[Thảo luận] Biển 411 và mũi tên chỉ hưởng trên các làn đường.

hanhnc76

Xe máy
Biển số
OF-187858
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
58
Động cơ
332,650 Mã lực
Hướng dẫn bố láo, sai toét, làm nhiễu loạn thông tin, làm người lái xe chẳng biết đường nào mà lần:
- Biển 412 là biển báo trái luật, trái cả nội dung chính của quy chuẩn 41, do đó nó không có hiệu lực bắt buộc tuân thủ. Tại ngã tư phải tuân thủ biển 411 và mũi tên chỉ hướng, có thể chuyển làn từ xa thoải mái mà không sợ vi phạm cái biển 412 không có hiệu lực ấy
- Biển 411 và vạch mũi tên chỉ hướng bắt buộc phải sử dụng phối hợp với nhau thì mới có hiệu lực bắt buộc tuân thủ. Không có biển 411 thì làm sao biết được mũi tên chỉ hướng đi thế nào mà tuân thủ?
đây là cái bẫy đẻ xxxx vin
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,668
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn cụ nhé!
1. em chưa đọc kỹ "Đề bài" của cụ.
2. Đỏ: các cụ vẫn bảo là biển 412 là biển phân làn (theo phương tiện) chứ !
3. Xanh: em vẫn chưa nghiên cứu kỹ luật GTĐB, nên chưa hiểu lắm tại sao lại dành cho tất cả các loại xe ?
4. Tím: Cũng do chưa nghiên cứu kỹ luật GTĐB, nên em cũng chưa hiểu tại sao QC 41:2012 lại trái với Luật GTĐB. Và 2 cái này (QC 41 & Luật GTĐB) cái nào hiệu lực cao hơn.

Em đọc bài cụ phân tích nhiều, nên mong tiếp tục nhận được phân tích của cụ!
Chúc cụ mạnh khỏe!
Đỏ: Nó là biển phân làn theo phương tiện, và nó thuộc loại biển chỉ dẫn do có hình vuông, nền xanh
Xanh: Luật GTĐB chỉ phân biệt đường/phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, không phân biệt làn đường dành cho các loại xe cơ giới khác nhau
Tím: Hệ thông văn bản luật, cao nhất có Hiến pháp, tiếp đến là các luật, bộ luật (do Quốc hội ban hành), rồi đến các nghị định hướng dẫn thực hiện luật (do Chính phủ ban hành), dưới nữa là các thông tư do các bộ ban hành, các quyết định do địa phương ban hành. Nguyên tắc là các văn bản cấp thấp chỉ được chi tiết hóa, làm rõ những quy định của các văn bản cấp cao mà không được có quy định trái hoặc xung đột với các văn bản luật cấp cao. Nếu có thì văn bản cấp thấp hơn tự động bị vô hiệu hóa.

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy chuẩn 41 do Bộ GTVT ban hành nên có hiệu lực thấp hơn luật GTĐB do Quốc hội ban hành, xung đột như sau:
- Luật GTĐB quy định (1) Xe cơ giới được/phải đi trong một làn nhất định (trong phần đường dành cho xe cơ giới) và chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép (không có vạch liền); (2) Xe chạy với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải (phần đường xe chạy)
- Quy chuẩn 41, cụ thể là cái biển 412 lại quy định (1) Xe cơ giới chỉ được chạy trong một làn nhất định và không được chuyển làn ngay cả ở những vị trí cho phép (không có vạch liền); (2) Xe chạy với tốc độ thấp hơn không được đi về phía bên phải
Ngoài ra nó còn xung đột với điều 16.1 trong nội dung chính của quy chuẩn như tôi đã nói ở trên
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,382
Động cơ
-392,539 Mã lực
Để tránh cãi nhau thì em vẫn cố gắng tuân thủ theo biển 412 kia dù các cụ chửi nó là không theo chuẩn hay gì cả. Tệ lắm bị bắt thì mới cãi thôi. Tuy nhiên cho em hỏi, VD cái biển 412 cắm ở đầu đường, đến ngã tư nó không có biển 411 nhưng nó chia làn bằng mũi tên (nhiều nơi thế) thì tính từ lúc nào em được chuyển làn? Từ lúc nhìn thấy mũi tên, từ lúc đầu xe em qua *** cái mũi tên hay lúc nào?

