- Biển số
- OF-136202
- Ngày cấp bằng
- 28/3/12
- Số km
- 43
- Động cơ
- 369,530 Mã lực
Chọn Sa Huỳnh là điểm đến miền trung trong hành trình của chúng tôi quả thực là một sự lựa chọn thú vị. Tôi xin chia sẻ cùng các bạn chuyến đi mà cho đến giờ tôi đã lên lịch quay trở lại vùng đất mến yêu đó - Biển Sa Huỳnh - Quảng Ngãi.
Tôi lựa chọn đi tàu SE1 đi từ Hà Nội vào TP Quảng Ngãi, rồi từ TP Quảng Ngãi (QN) bắt taxi ra bến xe để đi bus từ QN về Sa Huỳnh (rất nhiều chuyến bus của Mai Linh nhé các bạn)
Thực sự thì tôi là người rất say xe nên sau một chuyến đi dài với cái dạ dày đã nôn hết không còn tí gì thì đi bus này cũng là một "cực hình" đối với tôi.
Từ QN đến Sa Huỳnh đi bus mất khoảng 1.5h đồng hồ, xuống xe bus tôi đi xe máy chừng 1.5km thì đến biển Sa Huỳnh. Chỉ nghe và ngửi hương vị biển thôi tôi thấy mình như khỏe ra đến cả chục lần, lúc này đây thì nhóm của tôi ai cũng háo hức và cho rằng chả có gì thú vị hơn lúc này là nhảy xuống biển tắm một trận cho bõ sau một đêm trên tàu không tắm
Tôi lựa chọn đi tàu SE1 đi từ Hà Nội vào TP Quảng Ngãi, rồi từ TP Quảng Ngãi (QN) bắt taxi ra bến xe để đi bus từ QN về Sa Huỳnh (rất nhiều chuyến bus của Mai Linh nhé các bạn)
Biển báo điểm dừng xe bus
Thực sự thì tôi là người rất say xe nên sau một chuyến đi dài với cái dạ dày đã nôn hết không còn tí gì thì đi bus này cũng là một "cực hình" đối với tôi.
Từ QN đến Sa Huỳnh đi bus mất khoảng 1.5h đồng hồ, xuống xe bus tôi đi xe máy chừng 1.5km thì đến biển Sa Huỳnh. Chỉ nghe và ngửi hương vị biển thôi tôi thấy mình như khỏe ra đến cả chục lần, lúc này đây thì nhóm của tôi ai cũng háo hức và cho rằng chả có gì thú vị hơn lúc này là nhảy xuống biển tắm một trận cho bõ sau một đêm trên tàu không tắm
Biển Sa Huỳnh về chiều
Đa số người dân địa phương tắm biển thay vì tắm ở nhà
Bãi biển với bờ vàng hạt to đặc trưng
Điều tôi thấy rất khác với các biển khác ở Sa Huỳnh là bãi biển với hạt cát to cát rất sạch thậm chí các trẻ nhỏ trong vùng tối đến cứ lăn ra cát biển tối về phủi phủi mấy cái rồi lại lên giường.
Sóng xô tạo thành những bọt biển trắng xóa
Buổi tối khi biển no đâu đó dọc bãi biển là nhóm những dân chài ngồi nhậu "lai dai" vừa hóng gió vừa giải trí sau một ngày làm việc vất vả. Nhiều người dân còn có thói quen ngủ biển. Người dân nơi đây với cách sống rất chân thật và vô tư, họ có thể dốc hết túi tiền cho buổi nhậu tối để mai lại bắt đầu, có lẽ đó là điều khác biệt so với người dân thành thị vốn nhiều toan tính.
Hơn bao giờ hết tôi thực sự thấy được ý nghĩa bài "Biển hát chiều nay" của nhạc sỹ Hồng Đăng và đúng là họ - những người "bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm".
Vì nhóm chúng tôi ở nhà một người bạn nên không thuê khách sạn, phần ăn uống cũng vậy. Vì là dân miền biển các món ăn chủ yếu từ biển, rau thì rất ít mà rau muống cơ mà sao dài phải đến 40cm họ cũng ăn rất ít rau.
Ngày hôm sau, tôi khám phá bình minh biển Sa Huỳnh. Mới 5h sáng mà đã nắng chang chang rồi.
Hơn bao giờ hết tôi thực sự thấy được ý nghĩa bài "Biển hát chiều nay" của nhạc sỹ Hồng Đăng và đúng là họ - những người "bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm".
Vì nhóm chúng tôi ở nhà một người bạn nên không thuê khách sạn, phần ăn uống cũng vậy. Vì là dân miền biển các món ăn chủ yếu từ biển, rau thì rất ít mà rau muống cơ mà sao dài phải đến 40cm họ cũng ăn rất ít rau.
Ngày hôm sau, tôi khám phá bình minh biển Sa Huỳnh. Mới 5h sáng mà đã nắng chang chang rồi.
Bình minh trên biển
Sau khi tắm biển chúng tôi đi tham quan khu đóng tàu, trung tâm văn hóa Sa Huỳnh
Những con tàu sắp hoàn thiện chờ ngày hạ thủy
Buổi chiều chúng tôi được những người bạn dẫn ra khu bãi đá ngoài biển. Quả thực nước ở đây rất trong có điều là bãi biển thì hơi có rác chút vì người dân cũng chưa thực sự ý thức được là họ đang sở hữu một "báu vật biển khơi".
Bãi đá với bờ cát mịn màng
Những hòn đá to tự bao giờ đã bị nước biển ăn mòn tạo thành một bể tắm nhỏ như trong ảnh em bé này đang tắm
Em bé nhất chưa đến 2 tuổi nhưng cũng "bám biển" ghê
Cuộc hành trình của chúng tôi còn tiếp tục vào miền nam nên đành tạm biệt Sa Huỳnh tạm biệt Quảng Ngãi với vùng biển hoang sơ và với những con người chất phát.
2. ĂN UỐNG
Cua Huỳnh Đế, có lẽ khi nhắc đến tên loại cua vừa lạ vừa sang này, không ít người tỏ ra ngạc nhiên. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ... Bạn muốn thưởng thức cua Huỳnh đế? Câu trả lời là "không dễ!". Chẳng phải do ví tiền mà cái chính là vì sự hiếm hoi của nó. Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch. Giá khoảng 200-300k/kg.
Mắm Nhum, "Mắm nhum" không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhumHiện nay, giá 1 lít mắm nhum khoảng 120 ngàn đồng. Nhưng đến tháng 5, tháng 6 âm lịch - cao điểm mùa du lịch Sa Huỳnh – nhiều du khách có nhu cầu mua về làm quà nên có thể nhích lên khoảng 130 đến 140 ngàn đồng/lít.
Bánh nổ nếp ngự , muốn thưởng thức loại bánh này bạn phải chọn đúng dịp vì người dân ở đây chỉ làm bánh nổ trong dịp Tết và chỉ chọn duy nhất một loại nếp ngự, loại nếp đặc chủng chỉ riêng vùng quê này mới có
Gỏi cá , có nhiều loại cá để làm gỏi, mùa nào thức ấy. Cá chuồn ở vào tháng giêng đến tháng năm, cá hố tháng bảy, cá rựa tháng mười. Các loại cá trên lạn mỏng, xắt từng lát nhỏ rồi trộng đều với gia vị, vắt lên đó chút chanh hoặc giấm, cá có mùi chín tái như vừa chín tới. Nhưng ngon nhất vẫn là gỏi cá cơm
3. ĐỊA CHỈ THĂM QUAN
Hóc Mó, là một địa danh khá nổi tiếng về gành đá, rừng dương, biển và cát. Đến với Hóc Mó bạn sẽ được nghe tiếng dương ru hay tiếng sóng vỗ gành.
Đầm An Khê, là đồng nước ngọt, người sông ven đồng sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng quanh đồng. Bình minh trên đồng luôn tạo cho bạn cảm giác sống mãnh liệt, còn hoàng hôn thì mang bạn đến gần nhau hơn, thi vị và lãng mạng hơn...
Bãi biển trung tâm, ngoài bãi cát vàng - biển xanh đặc trưng, bãi biển trung tâm còn có độ dốc thấp, hướng thẳng vế phía mặt trời mọc, nằm cạnh tuyến đường sắt và quốc lộ IA. Với rừng dương lâu năm, diện tích mặt bằng rộng nên rất tiện cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng.
Núi Viba, là một trong những ngọn núi cao nhất Sa Huỳnh, bạn có thể lên đến đỉnh núi bằng xe gắn máy hay Ôtô. Lên đến nơi bạn tha hồ thả mắt trước cái vô tận của rừng và biển Sa Huỳnh.
Cửa biển Sa Huỳnh, xưa kia đã chứng kiến biết bao trận đánh khốc liệt của mảnh đất anh hùng này, nay cửa biển Sa Huỳnh là nơi ra vào của tàu bè, đây cũng là nơi tập trung khá đầy đủ văn hóa, tín ngưỡng của làng ngư Sa Huỳnh...
