Điều quan trọng nữa là chọn đúng chất chữa cháy các cụ nhá. Nếu cháy xe thì rất có thể xảy ra hai loại cháy (nguy hiểm nhất) là cháy điện và cháy xăng.
Bọt hợp với xăng nhưng không hợp với điện. Chỉ có bột là phù hợp nhất cho nhiều nguồn cháy, bao gồm cả hai loại kiểu cháy trên.
Ký hiệu ghi trên vỏ bình bột thường là: ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
Tuy nhiên khi mua bình các cụ nên đọc kỹ nhãn.
Còn việc để bình ở đâu cũng là v/đ đau đầu đấy. Để đâu cũng cần thỏa mãn mấy đ/k: dễ lấy, chỗ để chắc, không bị va đập, tránh bị quá nóng
và an toàn cho người.
Bình cứu hỏa hoàn toàn có thể nổ các cụ nhá. Không rõ do nguyên nhân gì, nhưng CQ cháu ngày xưa bị nổ bình rồi, may không ai việc gì.
Hiện tại cháu để dưới gầm ghế lái, chèn cái bình nước bên cạnh cho khỏi lăn.
Các cụ nào đi off nên bọc thêm đệm phòng chống va đập, đồng thời có dây chằng nhỏ (có thể giật đứt dây khi có cháy).