Có biển thì bảo qua biển 411 là được chứ mũi tên thì biết lúc nào mũi tên bắt đầu có hiệu lực?
 
Biển số
OF-141006
Ngày cấp bằng
8/5/12
Số km
215
Động cơ
367,140 Mã lực
Nơi ở
Ở phố
Đỏ: Nó là biển phân làn theo phương tiện, và nó thuộc loại biển chỉ dẫn do có hình vuông, nền xanh
Xanh: Luật GTĐB chỉ phân biệt đường/phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, không phân biệt làn đường dành cho các loại xe cơ giới khác nhau
Tím: Hệ thông văn bản luật, cao nhất có Hiến pháp, tiếp đến là các luật, bộ luật (do Quốc hội ban hành), rồi đến các nghị định hướng dẫn thực hiện luật (do Chính phủ ban hành), dưới nữa là các thông tư do các bộ ban hành, các quyết định do địa phương ban hành. Nguyên tắc là các văn bản cấp thấp chỉ được chi tiết hóa, làm rõ những quy định của các văn bản cấp cao mà không được có quy định trái hoặc xung đột với các văn bản luật cấp cao. Nếu có thì văn bản cấp thấp hơn tự động bị vô hiệu hóa.

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy chuẩn 41 do Bộ GTVT ban hành nên có hiệu lực thấp hơn luật GTĐB do Quốc hội ban hành, xung đột như sau:
- Luật GTĐB quy định (1) Xe cơ giới được/phải đi trong một làn nhất định (trong phần đường dành cho xe cơ giới) và chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép (không có vạch liền); (2) Xe chạy với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải (phần đường xe chạy)
- Quy chuẩn 41, cụ thể là cái biển 412 lại quy định (1) Xe cơ giới chỉ được chạy trong một làn nhất định và không được chuyển làn ngay cả ở những vị trí cho phép (không có vạch liền); (2) Xe chạy với tốc độ thấp hơn không được đi về phía bên phải
Ngoài ra nó còn xung đột với điều 16.1 trong nội dung chính của quy chuẩn như tôi đã nói ở trên
Cụ đã cho em "sáng mắt, sáng lòng. Cụ như vầng dương chói lọi...soi sáng đường xe đi". Em hơi tâng cụ 1 tí, nhưng sự thật là thế. Cảm ơn những phân tích, chia sẻ, hướng dẫn của cụ chinhatm.
Cụ có phải tên là Chính, Cổ động viên của Aletico Madrid (Chính + Aletico Madrid = chinhatm) không ah ? Cụ chịu khó nghiên cứu, em đi sau học hỏi cụ cũng sáng ra nhiều điều. Điểm yếu của em là mới lý thuyết suông chứ chưa được kinh nghiệm thực tiễn ngoài đường nhiều như cụ.
 

Super BRL

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-312385
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
32
Động cơ
297,190 Mã lực
Nơi ở
... Nhà Nghỉ
Các bác phải nắm vững đường đi là vì thế, còn ko nắm vững đề nghị ko ra đường :))
Ví dụ đã hộ khẩu HN là phải biết cái ngã í ko phải là cái ngã 3 và nó có biển cấm ô tô ở cái ngã khác được áp dụng luôn vào đây :P
May em ở Quê chả có biển nên chả Xợ ;))
 

bomun

Xe hơi
Biển số
OF-157962
Ngày cấp bằng
24/9/12
Số km
192
Động cơ
353,215 Mã lực
Cụ ấy đố chứ có phải bảo đè là sai đâu cụ :)). Theo hình vẽ thì đoạn nét đứt cứ đi cả 2 làn (đừng đi sang phải hẳn là được), qua biển 411 thì lượn sang hẳn làn phải :))
(em fun tí, chứ đoạn trên có cụ còn nhại em về cái khoản "đè nét liền" này mới cú)
Cụ đè nét liền rồi rẽ phải thì em nghĩ là sai đấy ạ vì nó không cấm đè nhưng cấm chuyển qua.
 

