Mời các cụ đọc và bình luận
Mọi người phản đối phí , giờ thì không cần bàn cãi , việc đầu tiên quan chức suy nghĩ làm giàu cho dân là THU PHÍ , Vậy cuối cùng ai là người phải chịu nhiều nhất ???
http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Bo-GTVT-chu-truong-phi-chong-phi/109068.bld
Xe tải đã chịu phí bảo trì đường bộ hơn 1 triệu đồng/tháng, có thể chịu thêm phí trên các “con đường BOT”. Ảnh: Nguyễn Hùng
LẬP 21 TRẠM THU PHÍ TRÊN QUỐC LỘ 1A:
Bộ GTVT chủ trương “phí chồng phí”?
(LĐ) - Số 72 - Thứ tư 03/04/2013 13:12
Trang chủ | Kinh doanh
Chiều 2.4, Bộ GTVT tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2013 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Tại cuộc họp báo, các vấn đề về chiến lược phát triển đường sắt đôi, mở rộng QL1A, dự án nhà đầu tư các trạm thu phí, việc đóng phí đường bộ… đã được các nhà báo đặt ra với lãnh đạo Bộ GTVT.
Thêm một chủ trương về “phí”
Theo Bộ GTVT, việc đầu tư dự án QL1A đoạn Hà Nội - TPHCM dài trên 1.700km, đã và đang được nâng cấp. Bộ GTVT đã xây dựng đề án cụ thể về cơ chế huy động vốn và cách thức thực hiện đúng tiến độ. Ngoài việc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, còn có các nguồn vốn xã hội. Vấn đề đặt ra là các nguồn vốn ngoài xã hội thì được thu phí hoàn vốn.
Theo quy định, các trạm thu phí phải cách nhau 70km. Chính phủ đề xuất các dự án BOT không quá 25 năm. Trong khi đó có những đoạn mật độ xe lớn, nếu đặt trạm thu phí dao động từ 30-40km sẽ thu cao nhất gấp 3,5 lần.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trên tổng số 1.700km của QL1, thì vốn BOT sẽ đầu tư 1.000km, Nhà nước đầu tư 700km. Như vậy sẽ góp phần giảm gánh nặng ngân sách cũng như của nhà đầu tư. Ông Trường khẳng định, không có chuyện dày đặc các trạm thu phí dọc tuyến QL1A. Theo tính toán, nếu đặt 70km/1 trạm thu phí thì toàn tuyến chỉ khoảng 21 trạm.
Trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí về vấn đề tại sao không xây dựng một tuyến đường mới, khác biệt với tuyến cũ thì người dân sẽ trả tiền theo đường tốt phí cao, đường xấu phí thấp, ông Trường cho rằng: Nếu đầu tư nâng cấp QL1A là 120.000 tỉ đồng, sẽ rất tốn kém nên phải đưa ra phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nếu như thế thì phải thu phí để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Còn nếu để Nhà nước đầu tư thì phải đến sau năm 2020 mới có thể đầu tư được.
Thêm phí nhưng không… khó khăn
Cũng theo lãnh đạo của Bộ GTVT, việc thu phí BOT không làm tăng khó khăn cho DN mà DN còn được nhiều thứ hơn khi tuyến đường này được nâng cấp mở rộng. Khi xây dựng được đường cao tốc Bắc-Nam thì lúc đó sẽ thu phí trên đoạn đường này, còn giờ chỉ có mỗi tuyến đường bộ Bắc-Nam thì phải tận dụng nâng cấp trên tuyến đường này.
“Quỹ đường bộ không sử dụng để duy tu các tuyến đường BOT, chỉ duy tu các tuyến đường do Nhà nước đầu tư, do đó không có chuyện phí chồng phí” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Như vậy, Bộ GTVT đang có chủ trương tạo ra một loại phí mới khác tên với “phí bảo trì đường bộ” đã có hiệu lực từ 1.1.2013. Thực tế, người dân đã phải đóng phí để được “đi ra đường” bởi chủ trương của Bộ GTVT thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Song, hiện bộ vẫn triển khai kêu gọi xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng và cho các nhà đầu tư thu phí hoàn vốn công trình thì khác nào việc “phí chồng phí”.
Việc trả lời của Bộ GTVT về việc cho rằng Quỹ bảo trì đường bộ không để duy tu các tuyến đường BOT chưa thuyết phục dư luận. Thực tế, khi người dân có phương tiện giao thông đã phải nộp phí Quỹ bảo trì đường bộ - có nghĩa người dân đã nộp phí để nhà nước sử dụng nguồn tiền này duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ. Trong khi đó, khi người dân tham gia giao thông đi qua đoạn đường được đầu tư BOT thì lại một lần nữa phải nộp phí bảo trì đường bộ cho đoạn đường đó, điều này cũng có nghĩa dân nộp 2 lần phí để “được đi ra đường”.
