- Biển số
- OF-780606
- Ngày cấp bằng
- 15/6/21
- Số km
- 1,024
- Động cơ
- 61,787 Mã lực
- Nơi ở
- Đông Triều, Quảng Ninh
Kính chào các Cụ mợ, các nhà đầu tư:
Tháng 11.2024 Thị xã Đông Triều chính thức trở thành Thành Phố trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh thứ 5.
Em xin gửi 1 bài báo thông tin cơ bản để CCCM tìm hiểu sơ ạ:
Diện mạo Đông Triều - đô thị trên đường trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh
VOV.VN - Từ vùng đất “quê gốc của nhà Trần”, “Đệ tứ chiến khu”, Đông Triều giờ đây đang hướng tới trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh.
Đông Triều là thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, giáp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và TP Hải Phòng. Với vị trí cửa ngõ của mình, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, đường ra vào vùng Đông Bắc rộng lớn đều đi qua Đông Triều, dù bằng đường bộ hay đường thủy.
Đông Triều được biết đến với lợi thế lớn về đất đai, nơi có vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn, trải dài từ chân những ngọn núi trong cánh cung Đông Triều đến bờ sông Đá Bạch, Kinh Thầy... Đây cũng là vùng khai thác than lớn của Quảng Ninh với các mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch…
Vùng đất này ghi đậm dấu ấn lịch sử - văn hoá và truyền thống cách mạng lâu đời. Danh xưng Đông Triều có từ thời vua Trần Dụ Tông, trước đó mang tên An Sinh - quê gốc của nhà Trần (theo Lịch triều hiến chương loại chí). Là nơi thành lập chi bộ ************* Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh, Đông Triều cũng là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau được gọi là Đệ tứ Chiến khu hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo… (trong ảnh: Chùa và am Ngoạ Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn).
Đông Triều hôm nay đang có những bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị. Năm 2015, huyện Đông Triều trở thành thị xã; năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 14,6% so với cùng kỳ năm trước, thu ngân sách vượt dự toán.
Luôn dẫn đầu trong xây dựng Nông thôn mới, Đông Triều là huyện nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc, có xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước (Việt Dân) và đang hướng tới trở thành địa phương cấp huyện đầu tiên về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Diện mạo như “phố trong làng” tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu của Đông Triều. Không chỉ là “vựa lúa”, Đông Triều còn phát triển trọng điểm các loại nông sản như na, rau, hoa… với sản lượng cung cấp ra thị trường đạt hàng nghìn tấn/năm, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động xuất khẩu khoai tây, ớt xanh…
Người dân Đông Triều có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 163 triệu đồng/người/năm (cao hơn 1,6 lần trung bình cả nước), không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia.
Ngoài nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng sản xuất tập trung, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sâu, Đông Triều cũng dần hình thành nhiều KCN, CCN mới, phát huy thế mạnh về khai khoáng và du lịch, dịch vụ.
Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều (chùa Ngoạ Vân, đền An Sinh, chùa Quỳnh Lâm…) là một trong những lợi thế để địa phương này phát triển du lịch tâm linh, lịch sử, văn hoá, nhất là khi đây là thành phần trong Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Từ năm 2016 đến tháng 4/2024, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần đón trên 1,7 triệu lượt khách.
Du lịch làng quê, sinh thái là sản phẩm hấp dẫn du khách ở Đông Triều, đặc biệt là khách quốc tế. Hiện địa phương và các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư nâng cấp nhiều công trình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác đặc trưng làng quê Bắc bộ, khu trồng trọt, vườn cây ăn trái để tăng trải nghiệm cho du khách.
Giai đoạn 2021-2025, thị xã dành trên 27.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng giao thông, kỹ thuật, đô thị, cấp thoát nước và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Hiện Đông Triều đã có những tuyến giao thông mang tính kết nối vùng, ngoài quốc lộ 18 còn có cầu Đông Mai (nối TP Chí Linh, Hải Dương), cầu Triều (nối TX Kinh Môn, Hải Dương), nâng cấp các đường tỉnh. Đặc biệt, tuyến đường ven sông nối với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều đang xây dựng, tiếp tục nối Hải Dương, Bắc Giang mở ra triển vọng phát triển mới cho cả khu vực phía tây Quảng Ninh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX Đông Triều nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu xây dựng Đông Triều trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025 và đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2030. Ngày 19/4 vừa qua, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập các phường Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Đông Triều đang trên đường trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh (cùng với các TP Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí). Với những định hướng này, vùng đất Đệ tứ Chiến khu trong tương lai không chỉ là đô thị hiện đại, mà còn trở thành điểm kết nối vùng đô thị trung tâm của Quảng Ninh với Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, đóng góp cho sự phát triển của cả khu vực đồng bằng sông Hồng.
