- Biển số
- OF-41537
- Ngày cấp bằng
- 25/7/09
- Số km
- 761
- Động cơ
- 473,990 Mã lực
Em thấy bài này hay post lên đây để các cụ mợ tham khảo. Cụ mợ nào bên GTCC thì nghiên cứu cho anh em lái xe được nhờ ạ
Biển chỉ đường Việt Nam quá đánh đố tài xế
Đang chạy với tốc độ 100 km/h trên làn ngoài cùng đường cao tốc, quá khó cho tài xế để quan sát biển chỉ dẫn nằm ở làn trong cách hàng chục mét.
Lái xe ở đường Việt Nam, nhìn biển chỉ dẫn thôi chưa đủ, tốt nhất là bạn phải thuộc đường, nếu không có thể rơi vào trường hợp "không thể hiểu nổi". Công việc của tôi có dịp đi công tác ở nhiều nước, quan sát biển chỉ dẫn đường bộ của họ mới thấy, biển chỉ dẫn nhà mình quá nhiều bất cập.
1. Vị trí oái oăm
Có khi nào bạn đang phóng 100 km/h trên cao tốc bất ngờ phải dúi phanh thật mạnh vì phía trước các xe đang dồn ứ lại, xi-nhan phải bật hàng loạt? À, thì ra họ chuyển làn để chuẩn bị lên cầu vượt. Đây là thực trạng ở đường cao tốc Pháp Vân. Và không chỉ ở đây, còn nhiều tuyến đường nữa trên khắp cả nước, biển báo hướng đi ở cách quá xa so với tầm nhìn của tài xế.
Trên cao tốc, xe thường chạy nhanh ở làn ngoài cùng, nhưng biển chỉ dẫn lại lắp tận làn trong cùng, chữ thì bé líu nhíu, quá khó cho tài xế, đặc biệt là khi tầm nhìn hạn chế vì mưa, sương mù hay trời tối. Tại sao không để những hướng dẫn đơn giản này ở ngay giải phân cách giữa đường, nơi gần với tài xế nhất?
Một ví dụ khác, ở ngay sân bay Nội Bài. Nhà ga T2 đi quốc tế mới xây dựng nên hệ thống dẫn đường lên ga đi, ga đến cũng bố trí mới. Với người lâu lâu mới lái xe lên đây thì đúng là đánh đố. Biển chỉ dẫn lên ga đến lại nằm tận phía trong đường rẽ, tức phải rẽ đúng thì mới đọc được. Tôi từng phải tấp xe vào lề, chạy bộ đến tận nơi để đọc xem biển viết cái gì.
2. Thừa chữ
Biển chỉ dẫn cần đảm bảo yêu cầu cho người đi đường dễ hiểu, nhanh nhận biết nhất, nhưng nhiều biển lại quá nhiều chữ. Ví dụ thường gặp ở dạng "Hướng đi ABC cách 1 km". Thừa quá nhiều chữ. Thay bằng việc căng mắt để đọc một dòng dài, nước ngoài họ chỉ cần "ABC (mũi tên) 1km", tài xế lập tức hiểu đi địa điểm ABC thì cần phải theo hướng mũi tên, 1 km nữa.
3. Thiếu hình tượng
Dường như khái niệm chỉ dẫn ở Việt Nam, là bắt buộc phải thể hiện bằng chữ, mà chữ thì bao giờ cũng khó nhận biết hơn rất nhiều so với hình ảnh. Dọc đường cao tốc từ Bangkok ra sân bay, cứ cách đoạn lại có hình chiếc máy bay, bên dưới ghi số km, ai cũng hiểu đó là đường ra sân bay.
Thay vì viết chữ dài dòng, hãy hình ảnh hóa những địa điểm nổi tiếng, dễ nhận biết như sân bay, nhà ga, sân vận động, khu liên hợp thể thao, bãi biển... vừa dễ hiểu, lại cực sinh động, gần gũi.
4. Thiếu tiếng Anh
Đây là nguyên tắc cơ bản để hội nhập. Biển chỉ dẫn đường đi không chỉ dành cho người Việt, mà cho cả người nước ngoài ở Việt Nam, cho khách du lịch. Vì thế, nên có thêm chỉ dẫn bằng tiếng Anh cho những nội dung phải viết chữ, không thể dụng hình tượng.
5. Không nhìn xa
Từ một đường cao tốc đâm thẳng vào thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, người tham gia giao thông có thể còn muốn đi đến những tỉnh khác. Nhưng thật khó để tìm trên cao tốc Pháp Vân biển chỉ dẫn đi Bắc Ninh, đi Lạng Sơn, đi Hải Phòng hay Nội Bài ở đâu. Chẳng lẽ cứ phải đâm vào Hà Nội, rồi lần mò tiếp?
