http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/bat-giam-ong-chu-hoc-lam-giau-va-hat-macca-ty-do-959160.tpo
Nhiều nhà đầu tư đã rót hàng tỷ vào dự án trồng cây mắc-ca khi được cam kết lãi suất siêu khủng (30 - 60%/năm). Tuy nhiên, khi hay tin ông chủ dự án bị bắt, họ như ngồi trên đống lửa.
Phạm Thanh Hải thuyết trình Làm giàu khó hay dễ?
Trao đổi với phóng viên chiều 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết, khoảng 3 tháng trước, đơn vị này đã tiến hành bắt giữ Phạm Thanh Hải (SN 1966), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ Quốc tế (Công ty IDT) để điều tra về hai hành vi “Kinh doanh trái phép” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ông Hải là chủ dự án “Học làm giàu” và dự án “Mắc-ca tỷ đô” ở Điện Biên từng gây ồn ào dư luận thời gian qua. Ngay sau khi ông Hải bị bắt, nhiều bị hại là các nhà đầu tư từng góp vốn vào các dự án do Hải làm chủ đã vô cùng hoang mang khi số tiền đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng có nguy cơ mất trắng.
Kêu gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng
Gửi đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty IDT đến Báo Giao thông, bà N.T.K (ở Thanh Chương, Nghệ An) nêu rõ: "Qua anh Bùi Vinh Châu và chị Đinh Thị Vân Anh là nhà môi giới đầu tư của Công ty IDT International có trụ sở tại tầng 20 tòa nhà CharmVit (117 Trần Duy Hưng, Hà Nội), bà K. đã góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Maccadmia Quốc tế (IDMA - nổi đình đám với dự án hạt Mắc-ca).
Theo đó, bà K. đã ký 3 hợp đồng ủy thác đầu tư. Nay cả 3 hợp đồng đó đều đã quá hạn, gia đình bà K. đã nhiều lần liên lạc để lấy tiền theo như cam kết, nhưng phía Công ty IDT International đã không chịu chi trả đúng hạn và có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền trên.
Điều đáng chú ý, trong 3 hợp đồng bà K. đề cập không hề có chữ ký của bà K. Hợp đồng thứ nhất không có chữ ký của bên ủy thác. Hai hợp đồng còn lại, bên ủy thác được ông Bùi Vinh Châu ký. Tổng giá trị của một hợp đồng góp vốn đầu tư và 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với ông Phạm Thanh Hải là 685 triệu đồng.
Nội dung một hợp đồng lập ngày 20/2/2015 cho thấy, bên nhận ủy thác (ông Phạm Thanh Hải - PV) có toàn quyền sử dụng số tiền 405 triệu đồng của bên ủy thác (bà K. - PV) để góp vốn đầu tư vào Công ty IDMA. Ngày 20/8/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà K. một phần tiền góp vốn là 105 triệu (số tiền này đã được thanh toán). Đến ngày 20/11/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền 300 triệu cho bà K.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà K. vẫn chưa nhận được số tiền 300 triệu đồng này. Ngoài ra, với 2 hợp đồng khác ký với ông Hải, bà K. cũng chỉ nhận được tiền thanh toán một phần hợp đồng. Hiện, thời gian chi trả toàn bộ tiền ủy thác đã qua lâu, nhưng ông Phạm Thanh Hải không thanh toán như đã giao ước.
PV đã trao đổi với hai “nhà môi giới đầu tư” là ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh, tuy nhiên, cả hai người này đều cho rằng, mình không có trách nhiệm trong các hợp đồng này, trách nhiệm hoàn toàn là của ông Phạm Thanh Hải. Nhưng ông Châu và bà Vân Anh lại không phủ nhận chữ ký của mình trong hợp đồng ủy thác của bà K.
Làm giàu không khó?
