Chỗ nào cũng đắt là do thổi giá, cụ nghĩ xem cái đường vào ô tô con đi vừa hết, đất thì chỉ có đôi ba trăm m2 đất ở, còn lại đất vườn đôi ba chục năm vậy mà giá vẫn đòi 5-6tr/m2. Cứ con cò này lại mổ đuôi con cò khác thay nhau nộp tiền chênh cho nhau, mà cũng chỉ là tiền cọc lướt sóng. Còn lại người cuối cùng xuống tiền ôm đất là người có khả năng cao nhất phải ôm bom.
Nhiều trường hợp cò chung nhau đặt cọc vài trăm triệu tính lướt sóng, sau đó rao liên tục khắp nơi để kiếm khách lướt, nhưng hỡi ôi sự đời không như mong muốn, gần đến ngày phải xuống tiền thì vội vàng chấp nhận lỗ nhằm thu hồi lại ít tiền cọc, có trường hợp mất trắng cọc vì đến hạn xuống hết tiền mà không tìm được khách cũng như không có tiền để xuống. Chỉ béo chủ đất
Tỷ lệ lướt rất cao tại những khu như Hòa Lạc, Lương Sơn...
Vài tháng trước đất sốt cũng bình thường, nhưng đôi ba tháng lại đây đất sốt đột biến vì ảo tưởng vào vài ba bài báo viết về những dự án vẽ ra mơ hồ, chứ không phải là những dự án đã hay đang triển khai.
Nếu dựa vào những điều kiện thực tế về hạ tầng, cơ quan hành chính, công ty, nhà máy....hay những dự án đã, đang triển khai để sốt đất thì là lẽ thường tình (như Vin, Sun...làm những dự án) chứ đây ba cái bài báo lăng nhăng rồi vin vào đó cắn đuôi nhau
Còn những người có đất như cụ, càng lên giá càng vui và càng ủng hộ, em có đất giống cụ em cũng ủng hộ, nhưng nói về tình hình chung của những đợt sốt ảo như này thì cần phải có cái nhìn đúng hơn về sự việc.
Kinh nghiệm thực tế của người mất cả tháng trời đi tìm đất ở Hòa Lạc với mục đích xây nhà để ở hẳn, hàng ngày chạy về thành phố làm việc.