Nguyên Khoa
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/bien-chi-duong-viet-nam-qua-danh-do-tai-xe-3233959.html
Biển chỉ đường Việt Nam quá đánh đố tài xế
Đang chạy với tốc độ 100 km/h trên làn ngoài cùng đường cao tốc, quá khó cho tài xế để quan sát biển chỉ dẫn nằm ở làn trong cách hàng chục mét.
Lái xe ở đường Việt Nam, nhìn biển chỉ dẫn thôi chưa đủ, tốt nhất là bạn phải thuộc đường, nếu không có thể rơi vào trường hợp "không thể hiểu nổi". Công việc của tôi có dịp đi công tác ở nhiều nước, quan sát biển chỉ dẫn đường bộ của họ mới thấy, biển chỉ dẫn nhà mình quá nhiều bất cập.
1. Vị trí oái oăm
Có khi nào bạn đang phóng 100 km/h trên cao tốc bất ngờ phải dúi phanh thật mạnh vì phía trước các xe đang dồn ứ lại, xi-nhan phải bật hàng loạt? À, thì ra họ chuyển làn để chuẩn bị lên cầu vượt. Đây là thực trạng ở đường cao tốc Pháp Vân. Và không chỉ ở đây, còn nhiều tuyến đường nữa trên khắp cả nước, biển báo hướng đi ở cách quá xa so với tầm nhìn của tài xế.
Trên cao tốc, xe thường chạy nhanh ở làn ngoài cùng, nhưng biển chỉ dẫn lại lắp tận làn trong cùng, chữ thì bé líu nhíu, quá khó cho tài xế, đặc biệt là khi tầm nhìn hạn chế vì mưa, sương mù hay trời tối. Tại sao không để những hướng dẫn đơn giản này ở ngay giải phân cách giữa đường, nơi gần với tài xế nhất?
Một ví dụ khác, ở ngay sân bay Nội Bài. Nhà ga T2 đi quốc tế mới xây dựng nên hệ thống dẫn đường lên ga đi, ga đến cũng bố trí mới. Với người lâu lâu mới lái xe lên đây thì đúng là đánh đố. Biển chỉ dẫn lên ga đến lại nằm tận phía trong đường rẽ, tức phải rẽ đúng thì mới đọc được. Tôi từng phải tấp xe vào lề, chạy bộ đến tận nơi để đọc xem biển viết cái gì.
2. Thừa chữ
Biển chỉ dẫn cần đảm bảo yêu cầu cho người đi đường dễ hiểu, nhanh nhận biết nhất, nhưng nhiều biển lại quá nhiều chữ. Ví dụ thường gặp ở dạng "Hướng đi ABC cách 1 km". Thừa quá nhiều chữ. Thay bằng việc căng mắt để đọc một dòng dài, nước ngoài họ chỉ cần "ABC (mũi tên) 1km", tài xế lập tức hiểu đi địa điểm ABC thì cần phải theo hướng mũi tên, 1 km nữa.
3. Thiếu hình tượng
Dường như khái niệm chỉ dẫn ở Việt Nam, là bắt buộc phải thể hiện bằng chữ, mà chữ thì bao giờ cũng khó nhận biết hơn rất nhiều so với hình ảnh. Dọc đường cao tốc từ Bangkok ra sân bay, cứ cách đoạn lại có hình chiếc máy bay, bên dưới ghi số km, ai cũng hiểu đó là đường ra sân bay.
Thay vì viết chữ dài dòng, hãy hình ảnh hóa những địa điểm nổi tiếng, dễ nhận biết như sân bay, nhà ga, sân vận động, khu liên hợp thể thao, bãi biển... vừa dễ hiểu, lại cực sinh động, gần gũi.
4. Thiếu tiếng Anh
Đây là nguyên tắc cơ bản để hội nhập. Biển chỉ dẫn đường đi không chỉ dành cho người Việt, mà cho cả người nước ngoài ở Việt Nam, cho khách du lịch. Vì thế, nên có thêm chỉ dẫn bằng tiếng Anh cho những nội dung phải viết chữ, không thể dụng hình tượng.
5. Không nhìn xa
Từ một đường cao tốc đâm thẳng vào thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, người tham gia giao thông có thể còn muốn đi đến những tỉnh khác. Nhưng thật khó để tìm trên cao tốc Pháp Vân biển chỉ dẫn đi Bắc Ninh, đi Lạng Sơn, đi Hải Phòng hay Nội Bài ở đâu. Chẳng lẽ cứ phải đâm vào Hà Nội, rồi lần mò tiếp?
Nguyên Khoa
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/bien-chi-duong-viet-nam-qua-danh-do-tai-xe-3233959.html