Đáng nói, hiện nay đối với các dự án BOT, mức thu phí đã bao gồm cả phần duy tu, bảo trì hằng năm đối với đoạn đường đã được đầu tư. Theo một số ý kiến, sau khi nhà nước đã thu phí Quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện, thì cần xem xét giảm mức thu phí ở các trạm BOT tương ứng với số tiền bảo trì tuyến đường hằng năm. Thay vào đó, hằng năm, nhà nước có thể sử dụng nguồn thu từ Quỹ bảo trì đường bộ, để hoàn lại cho các chủ đầu tư.
*Từ ngày 1.1.2013, bắt đầu thu phí Quỹ bảo trì đường bộ đối với các phương tiện giao thông. Theo đó, mức thu phí người dân phải đóng thấp nhất là 130.000 đồng/tháng (xe ôtô dưới 9 chỗ); cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe ôtô tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Các phương tiện nộp phí theo kỳ đăng kiểm. Đối với xe gắn máy, mức thu từ 50.000 - 150.000 đồng/năm.
*Người tiêu dùng lãnh đủ. Ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM: Sắp tới, nếu triển khai thêm nhiều trạm thu phí trên QL1 như đề án của Bộ GTVT thì rõ là “phí chồng phí” - DN vừa nộp phí bảo trì đường bộ vừa chịu thêm nhiều chi phí khi qua các trạm thu phí. Dĩ nhiên, những khoản chi phí tăng thêm này đều được tính vào giá thành sản phẩm, làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu giữa VN với các nước.
*Tái cấu trúc Vinashin và Vinashinlines: Số nợ được khoanh lại. Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc tái cấu trúc Vinalines và Vinashin, hiện số nợ cụ thể của Vinashin là bao nhiêu và sau khi tái cấu trúc thì đã xóa được bao nhiêu? Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Việc nợ của 2 DN này, con số ban đầu và đến nay không thay đổi. Còn việc tái cấu trúc 2 đơn vị này cần phải hiểu là tái cấu trúc cái gì? Qua tái cấu trúc tất cả các việc đầu tư ngoài ngành của Vinashin đã chấm dứt. Tái cấu trúc để đưa vào quỹ đạo, đúng ngành nghề, giảm bớt số đầu mối và giờ chỉ còn Cty mẹ và Cty con. Các Cty khác phải thoái vốn để thu hồi vốn về. Số nợ còn lại thì Chính phủ khoanh lại, để khi có điều kiện sẽ trả món nợ ấy sau...
Mọi người phản đối phí , giờ thì không cần bàn cãi , việc đầu tiên quan chức suy nghĩ làm giàu cho dân là THU PHÍ , Vậy cuối cùng ai là người phải chịu nhiều nhất ???
http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Bo-GTVT-chu-truong-phi-chong-phi/109068.bld
Xe tải đã chịu phí bảo trì đường bộ hơn 1 triệu đồng/tháng, có thể chịu thêm phí trên các “con đường BOT”. Ảnh: Nguyễn Hùng
LẬP 21 TRẠM THU PHÍ TRÊN QUỐC LỘ 1A:
Bộ GTVT chủ trương “phí chồng phí”?
(LĐ) - Số 72 - Thứ tư 03/04/2013 13:12
Trang chủ | Kinh doanh
Chiều 2.4, Bộ GTVT tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2013 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Tại cuộc họp báo, các vấn đề về chiến lược phát triển đường sắt đôi, mở rộng QL1A, dự án nhà đầu tư các trạm thu phí, việc đóng phí đường bộ… đã được các nhà báo đặt ra với lãnh đạo Bộ GTVT.
Thêm một chủ trương về “phí”
Theo Bộ GTVT, việc đầu tư dự án QL1A đoạn Hà Nội - TPHCM dài trên 1.700km, đã và đang được nâng cấp. Bộ GTVT đã xây dựng đề án cụ thể về cơ chế huy động vốn và cách thức thực hiện đúng tiến độ. Ngoài việc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, còn có các nguồn vốn xã hội. Vấn đề đặt ra là các nguồn vốn ngoài xã hội thì được thu phí hoàn vốn.
Theo quy định, các trạm thu phí phải cách nhau 70km. Chính phủ đề xuất các dự án BOT không quá 25 năm. Trong khi đó có những đoạn mật độ xe lớn, nếu đặt trạm thu phí dao động từ 30-40km sẽ thu cao nhất gấp 3,5 lần.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trên tổng số 1.700km của QL1, thì vốn BOT sẽ đầu tư 1.000km, Nhà nước đầu tư 700km. Như vậy sẽ góp phần giảm gánh nặng ngân sách cũng như của nhà đầu tư. Ông Trường khẳng định, không có chuyện dày đặc các trạm thu phí dọc tuyến QL1A. Theo tính toán, nếu đặt 70km/1 trạm thu phí thì toàn tuyến chỉ khoảng 21 trạm.
Trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí về vấn đề tại sao không xây dựng một tuyến đường mới, khác biệt với tuyến cũ thì người dân sẽ trả tiền theo đường tốt phí cao, đường xấu phí thấp, ông Trường cho rằng: Nếu đầu tư nâng cấp QL1A là 120.000 tỉ đồng, sẽ rất tốn kém nên phải đưa ra phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nếu như thế thì phải thu phí để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Còn nếu để Nhà nước đầu tư thì phải đến sau năm 2020 mới có thể đầu tư được.
Thêm phí nhưng không… khó khăn
Cũng theo lãnh đạo của Bộ GTVT, việc thu phí BOT không làm tăng khó khăn cho DN mà DN còn được nhiều thứ hơn khi tuyến đường này được nâng cấp mở rộng. Khi xây dựng được đường cao tốc Bắc-Nam thì lúc đó sẽ thu phí trên đoạn đường này, còn giờ chỉ có mỗi tuyến đường bộ Bắc-Nam thì phải tận dụng nâng cấp trên tuyến đường này.
“Quỹ đường bộ không sử dụng để duy tu các tuyến đường BOT, chỉ duy tu các tuyến đường do Nhà nước đầu tư, do đó không có chuyện phí chồng phí” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Như vậy, Bộ GTVT đang có chủ trương tạo ra một loại phí mới khác tên với “phí bảo trì đường bộ” đã có hiệu lực từ 1.1.2013. Thực tế, người dân đã phải đóng phí để được “đi ra đường” bởi chủ trương của Bộ GTVT thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Song, hiện bộ vẫn triển khai kêu gọi xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng và cho các nhà đầu tư thu phí hoàn vốn công trình thì khác nào việc “phí chồng phí”.
Việc trả lời của Bộ GTVT về việc cho rằng Quỹ bảo trì đường bộ không để duy tu các tuyến đường BOT chưa thuyết phục dư luận. Thực tế, khi người dân có phương tiện giao thông đã phải nộp phí Quỹ bảo trì đường bộ - có nghĩa người dân đã nộp phí để nhà nước sử dụng nguồn tiền này duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ. Trong khi đó, khi người dân tham gia giao thông đi qua đoạn đường được đầu tư BOT thì lại một lần nữa phải nộp phí bảo trì đường bộ cho đoạn đường đó, điều này cũng có nghĩa dân nộp 2 lần phí để “được đi ra đường”.
Đáng nói, hiện nay đối với các dự án BOT, mức thu phí đã bao gồm cả phần duy tu, bảo trì hằng năm đối với đoạn đường đã được đầu tư. Theo một số ý kiến, sau khi nhà nước đã thu phí Quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện, thì cần xem xét giảm mức thu phí ở các trạm BOT tương ứng với số tiền bảo trì tuyến đường hằng năm. Thay vào đó, hằng năm, nhà nước có thể sử dụng nguồn thu từ Quỹ bảo trì đường bộ, để hoàn lại cho các chủ đầu tư.
*Từ ngày 1.1.2013, bắt đầu thu phí Quỹ bảo trì đường bộ đối với các phương tiện giao thông. Theo đó, mức thu phí người dân phải đóng thấp nhất là 130.000 đồng/tháng (xe ôtô dưới 9 chỗ); cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe ôtô tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Các phương tiện nộp phí theo kỳ đăng kiểm. Đối với xe gắn máy, mức thu từ 50.000 - 150.000 đồng/năm.
*Người tiêu dùng lãnh đủ. Ông Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM: Sắp tới, nếu triển khai thêm nhiều trạm thu phí trên QL1 như đề án của Bộ GTVT thì rõ là “phí chồng phí” - DN vừa nộp phí bảo trì đường bộ vừa chịu thêm nhiều chi phí khi qua các trạm thu phí. Dĩ nhiên, những khoản chi phí tăng thêm này đều được tính vào giá thành sản phẩm, làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu giữa VN với các nước.
*Tái cấu trúc Vinashin và Vinashinlines: Số nợ được khoanh lại. Trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về việc tái cấu trúc Vinalines và Vinashin, hiện số nợ cụ thể của Vinashin là bao nhiêu và sau khi tái cấu trúc thì đã xóa được bao nhiêu? Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Việc nợ của 2 DN này, con số ban đầu và đến nay không thay đổi. Còn việc tái cấu trúc 2 đơn vị này cần phải hiểu là tái cấu trúc cái gì? Qua tái cấu trúc tất cả các việc đầu tư ngoài ngành của Vinashin đã chấm dứt. Tái cấu trúc để đưa vào quỹ đạo, đúng ngành nghề, giảm bớt số đầu mối và giờ chỉ còn Cty mẹ và Cty con. Các Cty khác phải thoái vốn để thu hồi vốn về. Số nợ còn lại thì Chính phủ khoanh lại, để khi có điều kiện sẽ trả món nợ ấy sau...