daihung4000

Xe tải
Biển số
OF-69168
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
421
Động cơ
434,410 Mã lực
Cụ nhìn cái hình minh họa sẽ dễ hiểu hơn. Tức là biển 412 đặt trước, ngay sau đó là biển 411. Oto chuyển làn để rẽ phải trước biển 411 là sai làn đường. Phải đi qua biển 411 mới được chuyển làn rẽ phải.

ở đường 5 không có biển 411 mà chỉ có biển 412 đặt từ đầu đường, hoặc một số tuyến đường khác cũng vậy có chăng chỉ đặt biệt 411 ở sau ngã 3,ngã 4 hoặc ngay trên đầu đèn xanh đèn đỏ thôi thì mình hoàn toàn không được chuyển làn để rẽ mặc dù dưới đất có mủi tên kẻ đường hướng dẫn rẽ và đi thẳng ạ.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Vãi các cụ, quan trọng là cái ý của tình huống chứ đừng nhìn vào cái tiểu tiết ở hình minh họa ấy ạ.

Ngày trước em cũng hay nghe các cụ nói về cái "làn hỗn hợp", đại khái là đến điểm giao cắt rồi thì đi ở "làn theo hướng" chứ không tuân thủ "làn theo phương tiện" nữa nhưng chưa thấy có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cái này, cụ nào thông não hộ em cái "làn hỗn hợp" này với ạ.