Ruộng muối Sa Huỳnh, Sa Huỳnh còn là vựa muối lớn ở miền Trung, chẳng thua kém gì muối Cà Ná và muối Hòn Khói. Diện tích các cánh đồng muối ở đây chiếm gần 500 ha và hàng năm sản xuất hàng trăm ngàn tấn muối có chất lượng tốt. Bạn có thể chớp được vô số những khoảnh khắc ấn tượng ở đây đó.
Thôn La Vân, một trong những làng sống bằng nghề trồng lúa, La vân được bao quanh bởi dãy trường sơn với những con suối mát ngọt. Đến với La Vân vào lúc chiếu về bạn chớ quên hướng mắt về núi nắp vun để lặng minh trước hoàng hôn Sa Huỳnh.
Đầm Sa Huỳnh, vốn được biết đến với đồng muối trắng, xung quanh được bao bọc bởi dãy trường sơn. Đầm Sa Huỳnh có rất nhiều loại thủy sản sinh sống, do đó bạn có thể đi cào sò hay lấy hàu vào mỗi khi chiều về hoặc đi soi cua đá vào buổi tối - thật thú vị.
Bãi biển Châu Me, là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung, biển xanh trong, cát vàng óng. Châu Me vốn được biết đến như một khu du lịch sinh thái, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí như câu cá. Tại đây, bạn có thể hòa mình vào những âm thanh của dàn nhạc nước đầy sức mê hoặc.
Đền thờ cá Ông, vì đây là vùng đất gắn bó với nghề biển nên dân làng rất tôn kính cá Ông. Họ tin rằng, cá Ông sẽ giúp họ vượt qua những cơn sóng to gió lớn ở ngoài khơi. Cho nên gần cửa biển có lăng cá Ông, cạnh lăng có một khu đất để táng xác cá Ông. Khi đủ ba năm sẽ lấy lên thiêu và đem tro đựng trong quách để trong lăng mà thờ. Ngày trước người ta phong cho ông Nam Hải là "Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần". Mỗi năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức cúng linh đình, có rước cả hát Bội về há cho bà con nghe.
Chùa Từ Phước Người dân Sa Huỳnh phần lớn theo đạo Phật, họ tin vào đức Phật linh thiêng, tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngày rằm và mùng 1 hàng tháng bà con luôn ăn chay và đi chùa để cầu an sám hối. Chính vì vậy, đạo Phật ở đây rất phát triển, bằng chứng là có nhiều chùa trong đó có chùa Từ Phước là chùa lớn và đẹp nhất của huyện Đức Phổ. Bên cạnh đạo Phật, có một số người theo đạo Cao Đài và số còn lại thì không theo đạo.
Những hòn đá to tự bao giờ đã bị nước biển ăn mòn tạo thành một bể tắm nhỏ như trong ảnh em bé này đang tắm
Em bé nhất chưa đến 2 tuổi nhưng cũng "bám biển" ghê
Cuộc hành trình của chúng tôi còn tiếp tục vào miền nam nên đành tạm biệt Sa Huỳnh tạm biệt Quảng Ngãi với vùng biển hoang sơ và với những con người chất phát.
2. ĂN UỐNG
Cua Huỳnh Đế, có lẽ khi nhắc đến tên loại cua vừa lạ vừa sang này, không ít người tỏ ra ngạc nhiên. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ... Bạn muốn thưởng thức cua Huỳnh đế? Câu trả lời là "không dễ!". Chẳng phải do ví tiền mà cái chính là vì sự hiếm hoi của nó. Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch. Giá khoảng 200-300k/kg.
Mắm Nhum, "Mắm nhum" không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhumHiện nay, giá 1 lít mắm nhum khoảng 120 ngàn đồng. Nhưng đến tháng 5, tháng 6 âm lịch - cao điểm mùa du lịch Sa Huỳnh – nhiều du khách có nhu cầu mua về làm quà nên có thể nhích lên khoảng 130 đến 140 ngàn đồng/lít.
