận Hà Đông, Hà Nội, là một minh chứng rõ ràng cho thấy ý thức yếu kém của một bộ phận cư dân chung cư.
Giữa năm 2012, sau nhiều năm gom góp, vợ chồng chị Hiền tiết kiệm đựợc một khoản tiền để mua nhà. Cân nhắc khá kỹ, anh chị chọn chung cư Q. – một chung cư hội đủ tiêu chuẩn anh chị đặt ra - nằm tại Quận Hà Đông, Hà Nội.
“Chủ đầu tư là Việt Kiều cam kết chất lượng xây dựng tốt, quy hoạch của chung cư cũng khá đẹp, nơi đây lại không quá ồn ào, không gian thoáng đãng nên cả hai vợ chồng tôi khá ưng ý”, chị Hiền kể lại.
Cầm trên tay bảng thiết kế của tòa nhà, chị Hiền cảm thấy vô cùng thích thú khi được giới thiệu một căn hộ nằm trên tầng 4. Theo đó, căn hộ này được miễn phí tới gần 20m2 ban công(phần ban công không bị tính vào giá của căn hộ - PV).
“Một khu vườn ở chung cư” đúng là điều không tưởng đối với chị Hiền. Vì thế, chẳng cần suy nghĩ nhiều, chị Hiền sẵn sàng chấp nhận giá đắt hơn từ 4-6tr/m2 so với các căn hộ khác để sở hữu căn hộ có diện tích 77m2 này. Thời điểm ấy, tính cả tiền hoàn thiện, anh chị phải bỏ ra khoảng 2,7 tỉ đồng. Chị Hiền không biết rằng, đó là quyết định sai lầm khiến cuộc sống của chị sau này không khác gì… địa ngục.
“Lúc đó, vì không có kiến thức về kiến trúc xây dựng nên tôi đâu biết phần ban công chìa ra chính là phần đế của toà nhà. Phần này được thiết kế để hứng vật rơi từ các tầng trên xuống nhằm tránh nguy hiểm cho người qua lại ở khu vực tầng 1”, chị Hiền thở dài nhớ lại.
Theo lời kể của chị, ngày mới chuyển về, 30 tầng của tòa nhà lúc ấy chỉ lác đác cư dân. Thế nên, 1 năm đầu tiên được chị Hiền đánh giá là thiên đường. Chị thường cho con trai tắm ở bể bơi mini ngoài ban công. Ngoài ra, phần ban công chị còn kê bộ bàn ghế để cả nhà ngồi ăn sáng, đọc sách hoặc giải trí. Cây cối ở khu vườn ngoài ban công cũng tươi tốt với đủ các loại hoa và cây cảnh. Khu vườn được coi là niềm tự hào của vợ chồng chị. Bạn bè ai đến cũng tấm tắc khen.
Thế nhưng, sau 1 năm, cư dân bắt đầu đông lên và cú sốc đầu tiên diễn ra vào 1 buổi bố chị đang ngồi ăn sáng. “Khi ấy, bố tôi vừa bưng bát phở lên định thưởng thức thì ào một cái, nguyên một chậu nước xà phòng giặt đổ từ đầu đến chân ông cụ. Chúng tôi báo ban quản lý về sự việc, và ban quản lý đã nhắc nhở căn hộ có người đổ nước này. Tuy nhiên vài hôm sau tôi thấy trên lá cây phủ 1 lớp trắng xóa như muối bột và cây úa vàng dần rồi chết hàng loạt. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng có người nào đó ở tầng trên đã cố tình rắc muối xuống để đám cây nhà tôi. Tôi thực sự sốc và vô cùng sợ hãi khi biết hàng xóm lại có người dã tâm đến thế!”, chị Hiền kể lại.
Ban công thành nơi hứng… rác, bao cao su, chày gỗ lim
Sau lần đó, chị phải thay toàn bộ số cây cảnh bố chồng chị dày công chăm sóc cả năm trời bằng những bụi hoa nhỏ, dễ sống hơn. Tuy nhiên, “bi kịch” lúc này mới chỉ thực sự bắt đầu.
“Từ sau đó, ban công nhà tôi trở thành nơi… hứng rác. Ngày nào cũng dăm bảy đầu lọc thuốc lá có cái còn đang cháy dở, búi tóc rối, chai lọ, thậm chí cả bao cao su còn nguyên “sản phẩm”. Có lần, một hộ gia đình không hiểu có chuyện gì ném hết cả đồ đạc bao gồm quần áo, đồ lót, gấu bông, dầu gội, túi xách… xuống ban công nhà tôi, làm nát cả vườn hoa”, chị Hiền thở dài
Tuy nhiên, “kỷ niệm” đau thương nhất khiến chị Hiền phải bật khóc đó là vào một buổi sáng sớm khi đang lúi húi ở ban công chăm cây. Chị bị một dòng nước rơi thẳng vào sau đầu rồi chảy ròng ròng xuống cổ xuống tay. "Thế rồi, một thứ mùi hôi khủng khiếp xộc vào mũi khiến tôi đứng chết sững với một sự kinh tởm đến ghê người khi biết rằng mình bị nhổ nước bọt vào đầu. Tôi bật khóc nức nở và yêu cầu chồng gọi ngay ban quản lý lên lập biên bản. Tuy nhiên, khiếu nại của tôi vẫn chỉ là trên giấy tờ vì khó có thể tìm ra… thủ phạm", chị Hiền kể.
Ngay sáng hôm sau, vẫn chưa hết uất ức chuyện hôm qua, chị lại phát hiện một khúc gỗ lim từ đâu bay xuống trúng vào cái cây làm cành gãy bay tung toé.
“Tôi nhìn thấy khúc gỗ lim mà tim đập chân run. Chỉ nghĩ, nếu khúc gỗ này mà rơi trúng vào đầu tôi ở vị trí của bãi nước bọt hôm qua tôi nhận được thì chắc tôi đã chết rồi. Kể từ hôm đó, cả nhà tôi không ai dám ra ban công ngồi chơi nữa, khi cần tưới hoa tôi phải… đội chậu lên đầu để an tòan”, chị Hiền run rẩy nhớ lại.
Chị Hiền không khỏi hốt hoảng vì khúc gỗ lim do hàng xóm "tặng"
Từ sau lần ấy, mỗi lần ra ban công chăm cây, chị lại phải đội chậu lên đầu như thế này để đảm bảo an tòan.
7 tháng liền hứng nước tiểu hàng xóm
Chị Hiền bảo, chưa có bao giờ chị thấy cuộc sống lại khủng khiếp và ngột ngạt như thời gian này. Đó là khi, không hiểu vô tình hay cố ý, cứ sáng ra là ban công nhà chị nhận nguyên một bãi nước tiểu lớn.
“Sự việc hàng xóm hằng đêm “tưới” nước tiểu xuống ban công nhà tôi đã diễn ra ròng rã 7 tháng trời. Chị thử tưởng tượng xem, sáng ra, mắt nhắm mắt mở đã được hàng xóm “chiêu đãi” bãi nước tiểu khai mù. Bao nhiêu hứng khởi cho một ngày tan biến vì ức chế”, chị Hiền kể mà như khóc.
Chưa kể, nhà chị Hiền được thiết kế với phòng khách nhìn ngay ra ban công, vì thế, thứ mùi xú uế cứ luôn thường trực và ám ảnh nhà chị cả trong bữa ăn.
Cũng vì chuyện này mà chị Hiền trở thành "người nổi tiếng" bất đắc dĩ trong số cả nghìn cư dân của tòa nhà. Bởi, chị "kêu cứu" với ban quản lý, "kêu khóc" với ban quản trị, than vãn rồi thậm chí "van nài" trên group kín của chung cư ròng rã cả năm trời. Thế nhưng, kết quả cũng chẳng ăn thua.
Một trong những topic "kêu khóc" của chị Hiền trên group kín của chung cư Q.
“Ban quản lý gọi loa nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không chấm dứt được tình trạng ấy. Vì việc “tóm” được thủ phạm quả là khó hơn lên trời. Ngay cả việc đặt camera theo dõi cũng không có tác dụng, bởi họ thường xả nước tiểu và ban đêm. Tôi thực sự không thể hiểu tại sao lại có những người vô ý thức, vô văn hóa đến thế cơ chứ! Cùng là hàng xóm với nhau, tại sao họ lại làm như vậy?”, chị Hiền bức xúc nói.
Quá chán nản và ức chế, thậm chí, theo chị Hiền, nhiều lần gia đình chị đã nghĩ đến việc bán nhà. Tuy nhiên, chị vẫn tiếc bởi đây là căn nhà đã gắn bó với gia đình chị một thời gian dài, lại tiện cho công việc của chồng chị. Hơn nữa, ngoài chuyện "hàng xóm" thì an ninh, khuôn viên, và cả không gian ở đây gia đình chị đều ưng ý. Bởi thế nên, có lần khách đã hẹn đặt cọc, suy đi tính lại chị lại không muốn bán.
“Nhưng nếu cứ thế này, chắc tôi phát điên mất”, chị Hiền than thở.
Được biết, vì chuyện quanh năm là nơi hứng rác, chị Hiền cùng một số hộ ở tầng 4 đã làm đơn đề nghị xin ban quản lý cho làm mái che. Mất khá nhiều thời gian để đề nghị được phê duyệt. Đến khi các căn hộ đã đóng 1/3 chi phí và mua nguyên vật liệu thì vì một số lý do, việc này lại bị ngưng vô thời hạn.
"Nhà tôi đã đóng mất khoảng 7 triệu đồng, có căn khác phải đóng tới 30 triệu rồi, thế nhưng, giờ nguyên vật liệu chất đống ở ban công mà chưa biết đến khi nào tầng 4 được làm mái", chị Hiền cho hay.
Số sắt để làm mái nhà chị Hiền giờ vẫn để chỏng chơ ngòai ban công.
Theo Ban quản trị chung cư, mới đây, phía ban quản trị đã cùng chị Hiền đi đến từng gia đình phía trục nhà chị để nói chuyện. Tuy nhiên, vị quản lý này cũng thừa nhận, không đảm bảo việc này có tác dụng.
“Vấn đề gia đình chị Hiền phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của mỗi cư dân. Sống trong tập thể, mỗi người cần có ý thức cộng đồng thì chung cư ấy mới văn minh, bền vững được”, vị quản lý này nhấn mạnh.
Nghe mẹ nói về chuyện "cái ban công", ngay cả cậu con trai mới 3 tuổi của chị Hiền cũng luôn miệng: "Ban công nguy hiểm lắm. Mẹ đừng ra ban công mẹ nhé" .
Gia đình chị Hiền chị là một trong số rất nhiều “nạn nhân” của việc thiếu ý thức của một cộng đồng dân cư. Không chỉ ném đồ vật, xả rác xuống ban công nhà hàng xóm, không ít cư dân còn “tiện tay” nhét giẻ lau nhà, bỉm trẻ em… vào rồi giật nước bồn cầu khiến tắc nghẽn bể phốt của cả một trục tòa nhà. Hay ngay tại khu chung cư Q. được quảng cáo là cao cấp này, chuyện cư dân ném… mì tôm, túi nôn từ tầng cao xuống lối đi xảy ra như “cơm bữa”.