Đồng ý với cụ ý đầu là chỉ nhìn vào tình huống chứ không chú trọng tiểu tiết là cái hình minh họa biển "phân làn" sai quy định.
Nhưng cũng hơi vãi với cụ ở ý thứ hai. Luật không thể nào quy định chi tiết tới từng tình huống được mà nhiều lúc phải theo nguyên tắc hiểu biết/nhận thức chung. Nói đơn giản là cái biển 411 có hiệu lực từ lúc nào ạ? Câu trả lời là sau vị trí đặt biển và cụ cứ việc đi theo hướng dẫn đó. Nếu nói biển đó mâu thuẫn với biển 412 (đúng quy chuẩn) đặt trước đó và không được đi thì em VD tình huống này. Cụ đang bon bon trên quốc lộ hạn chế tốc độ tối đa 80km/h. Được 1 đoạn có biển cắm hạn chế tốc độ tối đa 60km/h thì về nguyên tắc nó sẽ hơi "mâu thuẫn" với cái biển hạn chế tốc độ tối đa 80km/h đặt trước đó (vì khác nhau mà). Khi đó cụ đi theo biển nào? Đương nhiên cụ phải tuân thủ biển hạn chế tốc độ tối đa 60km/h rồi, đúng không ạ? Vậy nên cần gì cứ phải có quy định cụ thể trong luật đâu ạ
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Về lý thuyết thì thế bác ạ, nhưng thực tế mũi tên vẽ dưới lòng đường rất khó quan sát, nhất là đường trong đô thị, xe cộ nối đuối nhau không thể nhìn thấy mũi tên chỉ hướng. Chính vì vậy mà quy chuẩn 41 đã quy định phải sử dụng biển 411 phối hợp với vạch 1.18 để người tham gia giao thông từ xa đã biết được mặt đường chia làm mấy làn, các hướng đi các làn thế nào để còn biết chuyến hướng trước khi đến ngã tư, chứ khi nhìn thấy mũi tên rồi thì rất khó/không thể chuyển hướng được nữa (xe cộ dầy đặc hoặc vạch liền)
Tất nhiên "định lý đảo" (vạch 1.18 phải sử dụng phối hợp với biển 411) chưa chắc đã đúng, nhưng lợi thế thuộc về người dân
Vấn đề là trong quy chuẩn không có chữ phải như cụ thêm vào. Thứ hai, phần quy định về vạch 1.18 lại có quy định "[FONT=&quot]Vạch này vẽ trước nơi giao nhau ở từng làn riêng bắt buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi."
Cụ xem lại đi.
[/FONT]
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Luật ĐB vn như cái mớ rối răm tạo đk cho xxx thịt dân. Ví dụ như cái vạch + mũi tên chỉ đường, trường hợp dừng xe đông quá che hết mũi tên thì sao thấy dc??? bắt buộc phải kết hợp với 411 mới xử phạt thì mới gọi là dc.
Còn nhìn cái bản đồ câu hỏi 1, lúc vượt qua cái biển 411, xe đánh lái sang làn phải để rẽ phải, vậy trường hợp dính cái vạch liền thì lại bị phạt đè vạch à???? hay lại là lỗi ko đúng làn đường theo chỉ dẫn 411 vì qua biển rồi mới sang???
ẢO
Nếu các cụ đọc kỹ cái QCVN41 ấy: "[FONT=&quot]a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch." Tức là đúng ra tụi GTVT không được sử dụng cái vạch liền trắng này để phân làn cho các xe lưu thông cùng chiều. Dù phải công nhận là nhiều khi cái vạch đó kẻ như vậy giúp cho giao thông được thông suốt hơn nhưng sử dụng để phạt thì đúng là quá bẩn. Thế nên trường hợp đè vạch này trong nội thị vẫn có thể cãi được.[/FONT]
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Cảm ơn cụ nhé!
1. em chưa đọc kỹ "Đề bài" của cụ.
2. Đỏ: các cụ vẫn bảo là biển 412 là biển phân làn (theo phương tiện) chứ !
3. Xanh: em vẫn chưa nghiên cứu kỹ luật GTĐB, nên chưa hiểu lắm tại sao lại dành cho tất cả các loại xe ?
4. Tím: Cũng do chưa nghiên cứu kỹ luật GTĐB, nên em cũng chưa hiểu tại sao QC 41:2012 lại trái với Luật GTĐB. Và 2 cái này (QC 41 & Luật GTĐB) cái nào hiệu lực cao hơn.

Em đọc bài cụ phân tích nhiều, nên mong tiếp tục nhận được phân tích của cụ!
Chúc cụ mạnh khỏe!
Cụ chịu khó đọc kỹ vào. Có cái "tím" là do cái "đỏ", cụ thể là như thế này này: "Biển 412 là biển chỉ dẫn nên nó có hiệu lực với tất cả các làn, chứ không có hiệu lực với làn cụ thể nào (điều 16.1 quy chuẩn 41). Theo luật GTĐB, toàn bộ mặt đường này đều dành cho các loại xe cơ giới, không phân biệt loại xe. Đã có hiệu lực trên toàn bộ mặt đường, không phân biệt loại xe thì làm sao lại cắm cái biển 412 trên từng làn đường để quy định chỉ có 1 loại xe nào đó được lưu thông trên 1 làn đường cụ thể nào đó. Giải thích như vậy không biết đã đủ rõ ràng với cụ chưa.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Vào autocarvietnam e thấy có topic viết về cái này rất hay và rõ ràng. E xin phép post lên đây để các cụ tham khảo. Link gốc tại đây

Câu hỏi 1:

Trên đường phố, có biển 411 và 412 để chỉ hướng đi và phân làn đường. Một chiếc ôtô đang lưu thông bình thường ở làn trái ngoài cùng (làn dành cho ôtô) khi đến gần ngã tư do có biển 411 phân hướng nên phải chuyển sang làn phải để rẽ phải. Sau khi rẽ phải thì bị CSGT thổi phạt với lý do đi sai làn đường.