Bánh nổ nếp ngự , muốn thưởng thức loại bánh này bạn phải chọn đúng dịp vì người dân ở đây chỉ làm bánh nổ trong dịp Tết và chỉ chọn duy nhất một loại nếp ngự, loại nếp đặc chủng chỉ riêng vùng quê này mới có
Gỏi cá , có nhiều loại cá để làm gỏi, mùa nào thức ấy. Cá chuồn ở vào tháng giêng đến tháng năm, cá hố tháng bảy, cá rựa tháng mười. Các loại cá trên lạn mỏng, xắt từng lát nhỏ rồi trộng đều với gia vị, vắt lên đó chút chanh hoặc giấm, cá có mùi chín tái như vừa chín tới. Nhưng ngon nhất vẫn là gỏi cá cơm
3. ĐỊA CHỈ THĂM QUAN
Hóc Mó, là một địa danh khá nổi tiếng về gành đá, rừng dương, biển và cát. Đến với Hóc Mó bạn sẽ được nghe tiếng dương ru hay tiếng sóng vỗ gành.
Đầm An Khê, là đồng nước ngọt, người sông ven đồng sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng quanh đồng. Bình minh trên đồng luôn tạo cho bạn cảm giác sống mãnh liệt, còn hoàng hôn thì mang bạn đến gần nhau hơn, thi vị và lãng mạng hơn...
Bãi biển trung tâm, ngoài bãi cát vàng - biển xanh đặc trưng, bãi biển trung tâm còn có độ dốc thấp, hướng thẳng vế phía mặt trời mọc, nằm cạnh tuyến đường sắt và quốc lộ IA. Với rừng dương lâu năm, diện tích mặt bằng rộng nên rất tiện cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng.
Núi Viba, là một trong những ngọn núi cao nhất Sa Huỳnh, bạn có thể lên đến đỉnh núi bằng xe gắn máy hay Ôtô. Lên đến nơi bạn tha hồ thả mắt trước cái vô tận của rừng và biển Sa Huỳnh.
Cửa biển Sa Huỳnh, xưa kia đã chứng kiến biết bao trận đánh khốc liệt của mảnh đất anh hùng này, nay cửa biển Sa Huỳnh là nơi ra vào của tàu bè, đây cũng là nơi tập trung khá đầy đủ văn hóa, tín ngưỡng của làng ngư Sa Huỳnh...
Ruộng muối Sa Huỳnh, Sa Huỳnh còn là vựa muối lớn ở miền Trung, chẳng thua kém gì muối Cà Ná và muối Hòn Khói. Diện tích các cánh đồng muối ở đây chiếm gần 500 ha và hàng năm sản xuất hàng trăm ngàn tấn muối có chất lượng tốt. Bạn có thể chớp được vô số những khoảnh khắc ấn tượng ở đây đó.
Thôn La Vân, một trong những làng sống bằng nghề trồng lúa, La vân được bao quanh bởi dãy trường sơn với những con suối mát ngọt. Đến với La Vân vào lúc chiếu về bạn chớ quên hướng mắt về núi nắp vun để lặng minh trước hoàng hôn Sa Huỳnh.
Đầm Sa Huỳnh, vốn được biết đến với đồng muối trắng, xung quanh được bao bọc bởi dãy trường sơn. Đầm Sa Huỳnh có rất nhiều loại thủy sản sinh sống, do đó bạn có thể đi cào sò hay lấy hàu vào mỗi khi chiều về hoặc đi soi cua đá vào buổi tối - thật thú vị.
Bãi biển Châu Me, là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung, biển xanh trong, cát vàng óng. Châu Me vốn được biết đến như một khu du lịch sinh thái, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí như câu cá. Tại đây, bạn có thể hòa mình vào những âm thanh của dàn nhạc nước đầy sức mê hoặc.
Đền thờ cá Ông, vì đây là vùng đất gắn bó với nghề biển nên dân làng rất tôn kính cá Ông. Họ tin rằng, cá Ông sẽ giúp họ vượt qua những cơn sóng to gió lớn ở ngoài khơi. Cho nên gần cửa biển có lăng cá Ông, cạnh lăng có một khu đất để táng xác cá Ông. Khi đủ ba năm sẽ lấy lên thiêu và đem tro đựng trong quách để trong lăng mà thờ. Ngày trước người ta phong cho ông Nam Hải là "Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần". Mỗi năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức cúng linh đình, có rước cả hát Bội về há cho bà con nghe.
Chùa Từ Phước Người dân Sa Huỳnh phần lớn theo đạo Phật, họ tin vào đức Phật linh thiêng, tin vào Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngày rằm và mùng 1 hàng tháng bà con luôn ăn chay và đi chùa để cầu an sám hối. Chính vì vậy, đạo Phật ở đây rất phát triển, bằng chứng là có nhiều chùa trong đó có chùa Từ Phước là chùa lớn và đẹp nhất của huyện Đức Phổ. Bên cạnh đạo Phật, có một số người theo đạo Cao Đài và số còn lại thì không theo đạo.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: