[Funland] Biến cố Phật giáo 1963

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Cách đây đúng 60 năm, hôm 8/5/1963, ngày Phật Đản, xảy ra cuộc đụng độ giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật tử ở Huế sau đó lan rộng trở thành Biến cố Phật giáo 1963, hay là Phong trào Phật giáo 1963 là một sự kiện đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của các tín đồ Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một biến cố gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Biến cố này bắt nguồn từ Lá cờ Phật giáo
Chính phủ Ngô Đình Diệm quy định cờ tôn giáo không được treo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất...) nhưng tất cả các tôn giáo đều không tuân thủ nghiêm túc quy định này. Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, chính phủ cũng không hề lưu tâm tới vấn đề các tôn giáo vi phạm quy định treo cờ.
Ngô Đình Thục muốn tổ chức đại lễ long trọng mừng Ngân khánh (25 năm tấn phong) nên các nơi treo cờ tòa thánh nhưng số lượng Ki-tô giáo hữu ít và ngay vào dịp Đại lễ Phật đản nên khắp thành phố Huế treo cờ Phật giáo, ông Thục phàn nàn ông Diệm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 6/5/1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày), Phủ Tổng thống gửi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo. Vì đây là thời điểm trước Phật Đản nên Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đăng đến xin ý kiến Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn không kỳ thị Phật giáo, có mối quan hệ thân thiết với Thượng toạ Thích Trí Quang hai người thường gặp nhau đàm đạo. Ông Cẩn vừa lệnh cho ông Đăng chuyển thông điệp đến Thích Trí Quang yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ, đồng thời yêu cầu ông Đăng đánh điện về Phủ Tổng thống xin chỉ thị. Theo lệnh ông Cẩn, ông Đăng đến gặp Thượng tọa Thích Trí Quang truyền đạt ý của ông Cẩn, nhưng Thích Trí Quang trả lời không tán thành lời yêu cầu đó
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,754
Động cơ
232,708 Mã lực
Em lót đôi tổ ong ngồi hóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Buổi tối, Thượng tọa Thích Trí Quang nhận được Công điện 5159 của Phủ Tổng thống về việc thực hiện quy định cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Miền Trung họp khẩn tại chùa Từ Đàm từ 21 giờ ngày 6/5/1963 đến 02 giờ sáng ngày 7/5/1963. Sau đó, Thượng tọa Thích Trí Quang soạn ba văn bản phản đối Công điện 5159 của Phủ Tổng thống để gửi cho Hội Phật giáo Thế giới, Chính quyền Ngô Đình Diệm, và Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Sài Gòn. Ngay hôm sau, chính quyền Tỉnh yêu cầu Phật giáo ở Huế không gửi ba văn bản trên và mời Thích Trí Quang đến họp tại tư dinh Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Trưa hôm đó (7/5), tại Huế, chính quyền cho cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo, vứt xuống đất, xé cờ và hăm dọa người phản kháng. Điều này gây bất bình cho các chức sắc và tín đồ Phật giáo.
 

MAY HƠN KHÔN60

Xe buýt
Biển số
OF-746846
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
992
Động cơ
68,649 Mã lực
Nơi ở
HBT-HN
Hóng thông tin của Cụ Ngao5!
Em thấy lịch sử TG đã cho thấy tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo, xung đột tôn giáo, đàn áp tôn giáo...
Đều có cái kết thật là thảm khốc...
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Ô D này có con em dâu báo đời, đã láo còn ngu, đổ càng nhiều xăng thêm vào lửa
 