Nếu không chuyển sang làn phải ở gần ngã tư thì chiếc ôtô khi rẽ phải chặn đầu các phương tiện khác ở làn xe máy, như thế có thể gây nên tắc đường. Người lái xe giải thích với CSGT rằng, tại các ngã tư thì các làn đường là hỗn hợp, anh ta đi đúng biển 411 chỉ hướng đi nghĩa là không vi phạm luật. Hỏi, pháp luật xử lý như thế nào trong trưởng hợp này?



Trả lời:

Ý nghĩa biển báo 411 và 412 được quy định tại phụ lục E Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

E.11 Biển số 411: Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường: để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường… Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

E.12 Biển số 412 (a,b,c.d) Làn đường dành riêng cho từng loại xe: để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe có quyền ưu tiên theo quy định).

Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ về sử dụng làn đường có quy định: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.

Với quy định trên, viêc ôtô chuyển làn như tình huống nêu trên, ôtô đã chuyển làn khi đang trong phạm vi biển báo làn đường nên vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ nêu trên nên theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Câu hỏi 2:

Tại ngã tư, không có biển 411 (biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường) mà chỉ có các vạch chỉ hướng trên các làn đường. Ở làn đường ngoài cùng bên trái, có vạch chỉ hướng rẽ trái, một chiếc ôtô đi vào làn đó và đi thẳng thì bị CSGT thổi phạt.

Người lái xe nói rằng: Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?


Trả lời:

Vạch tín hiệu giao thông đường bộ được định nghĩa tại phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 05 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

Vạch tín hiệu giao thông trên đường gồm các loại vạch kẻ ngang hoặc dọc trên mặt đường, mũi tên, chữ viết hoặc hình vẽ trên mặt đường và những ký hiệu theo chiều đứng thể hiện ở cọc tiêu hoặc hàng rào hộ lan, lan can, hàng vỉa, nhằm hướng dẫn bảo đảm ATGT. Tác dụng của vạch tín hiệu là cung cấp thông tin hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo hiệu hoặc sử dụng độc lập.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật GTĐB quy định như sau: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Thứ tự hiệu lực của các biển báo hiệu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT) như sau:

Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường."

Theo các quy định nêu trên mặc dù không có biển 411 nhưng lại có các vạch chỉ hướng trên các làn đường thì người lái xe vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định tại 3.1.4 Điều 3 về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như đã nêu trên.

Trong trường hợp nêu trên, người lái xe đã vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Hai câu hỏi này đã rõ. Nhưng với câu hỏi 3 này các cụ trat lời thế nào?

Câu hỏi 3:

Tại ngã tư, không có biển 411 (nhưng vẫn có biển 412 như hình vẽ) mà chỉ có các vạch chỉ hướng trên các làn đường. Người lái xe con màu xanh phải đi thế nào để không bị thổi phạt?


- Đi như ảnh trên bị phạt không đúng làn


- Đi như ảnh trên bị phạt chuyển làn không được phép (đè vạch liền)
 
Chỉnh sửa cuối:

CHIANTHI

Xe tăng
Biển số
OF-84685
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,163
Động cơ
421,240 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI 2
Câu 1 đúng chứ cụ. Biển báo có hiệu lực tính từ sau biển đó, bởi vậy biển thứ nhất là phân làn theo phương tiện, biển thứ 2 là phân làn theo hướng rẽ và phủ nhận biển thứ nhất. Bởi vậy 4b trong câu 1 đã chuyển làn sớm khi đang còn trong hiệu lực của biển 412. Tất nhiên bài thi vẽ minh họa nên trông gần, thường thì biển 412 sẽ đặt khá xa ngã tư, còn biển 411 đặt gần ngã tư để các xe chuyển làn. Chuyển trước biển 411 bị coi là sớm và vẫn bị phạt.
Ví dụ có trường hợp thực tế (trong OF), 2b đi đường GP từ Giáp bát lên hướng trung tâm và rẽ trái vào Kim liên. Nhưng mợ 2b này lại đi sát làn trái từ cổng Bách khoa với lý lẽ : tôi rẽ trái nên đi sát dải phân cách như vậy. Đương nhiên là nói gì thì xxx vẫn phạt vì 2b đã vi phạm biển 412.
Em thích và nhất trí với nội dung phân tích rõ ràng rễ hiểu của cụ .
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,402
Động cơ
447,960 Mã lực
Theo thứ tự hiệu lực cần phải tuân thủ nếu biển vạch, đèn có mâu thuẫn. Thứ tự là: ng điều khiển giao thông, đèn giao thông, biển, vạch kẻ

Trường hợp 3 cụ nói, thì đi vào hai làn bên trái do hiệu lực của biển phân làn cao hơn vạch chỉ hướng rồi rẽ phải là được. Tất nhiên không được đè vạch.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Theo thứ tự hiệu lực cần phải tuân thủ nếu biển vạch, đèn có mâu thuẫn. Thứ tự là: ng điều khiển giao thông, đèn giao thông, biển, vạch kẻ

Trường hợp 3 cụ nói, thì đi vào hai làn bên trái do hiệu lực của biển phân làn cao hơn vạch chỉ hướng rồi rẽ phải là được. Tất nhiên không được đè vạch.
Em muốn rẽ phải mà.
Nếu chuyển sang làn bên phải khi vạch phân làn là vạch đứt thì vị phạm phân làn của 412, còn nếu chuyên làn khi mũi tên có hiệu lực thì chắc chắn đè vạch liền. Còn nếu không chuyển làn mà rẽ thì không chấp hành mũi tên chỉ hướng.

Đây không phải tình huống em nghĩ ra mà là thực tế có rất nhiều trường hợp như thế này (ở Hà Nội)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,668
Động cơ
566,260 Mã lực
Vãi các cụ, quan trọng là cái ý của tình huống chứ đừng nhìn vào cái tiểu tiết ở hình minh họa ấy ạ.

Ngày trước em cũng hay nghe các cụ nói về cái "làn hỗn hợp", đại khái là đến điểm giao cắt rồi thì đi ở "làn theo hướng" chứ không tuân thủ "làn theo phương tiện" nữa nhưng chưa thấy có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cái này, cụ nào thông não hộ em cái "làn hỗn hợp" này với ạ.