Nhà đầu tư hoang mang
Ngay khi xuất hiện những khuất tất tại Công ty IDT, ông Phạm Thanh Hải bỗng dưng “biến mất” khiến nhiều nhà đầu tư lo sốt vó. Liên lạc đến số điện thoại của ông Hải, số máy luôn trong tình trạng không liên lạc được. Về phía gia đình ông Hải khi đó, bà Lê Hải Yến (vợ ông Hải) cho hay, ông Hải đã bị CQĐT bắt giữ và sự việc đang trong quá trình điều tra.
Nhằm xác minh nhiều khuất tất liên quan đến hoạt động của công ty này, trong vai một nhà đầu tư được bạn bè giới thiệu, PV đã tìm đến Công ty IDT. Tại đây, PV gặp một người tên Ngọc, xưng là nhân viên của Công ty IDT. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Ngọc cho biết, hiện Công ty IDT đang dừng việc đầu tư do có một số vấn đề trong giai đoạn này. Khi PV hỏi về cách thức góp vốn đầu tư, bà Ngọc nói với PV về hỏi lại bạn, còn mình bận đi gặp những người đã đầu tư.
Phạm Thanh Hải giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư
Tại trụ sở Công ty IDT, PV ghi nhận có rất nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi ở đây trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Một số nhà đầu tư cho biết, tuần nào họ cũng tìm lên công ty vài lần để nghe ngóng thông tin, nhưng dường như lần nào cũng ra về mà không có bất cứ thông tin gì. Bà N., một nhà đầu tư có mặt tại đây cho biết, bà đã đầu tư hàng trăm triệu vào dự án của ông Phạm Thanh Hải, nhưng khi thấy có vấn đề, bà N. đòi rút hết vốn thì nhân viên Công ty IDT khất lần với lý do giữ lại để đầu tư tiếp. Theo bà N., công ty này đã dừng các hoạt động góp vốn khoảng 2 tháng nay, và không quên khuyên PV “tốt nhất đừng đầu tư vì rủi ro cao lắm”.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, đã bỏ tiền tỷ vào Công ty IDT và hiện đang hoang mang, lo không đòi được vốn về. Thậm chí, nhiều người chỉ mong lấy được số vốn đã đầu tư chứ không mong gì đến lợi nhuận.
Các nhà đầu tư đã được cho “ăn bánh vẽ” thế nào?
Để tạo lòng tin với các chủ đầu tư, trên trang web của công ty do ông Hải làm chủ, ông này được giới thiệu là tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Belarus (Minsk, Liên Xô cũ) năm 1994. Vị Chủ tịch HĐQT này cũng được “tuyên dương” có bề dày nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Moscow, Liên bang Nga) và Tập đoàn MASAN (Nga). Không những thế, ông Hải còn tự xưng là một trong những thành viên sáng lập, Ủy viên HĐQT của Tập đoàn MASAN.
Liên quan đến dự án “Mắc-ca tỷ đô” của Công ty IDT – một dự án khiến nhiều nhà đầu tư “sập bẫy”, trước đó đã có không ít lời quảng cáo có "cánh" dành cho loại cây này, đặc biệt, có thông tin còn khẳng định: “1 ha mắc-ca giá trị lợi nhuận tới 2.000 - 3.000 USD. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc-ca. Vì vậy, cây mắc-ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng xóa đói giảm nghèo”.
Nắm bắt được tâm lý nhiều người muốn đầu tư vào loại cây có giá trị cao này, Công ty IDT đã nghiên cứu và sau một thời gian triển khai sản xuất, tháng 6/2014 chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc-ca cao cấp. Ông Phạm Thanh Hải khi đó còn cho biết, do hạt mắc-ca thu hoạch trong nước không đáng kể nên các sản phẩm của IDT đều được chế biến chủ yếu từ hạt mắc-ca nhập khẩu của Australia. Do vậy, ngoài việc phát triển các sản phẩm chế biến từ nhân mắc-ca, IDT cũng đang triển khai dự án trồng gần 4.000 ha giống cây này tại Điện Biên.