Mỳ 2 tôm

Xe điện
Biển số
OF-803903
Ngày cấp bằng
11/2/22
Số km
4,039
Động cơ
-100,703 Mã lực
Em vào hóng thớt của bác
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Tịnh Khiết, cùng các Thượng tọa Thích Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Minh, Thiện Siêu, Mật Hiển, Thanh Trí) cùng nhiều tăng ni và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Hành chính Tỉnh để phản đối hành động của chính quyền.
Ông Đăng, Tỉnh trưởng, giải thích với phái đoàn là cảnh sát đã làm sai lệnh thương cấp và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo trong thành phố Huế chính quyền cho phép treo cờ Phật giáo trước 21 giờ theo đúng yêu cầu của Phật giáo.
Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Miền Trung nhận định: Chính quyền Ngô Đình Diệm không những không chịu từ bỏ chính sách kỳ thị Phật giáo, mà còn sẽ có những biện pháp khác để đàn áp, trả thù… trong thời gian tới và quyết định tiếp tục đấu tranh với chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày Phật Đản 8/5. Sách lược Đấu tranh với chính quyền bao gồm:
- Bất b ạ o độ ng.
- Phản đối chính sách bất công về tôn giáo.
- Không chống chính phủ.
- Không chống đạo Thiên Chúa.
- Tự do tín ngưỡng Phật giáo.
- Bình đẳng tôn giáo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Sáng ngày 8/5/1963 (ngày Phật Đản), lúc 06 giờ 30, Phật giáo biểu tình và rước Phật từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm một cách trật tự. Cảnh sát có mặt nhưng không ngăn cản hay đàn áp. Lễ Phật Đản diễn ra tại chùa Từ Đàm với bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang cáo trạng về chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Diệm - Nhu làm dấy động lên sự bất bình trước những chính sách đó của chính quyền. Tình báo CIA mô tả TT Quang là một kẻ mị dân, cực kì chống Công giáo, một người theo chủ nghĩa quốc gia cuồng tín, và một kẻ vĩ cuồng với mục tiêu tối hậu là thành lập ở Miền Nam một chế độ thần quyền Phật giáo.
Diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo, kỳ thị Phật giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Tiếp theo sau là phần nghi lễ diễn ra bình thường.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Biến cố ở đài phát thanh Huế
Buổi tối ngày 8/5/1963 đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn mừng ngày Phật đản của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm như thường khi. Nhưng đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn với lý do lỗi kỹ thuật nên không thể phát được đài chỉ cho phát các bài nhạc.
Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6.000 người. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Binh lính và xe bọc thép cũng được điều đến Đài phát thanh.
Trong khi lãnh đạo Phật giáo và tỉnh trưởng đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có tám người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi) cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo: "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán".
Biểu tình 1963_5_8 (1).jpg

