- Biển số
- OF-491947
- Ngày cấp bằng
- 26/2/17
- Số km
- 1,367
- Động cơ
- 203,338 Mã lực
- Nơi ở
- Thanh Xuân, Hà Nội
- Website
- www.baca-bank.vn
Điều các cụ lo lắng bấy lâu nay!
Bỏ hàng tỷ đồng để sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp, nhưng sau 50 - 70 năm, căn hộ của bạn sẽ xuống cấp và bạn sẽ phải di dời đi nơi khác, vậy căn hộ này sẽ được xử lý ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo luật sư Bùi Quang Hưng (trưởng Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự), vấn đề thời hạn sử dụng chung cư là một vấn đề nóng, bởi lẽ tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay đang bùng nổ về số lượng dự án và căn hộ chung cư.
Tâm lý của người Việt Nam khi mua nhà không chỉ đơn thuần là mua chỗ để ở, mà căn nhà trong suy nghĩ của người Việt Nam còn là tài sản, là của hồi môn để lại cho con cháu sau này.
Tuy nhiên, các tòa nhà chung cư chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. Hết thời hạn sử dụng, các khu chung cư này sẽ bị xuống cấp và chủ nhân của các căn hộ sẽ phải di dời để nơi khác sống để tránh bị nguy hiểm tới tính mạng do chất lượng xây dựng không còn được đảm bảo.
Luật sư Bùi Quang Hưng cho biết, thời hạn sử dụng nhà chung cư được quy định tại Điều 99 Luật nhà ở năm 2014.
Theo đó, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật nhà ở năm 2014 . Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.
Cấp công trình xây dựng được căn cứ theo Thông tư 03/2016/TT-BXD. Cụ thể, thời hạn sử dụng nhà là từ 30 đến 50 năm đối với công trình cấp 3, từ 50 đến 100 năm đối với công trình cấp 2 và trên 100 năm đối với công trình cấp 1.
Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:
Thứ nhất, trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp nhà chung cư nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo.
Thứ hai, trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.
Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 Luật nhà ở năm 2014 được quy định như sau:
Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới.
Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở.
Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật nhà ở năm 2014.
Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo luật sư Bùi Quang Hưng, khi chung cư không còn niên hạn sử dụng và có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng thì chủ sở hữu nhà chung cư phải tự bỏ tiền để phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.
Theo VTCNews
Bỏ hàng tỷ đồng để sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp, nhưng sau 50 - 70 năm, căn hộ của bạn sẽ xuống cấp và bạn sẽ phải di dời đi nơi khác, vậy căn hộ này sẽ được xử lý ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo luật sư Bùi Quang Hưng (trưởng Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự), vấn đề thời hạn sử dụng chung cư là một vấn đề nóng, bởi lẽ tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay đang bùng nổ về số lượng dự án và căn hộ chung cư.
Tâm lý của người Việt Nam khi mua nhà không chỉ đơn thuần là mua chỗ để ở, mà căn nhà trong suy nghĩ của người Việt Nam còn là tài sản, là của hồi môn để lại cho con cháu sau này.
Tuy nhiên, các tòa nhà chung cư chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. Hết thời hạn sử dụng, các khu chung cư này sẽ bị xuống cấp và chủ nhân của các căn hộ sẽ phải di dời để nơi khác sống để tránh bị nguy hiểm tới tính mạng do chất lượng xây dựng không còn được đảm bảo.
Luật sư Bùi Quang Hưng cho biết, thời hạn sử dụng nhà chung cư được quy định tại Điều 99 Luật nhà ở năm 2014.
Theo đó, thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật nhà ở năm 2014 . Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.
Cấp công trình xây dựng được căn cứ theo Thông tư 03/2016/TT-BXD. Cụ thể, thời hạn sử dụng nhà là từ 30 đến 50 năm đối với công trình cấp 3, từ 50 đến 100 năm đối với công trình cấp 2 và trên 100 năm đối với công trình cấp 1.
Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:
Thứ nhất, trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp nhà chung cư nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo.
Thứ hai, trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.
Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 Luật nhà ở năm 2014 được quy định như sau:
Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới.
Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở.
Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật nhà ở năm 2014.
Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo luật sư Bùi Quang Hưng, khi chung cư không còn niên hạn sử dụng và có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng thì chủ sở hữu nhà chung cư phải tự bỏ tiền để phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác.
Theo VTCNews