Tuy nhiên, khi PV liên hệ với ông Trần Công Nhì, Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh Điện Biên thì vị này nói có biết ông Phạm Thanh Hải nhưng IDT không hề có liên quan gì với công ty này(?!). Như vậy, câu hỏi đặt ra là Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư và trồng 4.000 ha mắc-ca ở đâu?
Mặc dù chưa xác minh được “dự án tỷ đô” của Công ty IDT như thế nào, nhưng đến tháng 4/2015, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, khẳng định chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch cây mắc-ca. Cũng theo công văn này, quy trình nhân giống, chăm sóc và công nghệ chế biến mắc-ca đang trong giai đoạn hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ, việc Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư để trồng 4.000 ha mắc-ca là hoàn toàn không có cơ sở.
Theo thông tin mới nhất từ Phòng PC46, đơn vị này đang trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ việc và đang trong quá trình điều tra. Phòng PC 46 cũng đã nhận được nhiều đơn tố cáo về các hành vi sai phạm của công ty và hiện đang xác minh, làm rõ.
Từng chạy án bất thành
Đầu tháng 11/2015, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Tô Văn Tập (43 tuổi, trú khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân) là Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Phú Triệu về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là chị Phạm Minh N. và Lê Thị Hải Yến là em gái và vợ của Phạm Thanh Hải - đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam về tội “Kinh doanh trái phép” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trước đó.
Theo điều tra, tháng 9/2015, vì lo lắng cho Hải nên N. và Yến đến gặp Tập để nhờ giúp đỡ. Lúc này, Tập mạo danh là con một lãnh đạo cao cấp có khả năng xin tại ngoại cho Phạm Thanh Hải. Tập yêu cầu bị hại phải mua chiếc điện thoại Vertu trị giá gần 700 triệu đồng để làm quà biếu và 300.000 USD để xin tại ngoại cho Hải.
Sau đó, Tập tiếp tục gợi ý cho hai bị hại mua thêm các món quà biếu trị giá hàng trăm triệu đồng đưa cho Tập lo việc. Ngày 6/11, tại khu vực Cung Văn hóa Hữu Nghị, khi Tập đang nhận số tiền 600 triệu đồng từ chị N. thì bị bắt quả tang
Nhiều nhà đầu tư đã rót hàng tỷ vào dự án trồng cây mắc-ca khi được cam kết lãi suất siêu khủng (30 - 60%/năm). Tuy nhiên, khi hay tin ông chủ dự án bị bắt, họ như ngồi trên đống lửa.
Trao đổi với phóng viên chiều 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết, khoảng 3 tháng trước, đơn vị này đã tiến hành bắt giữ Phạm Thanh Hải (SN 1966), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ Quốc tế (Công ty IDT) để điều tra về hai hành vi “Kinh doanh trái phép” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ông Hải là chủ dự án “Học làm giàu” và dự án “Mắc-ca tỷ đô” ở Điện Biên từng gây ồn ào dư luận thời gian qua. Ngay sau khi ông Hải bị bắt, nhiều bị hại là các nhà đầu tư từng góp vốn vào các dự án do Hải làm chủ đã vô cùng hoang mang khi số tiền đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng có nguy cơ mất trắng.
Kêu gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng
Gửi đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty IDT đến Báo Giao thông, bà N.T.K (ở Thanh Chương, Nghệ An) nêu rõ: "Qua anh Bùi Vinh Châu và chị Đinh Thị Vân Anh là nhà môi giới đầu tư của Công ty IDT International có trụ sở tại tầng 20 tòa nhà CharmVit (117 Trần Duy Hưng, Hà Nội), bà K. đã góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Maccadmia Quốc tế (IDMA - nổi đình đám với dự án hạt Mắc-ca).
Theo đó, bà K. đã ký 3 hợp đồng ủy thác đầu tư. Nay cả 3 hợp đồng đó đều đã quá hạn, gia đình bà K. đã nhiều lần liên lạc để lấy tiền theo như cam kết, nhưng phía Công ty IDT International đã không chịu chi trả đúng hạn và có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền trên.
Điều đáng chú ý, trong 3 hợp đồng bà K. đề cập không hề có chữ ký của bà K. Hợp đồng thứ nhất không có chữ ký của bên ủy thác. Hai hợp đồng còn lại, bên ủy thác được ông Bùi Vinh Châu ký. Tổng giá trị của một hợp đồng góp vốn đầu tư và 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với ông Phạm Thanh Hải là 685 triệu đồng.
Nội dung một hợp đồng lập ngày 20/2/2015 cho thấy, bên nhận ủy thác (ông Phạm Thanh Hải - PV) có toàn quyền sử dụng số tiền 405 triệu đồng của bên ủy thác (bà K. - PV) để góp vốn đầu tư vào Công ty IDMA. Ngày 20/8/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà K. một phần tiền góp vốn là 105 triệu (số tiền này đã được thanh toán). Đến ngày 20/11/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền 300 triệu cho bà K.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà K. vẫn chưa nhận được số tiền 300 triệu đồng này. Ngoài ra, với 2 hợp đồng khác ký với ông Hải, bà K. cũng chỉ nhận được tiền thanh toán một phần hợp đồng. Hiện, thời gian chi trả toàn bộ tiền ủy thác đã qua lâu, nhưng ông Phạm Thanh Hải không thanh toán như đã giao ước.
PV đã trao đổi với hai “nhà môi giới đầu tư” là ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh, tuy nhiên, cả hai người này đều cho rằng, mình không có trách nhiệm trong các hợp đồng này, trách nhiệm hoàn toàn là của ông Phạm Thanh Hải. Nhưng ông Châu và bà Vân Anh lại không phủ nhận chữ ký của mình trong hợp đồng ủy thác của bà K.
Nhà đầu tư hoang mang
Ngay khi xuất hiện những khuất tất tại Công ty IDT, ông Phạm Thanh Hải bỗng dưng “biến mất” khiến nhiều nhà đầu tư lo sốt vó. Liên lạc đến số điện thoại của ông Hải, số máy luôn trong tình trạng không liên lạc được. Về phía gia đình ông Hải khi đó, bà Lê Hải Yến (vợ ông Hải) cho hay, ông Hải đã bị CQĐT bắt giữ và sự việc đang trong quá trình điều tra.
Nhằm xác minh nhiều khuất tất liên quan đến hoạt động của công ty này, trong vai một nhà đầu tư được bạn bè giới thiệu, PV đã tìm đến Công ty IDT. Tại đây, PV gặp một người tên Ngọc, xưng là nhân viên của Công ty IDT. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Ngọc cho biết, hiện Công ty IDT đang dừng việc đầu tư do có một số vấn đề trong giai đoạn này. Khi PV hỏi về cách thức góp vốn đầu tư, bà Ngọc nói với PV về hỏi lại bạn, còn mình bận đi gặp những người đã đầu tư.
Phạm Thanh Hải giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư
Tại trụ sở Công ty IDT, PV ghi nhận có rất nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi ở đây trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Một số nhà đầu tư cho biết, tuần nào họ cũng tìm lên công ty vài lần để nghe ngóng thông tin, nhưng dường như lần nào cũng ra về mà không có bất cứ thông tin gì. Bà N., một nhà đầu tư có mặt tại đây cho biết, bà đã đầu tư hàng trăm triệu vào dự án của ông Phạm Thanh Hải, nhưng khi thấy có vấn đề, bà N. đòi rút hết vốn thì nhân viên Công ty IDT khất lần với lý do giữ lại để đầu tư tiếp. Theo bà N., công ty này đã dừng các hoạt động góp vốn khoảng 2 tháng nay, và không quên khuyên PV “tốt nhất đừng đầu tư vì rủi ro cao lắm”.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, đã bỏ tiền tỷ vào Công ty IDT và hiện đang hoang mang, lo không đòi được vốn về. Thậm chí, nhiều người chỉ mong lấy được số vốn đã đầu tư chứ không mong gì đến lợi nhuận.
Các nhà đầu tư đã được cho “ăn bánh vẽ” thế nào?
Để tạo lòng tin với các chủ đầu tư, trên trang web của công ty do ông Hải làm chủ, ông này được giới thiệu là tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Belarus (Minsk, Liên Xô cũ) năm 1994. Vị Chủ tịch HĐQT này cũng được “tuyên dương” có bề dày nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Moscow, Liên bang Nga) và Tập đoàn MASAN (Nga). Không những thế, ông Hải còn tự xưng là một trong những thành viên sáng lập, Ủy viên HĐQT của Tập đoàn MASAN.
Liên quan đến dự án “Mắc-ca tỷ đô” của Công ty IDT – một dự án khiến nhiều nhà đầu tư “sập bẫy”, trước đó đã có không ít lời quảng cáo có "cánh" dành cho loại cây này, đặc biệt, có thông tin còn khẳng định: “1 ha mắc-ca giá trị lợi nhuận tới 2.000 - 3.000 USD. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc-ca. Vì vậy, cây mắc-ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng xóa đói giảm nghèo”.
Nắm bắt được tâm lý nhiều người muốn đầu tư vào loại cây có giá trị cao này, Công ty IDT đã nghiên cứu và sau một thời gian triển khai sản xuất, tháng 6/2014 chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc-ca cao cấp. Ông Phạm Thanh Hải khi đó còn cho biết, do hạt mắc-ca thu hoạch trong nước không đáng kể nên các sản phẩm của IDT đều được chế biến chủ yếu từ hạt mắc-ca nhập khẩu của Australia. Do vậy, ngoài việc phát triển các sản phẩm chế biến từ nhân mắc-ca, IDT cũng đang triển khai dự án trồng gần 4.000 ha giống cây này tại Điện Biên.
Tuy nhiên, khi PV liên hệ với ông Trần Công Nhì, Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh Điện Biên thì vị này nói có biết ông Phạm Thanh Hải nhưng IDT không hề có liên quan gì với công ty này(?!). Như vậy, câu hỏi đặt ra là Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư và trồng 4.000 ha mắc-ca ở đâu?
Mặc dù chưa xác minh được “dự án tỷ đô” của Công ty IDT như thế nào, nhưng đến tháng 4/2015, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, khẳng định chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch cây mắc-ca. Cũng theo công văn này, quy trình nhân giống, chăm sóc và công nghệ chế biến mắc-ca đang trong giai đoạn hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ, việc Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư để trồng 4.000 ha mắc-ca là hoàn toàn không có cơ sở.
Theo thông tin mới nhất từ Phòng PC46, đơn vị này đang trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ việc và đang trong quá trình điều tra. Phòng PC 46 cũng đã nhận được nhiều đơn tố cáo về các hành vi sai phạm của công ty và hiện đang xác minh, làm rõ.
Từng chạy án bất thành
Đầu tháng 11/2015, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Tô Văn Tập (43 tuổi, trú khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân) là Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Phú Triệu về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là chị Phạm Minh N. và Lê Thị Hải Yến là em gái và vợ của Phạm Thanh Hải - đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam về tội “Kinh doanh trái phép” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trước đó.
Theo điều tra, tháng 9/2015, vì lo lắng cho Hải nên N. và Yến đến gặp Tập để nhờ giúp đỡ. Lúc này, Tập mạo danh là con một lãnh đạo cao cấp có khả năng xin tại ngoại cho Phạm Thanh Hải. Tập yêu cầu bị hại phải mua chiếc điện thoại Vertu trị giá gần 700 triệu đồng để làm quà biếu và 300.000 USD để xin tại ngoại cho Hải.
Sau đó, Tập tiếp tục gợi ý cho hai bị hại mua thêm các món quà biếu trị giá hàng trăm triệu đồng đưa cho Tập lo việc. Ngày 6/11, tại khu vực Cung Văn hóa Hữu Nghị, khi Tập đang nhận số tiền 600 triệu đồng từ chị N. thì bị bắt quả tang