Đài kỉ niệm thánh tử đạo, sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1963 tại Huế. Phía sau là khu trung tâm festival Huế (trước đây là Đài phát thanh Huế)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Theo sự tiết lộ của Giáo sư Trần Hữu Thế, cựu bộ trưởng Giáo dục, chính Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sĩ phải "dẹp" đám đông Phật tử tại đài Phát thanh Huế tối 8/5/1963. Trích:
"Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô Đình Cẩn với sự hiện diện của Tổng giám mục Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đặng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.
Ngô Đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẽ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô Đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ăn bỗng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ: "Dẹp…!".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ
Mặt khác, một số nguồn khác thì cho rằng: chính Đặng đã ra lệnh nổ súng để ngầm giúp đỡ cho một đảng phái thứ ba có quyền lợi nếu chế độ Diệm sụp đổ. Nhà báo Arthur Dommen và Ellen Hammer thì suy đoán rằng một quân nhân Mỹ và một số ít nhân viên CIA đã dàn dựng toàn bộ vụ việc, bởi loại thuốc nổ dẻo được sử dụng khi đó là loại mới và chỉ có quân đội Mỹ sử dụng, trong khi quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam lẫn quân lực Việt Nam Cộng hòa đều chưa có loại chất nổ này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Phản ứng của dân chúng và Chính phủ với biến cố ở đài phát thanh
Sau biến cố tại Đài phát thanh Huế, ngày 9/5/1963, Toà Hành chính Tỉnh Thừa Thiên ra Thông cáo "Trong lúc Đại diện Chính quyền và vị Thượng tọa Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần đang thảo luận để tìm cách thỏa mãn lời yêu cầu của tín đồ Phật giáo thì đối phương đã len lỏi trong đám đông xâm nhập Đài Phát Thanh, đập phá các cửa, ném đá và chất nổ vào Đài Phát thanh làm sập trần, vỡ nhiều cửa kính gây thiệt mạng cho 7 đồng bào và gây thương tích cho 1 đồng bào với 5 binh sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự tại Đài Phát Thanh."
Nhưng phía Phật giáo lại tin rằng chính quân đội chính phủ đã làm thiệt mạng 8 người có mặt tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963. Bác sĩ Erich Wulff chứng kiến sự việc tại đài phát thanh Huế và sau đó đến nhà xác quan sát các thi thể khẳng định có 5 trong 8 nạn nhân bị xe bọc thép bắn mất đầu. Thủ phạm gây ra cái chết của 8 người vẫn chưa được làm rõ nhưng đã gây bất mãn lên đến cực độ trong giới Phật tử và các tầng lớp xã hội khác.
Cũng theo bác sĩ Erich Wulff, khi ông báo sự kiện này cho các chính trị gia đối lập với Ngô Đình Diệm như Bùi Diễm và Phan Huy Quát thì thái độ của Bùi Diễm là "chỉ nhìn thấy nơi những xác chết những con bài sáng giá có được một cách bất ngờ trong công cuộc vận động chống chế độ độc tài" còn Phan Huy Quát thì muốn "tạo một thế liên minh tức khắc với Phật giáo, trước khi người khác cùng có ý tưởng này. Sự việc đã có nhiều người chết chỉ là chuyện bên lề đối với ông ta".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Tại Sài Gòn, ngày 9/5/1963, Giám đốc Cảnh sát (Nguyễn Văn Thành) và Giám đốc Cảnh sát Đặc biệt (Dương Văn Hiếu) đến chùa Ấn Quang gặp lãnh đạo Phật giáo Nam Bộ nhờ trấn an dư luận.
Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu gặp Thượng tọa Thích Tâm Châu xin hoãn lễ Cầu siêu nạn nhân ở Đài Phát thanh Huế dự định tổ chức vào ngày 12/5/1963.
Sáng ngày 9/5/1963, tín đồ Phật giáo ở Huế biểu tình tố cáo chính quyền tàn sát tín đồ. Thượng tọa Thích Trí Quang và Tỉnh trưởng Thừa Thiên dùng xe phóng thanh kêu gọi Phật tử giải tán.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Cuộc đấu tranh của Phật giáo sau Lễ Phật Đản
Tuyên ngôn ngày 10/5/1963
Chiều ngày 9/5/1963, văn phòng Tổng Trị Sự Giáo hội Tăng Già Việt Nam nhận được báo cáo về việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963, do Phật giáo Trung ương chuyển tới. Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày và ra quyết định gửi kháng thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và đàn áp Phật giáo đêm 8/5/1963; tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế rồi rước bài vị từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi vào ngày 21/5/1963.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ
Mặt khác, một số nguồn khác thì cho rằng: chính Đặng đã ra lệnh nổ súng để ngầm giúp đỡ cho một đảng phái thứ ba có quyền lợi nếu chế độ Diệm sụp đổ. Nhà báo Arthur Dommen và Ellen Hammer thì suy đoán rằng một quân nhân Mỹ và một số ít nhân viên CIA đã dàn dựng toàn bộ vụ việc, bởi loại thuốc nổ dẻo được sử dụng khi đó là loại mới và chỉ có quân đội Mỹ sử dụng, trong khi quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam lẫn quân lực Việt Nam Cộng hòa đều chưa có loại chất nổ này.
Nếu đúng mà Mỹ thì bọn Mỹ mất dạy thật
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Ngày 10/5/1963, các vị lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm, hoạch định đường lối và phương pháp tranh đấu bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bằng xã hội. Một bản Tuyên ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo. Bản Tuyên ngôn này được gửi tới tổng thống Ngô Đình Diệm qua trung gian đại biểu chính phủ Trung Nguyên Trung Phần. Năm nguyện vọng bao gồm:
- Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
- Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
- Yêu cầu cho tăng ni Phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
- Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.
Bản Tuyên ngôn có chữ ký của Hòa thượng Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Mật Nguyện, đại diện Giáo hội Tăng Già Trung Phần, Hòa thượng Thích Trí Quang, đại diện hội Phật giáo Thừa Thiên và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top