Đồng ý với cụ ý đầu là chỉ nhìn vào tình huống chứ không chú trọng tiểu tiết là cái hình minh họa biển "phân làn" sai quy định.
Nhưng cũng hơi vãi với cụ ở ý thứ hai. Luật không thể nào quy định chi tiết tới từng tình huống được mà nhiều lúc phải theo nguyên tắc hiểu biết/nhận thức chung. Nói đơn giản là cái biển 411 có hiệu lực từ lúc nào ạ? Câu trả lời là sau vị trí đặt biển và cụ cứ việc đi theo hướng dẫn đó. Nếu nói biển đó mâu thuẫn với biển 412 (đúng quy chuẩn) đặt trước đó và không được đi thì em VD tình huống này. Cụ đang bon bon trên quốc lộ hạn chế tốc độ tối đa 80km/h. Được 1 đoạn có biển cắm hạn chế tốc độ tối đa 60km/h thì về nguyên tắc nó sẽ hơi "mâu thuẫn" với cái biển hạn chế tốc độ tối đa 80km/h đặt trước đó (vì khác nhau mà). Khi đó cụ đi theo biển nào? Đương nhiên cụ phải tuân thủ biển hạn chế tốc độ tối đa 60km/h rồi, đúng không ạ? Vậy nên cần gì cứ phải có quy định cụ thể trong luật đâu ạ
Tôi nhất trí với bác về cái nguyên tắc hiểu biết/nhận thức chung, bởi mọi thứ không thể đưa vào luật được. Tuy vậy, chính cái "nguyên tắc" mà bác nhắc đến nó lại có tính khoa học, logic của nó để tránh những xung đột, hiểu sai quy định:
- Ví dụ của bác, biển cấm 80km/h đặt trước, sau đó lại gặp biển 60km/h là chuyện bình thường, không xung đột nhau, hai biển đều có hiệu lực và bác phải tuân thủ cả hai biển. Nếu bác đi trên 60km/h thì sẽ vi phạm 1 biển, đi dưới 60km/h thì chẳng vi phạm biển nào cả. Đó chính là cái "nhận thức" mà bác nói đến.
- Trường hợp cái biển 412 do Bộ GTVT mới bịa ra thì khác hẳn, nó không khoa học, không logic (và nó là quy định trái luật) nên nó đã gây ra xung đột. Xung đột ở đây không chỉ với cái biển 411 mà nó trực tiếp phủ nhận điều 13 Luật GTĐB "Xe chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải" và nó trực tiếp phá hoại nguyên tắc "Biển chỉ dẫn có hiệu lực trên tất cả các làn của một chiều xe chạy" của chính Quy chuẩn 41.
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,255
Động cơ
389,435 Mã lực
Nhiều vạch củ chuối lắm ạ, đang có mũi tên cho phép đi thẳng và rẽ trái, tưởng ngon ơ đi thẳng thì ngay cái mũi tên tiếp theo bắt rẽ trái. Trở tay không kịp, may Hà Nội không căng thẳng lắm mấy vụ này không thì ốm tiền
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,668
Động cơ
566,260 Mã lực
Vấn đề là trong quy chuẩn không có chữ phải như cụ thêm vào. Thứ hai, phần quy định về vạch 1.18 lại có quy định "[FONT=&quot]Vạch này vẽ trước nơi giao nhau ở từng làn riêng bắt buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi."
Cụ xem lại đi.
[/FONT]
Trường hợp này có hay không có chữ "phải" thì có khác gì nhau? Bác cứ thử nghĩ xem: "Biển 411 phải sử dụng phối hợp bới vạch 1.18" và "Biển 411 sử dụng phối hợp bới vạch 1.18" có khác gì nhau không?
Quy định về vạch 1.18 thì có gì phải xem lại? Vạch 1.18 ngắn gọn là hướng đi phải theo, nhưng trong trường hợp biển 411 chỉ một kiểu mà vạch 1.18 chỉ một đường thì không nhất thiết phải theo vạch 1.18, mà nên tiếp tục đi theo biển 411, mặc dù biển 411 là biển chỉ dẫn, vạch 1.18 là hướng đi phải theo
 

apolloz10

Xe đạp
Biển số
OF-307231
Ngày cấp bằng
10/2/14
Số km
22
Động cơ
300,820 Mã lực
Hướng dẫn bố láo, sai toét, làm nhiễu loạn thông tin, làm người lái xe chẳng biết đường nào mà lần:
- Biển 412 là biển báo trái luật, trái cả nội dung chính của quy chuẩn 41, do đó nó không có hiệu lực bắt buộc tuân thủ. Tại ngã tư phải tuân thủ biển 411 và mũi tên chỉ hướng, có thể chuyển làn từ xa thoải mái mà không sợ vi phạm cái biển 412 không có hiệu lực ấy
- Biển 411 và vạch mũi tên chỉ hướng bắt buộc phải sử dụng phối hợp với nhau thì mới có hiệu lực bắt buộc tuân thủ. Không có biển 411 thì làm sao biết được mũi tên chỉ hướng đi thế nào mà tuân thủ?
Theo em thì biển 412 đã đưa vào QCVN rồi thì đúng luật chứ, còn GTCC cắm biển có thiết kế khác với trong QC thì mới là trái luật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top