Tình hình kinh tế cải thiện nên các làn sóng đầu tư dần ấm lên:
Tháng 11.2024 Thị xã Đông Triều chính thức trở thành Thành Phố trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh thứ 5.
Em xin gửi 1 bài báo thông tin cơ bản để CCCM tìm hiểu sơ ạ:
Diện mạo Đông Triều - đô thị trên đường trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh
VOV.VN - Từ vùng đất “quê gốc của nhà Trần”, “Đệ tứ chiến khu”, Đông Triều giờ đây đang hướng tới trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh.
Đông Triều là thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, giáp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và TP Hải Phòng. Với vị trí cửa ngõ của mình, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, đường ra vào vùng Đông Bắc rộng lớn đều đi qua Đông Triều, dù bằng đường bộ hay đường thủy.
Đông Triều được biết đến với lợi thế lớn về đất đai, nơi có vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn, trải dài từ chân những ngọn núi trong cánh cung Đông Triều đến bờ sông Đá Bạch, Kinh Thầy... Đây cũng là vùng khai thác than lớn của Quảng Ninh với các mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch…
Vùng đất này ghi đậm dấu ấn lịch sử - văn hoá và truyền thống cách mạng lâu đời. Danh xưng Đông Triều có từ thời vua Trần Dụ Tông, trước đó mang tên An Sinh - quê gốc của nhà Trần (theo Lịch triều hiến chương loại chí). Là nơi thành lập chi bộ ************* Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh, Đông Triều cũng là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau được gọi là Đệ tứ Chiến khu hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo… (trong ảnh: Chùa và am Ngoạ Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn).
Đông Triều hôm nay đang có những bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị. Năm 2015, huyện Đông Triều trở thành thị xã; năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 14,6% so với cùng kỳ năm trước, thu ngân sách vượt dự toán.
Luôn dẫn đầu trong xây dựng Nông thôn mới, Đông Triều là huyện nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc, có xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước (Việt Dân) và đang hướng tới trở thành địa phương cấp huyện đầu tiên về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Diện mạo như “phố trong làng” tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu của Đông Triều. Không chỉ là “vựa lúa”, Đông Triều còn phát triển trọng điểm các loại nông sản như na, rau, hoa… với sản lượng cung cấp ra thị trường đạt hàng nghìn tấn/năm, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động xuất khẩu khoai tây, ớt xanh…
Người dân Đông Triều có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 163 triệu đồng/người/năm (cao hơn 1,6 lần trung bình cả nước), không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia.
Ngoài nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng sản xuất tập trung, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sâu, Đông Triều cũng dần hình thành nhiều KCN, CCN mới, phát huy thế mạnh về khai khoáng và du lịch, dịch vụ.
Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều (chùa Ngoạ Vân, đền An Sinh, chùa Quỳnh Lâm…) là một trong những lợi thế để địa phương này phát triển du lịch tâm linh, lịch sử, văn hoá, nhất là khi đây là thành phần trong Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Từ năm 2016 đến tháng 4/2024, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần đón trên 1,7 triệu lượt khách.
Du lịch làng quê, sinh thái là sản phẩm hấp dẫn du khách ở Đông Triều, đặc biệt là khách quốc tế. Hiện địa phương và các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư nâng cấp nhiều công trình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác đặc trưng làng quê Bắc bộ, khu trồng trọt, vườn cây ăn trái để tăng trải nghiệm cho du khách.
Giai đoạn 2021-2025, thị xã dành trên 27.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng giao thông, kỹ thuật, đô thị, cấp thoát nước và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Hiện Đông Triều đã có những tuyến giao thông mang tính kết nối vùng, ngoài quốc lộ 18 còn có cầu Đông Mai (nối TP Chí Linh, Hải Dương), cầu Triều (nối TX Kinh Môn, Hải Dương), nâng cấp các đường tỉnh. Đặc biệt, tuyến đường ven sông nối với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều đang xây dựng, tiếp tục nối Hải Dương, Bắc Giang mở ra triển vọng phát triển mới cho cả khu vực phía tây Quảng Ninh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX Đông Triều nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu xây dựng Đông Triều trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025 và đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2030. Ngày 19/4 vừa qua, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập các phường Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Đông Triều đang trên đường trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh (cùng với các TP Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí). Với những định hướng này, vùng đất Đệ tứ Chiến khu trong tương lai không chỉ là đô thị hiện đại, mà còn trở thành điểm kết nối vùng đô thị trung tâm của Quảng Ninh với Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, đóng góp cho sự phát triển của cả khu vực đồng bằng sông Hồng.
Tình hình kinh tế cải thiện nên các làn sóng đầu tư dần ấm lên:
Chỉnh sửa cuối: