- Biển số
- OF-606267
- Ngày cấp bằng
- 31/12/18
- Số km
- 48
- Động cơ
- 122,580 Mã lực
- Tuổi
- 33
Mặc dù được coi là rất tốn kém và sức mạnh không tương xứng với giá thành sản xuất, tuy nhiên do có ngân sách đầu tư quá lớn cho nên quân đội Mỹ buộc phải 'nhắm mắt dùng tạm' những loại vũ khí này.
Từng bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích là "tốn kém và ngoài tầm kiểm soát", chương trình tiêm kích F-35 là chương trình vũ khí đắt nhất lịch sử quân sự thế giới từng được thực hiện, theo đó người Mỹ đổ vào chương trình này khoảng ngân sách lên đến 1,5 nghìn tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Số tiền này nghiên cứu và phát triển này khiến cho F-35 có giá bán cực cao nhưng lại được coi là không có mấy nổi trội so với các loại tiêm kích thế hệ 4++ hiện đại của Nga ra mắt cùng thời điểm có giá chỉ bằng một nửa. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp đến là chương trình nghiên cứu tàu khu trục hạm lớp Zumwalt. Đây được coi là lớp khu trục hạm tương lai, Mỹ từng tham vọng đóng mới tới 32 chiếc nhưng rồi phải hủy bớt... 29 chiếc và buộc phải ngậm ngùi dùng 3 chiếc vì đã chót đặt hàng đóng mới. Nguồn ảnh: BI.
Giá trị của toàn chương trình nghiên cứu, phát triển khu trục hạm lớp Zumwalt lên tới 22,5 tỷ USD, ngoài ra, khu trục hạm này còn sử dụng loại pháo đặc biệt, có giá thành mỗi viên đạn lên tới gần 1 triệu USD và theo thông tin mới nhất, các khu trục hạm này vẫn chưa được trang bị bất cứ viên đạn pháo nào vì quá đắt. Nguồn ảnh: BI.
Sáng tạo ra các khu trục hạm đắt tiền vô dụng vẫn chưa đủ, quân đội Mỹ còn đổ tiền của vào việc sáng tạo ra hẳn một loại tàu mới gọi là Littoral Combat Ship - tạm dịch là Tàu chiến đấu ven bờ cỡ nhỏ. Chương trình này nổi bật với sự ra đời của các tàu khu trục ba thân lớp Independence. Nguồn ảnh: BI.
Loại tàu chiến ba thân cỡ nhỏ này có độ giãn nước chỉ 2300 tấn nhưng chi phí đóng mới là cực lớn, lên tới 700 triệu mỗi chiếc. Khả năng tác chiến của lớp tàu này tất nhiên vẫn là một ẩn số và không được đánh giá quá cao so với cái giá của nó. Nguồn ảnh: BI.
Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford cũng được coi là một trong những loại vũ khí đắt đỏ tới mức vô lý với sức mạnh không tương xứng hiện đang phục vụ Hải quân Mỹ. Toàn bộ chương trình nghiên cứu và hoàn thiện lớp hàng không mẫu hạm này đã tốn của Mỹ 37 tỷ USD và mỗi chiếc dự kiến sẽ tốn khoảng 13 tỷ USD tiền đóng mới. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, với công việc quan trọng nhất của một tàu sân bay đó là... phóng máy bay thì hàng không mẫu hạm lớp Gerald R Ford lại không tỏ ra nổi bật. Trong quá trình thử nghiệm, tỉ lệ "phóng xịt" của tàu sân bay này là cao kỷ lục so với các tàu sân bay lớp Nimitz đời cũ của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là chương trình phát triển pháo điện từ railgun. Vấn đề của chương trình này không phải vì nó quá tốn kém mà lại phát sinh từ việc Mỹ đổ tiền vào nghiên cứu một cách vô tội vạ mà không cân nhắc đến yếu tố thực tiễn của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tin tưởng rằng việc Mỹ đầu tư nghiên cứu vào các loại vũ khí vô dụng như pháo điện tử sẽ buộc các cường quốc khác trên thế giới như Trung Quốc và Nga phải tốn tiền chạy đua theo. Khi đó, Mỹ đã thắng trong cuộc chạy đua vô định này vì đơn giản là Mỹ nhiều tiền hơn, đầu tư thừa cũng không sao. Nguồn ảnh: BI.
https://baomoi.com/bao-my-liet-ke-loat-vu-khi-vo-dung-ton-kem-nhat-lich-su/c/30921569.epi
Từng bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích là "tốn kém và ngoài tầm kiểm soát", chương trình tiêm kích F-35 là chương trình vũ khí đắt nhất lịch sử quân sự thế giới từng được thực hiện, theo đó người Mỹ đổ vào chương trình này khoảng ngân sách lên đến 1,5 nghìn tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Số tiền này nghiên cứu và phát triển này khiến cho F-35 có giá bán cực cao nhưng lại được coi là không có mấy nổi trội so với các loại tiêm kích thế hệ 4++ hiện đại của Nga ra mắt cùng thời điểm có giá chỉ bằng một nửa. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp đến là chương trình nghiên cứu tàu khu trục hạm lớp Zumwalt. Đây được coi là lớp khu trục hạm tương lai, Mỹ từng tham vọng đóng mới tới 32 chiếc nhưng rồi phải hủy bớt... 29 chiếc và buộc phải ngậm ngùi dùng 3 chiếc vì đã chót đặt hàng đóng mới. Nguồn ảnh: BI.
Giá trị của toàn chương trình nghiên cứu, phát triển khu trục hạm lớp Zumwalt lên tới 22,5 tỷ USD, ngoài ra, khu trục hạm này còn sử dụng loại pháo đặc biệt, có giá thành mỗi viên đạn lên tới gần 1 triệu USD và theo thông tin mới nhất, các khu trục hạm này vẫn chưa được trang bị bất cứ viên đạn pháo nào vì quá đắt. Nguồn ảnh: BI.
Sáng tạo ra các khu trục hạm đắt tiền vô dụng vẫn chưa đủ, quân đội Mỹ còn đổ tiền của vào việc sáng tạo ra hẳn một loại tàu mới gọi là Littoral Combat Ship - tạm dịch là Tàu chiến đấu ven bờ cỡ nhỏ. Chương trình này nổi bật với sự ra đời của các tàu khu trục ba thân lớp Independence. Nguồn ảnh: BI.
Loại tàu chiến ba thân cỡ nhỏ này có độ giãn nước chỉ 2300 tấn nhưng chi phí đóng mới là cực lớn, lên tới 700 triệu mỗi chiếc. Khả năng tác chiến của lớp tàu này tất nhiên vẫn là một ẩn số và không được đánh giá quá cao so với cái giá của nó. Nguồn ảnh: BI.
Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford cũng được coi là một trong những loại vũ khí đắt đỏ tới mức vô lý với sức mạnh không tương xứng hiện đang phục vụ Hải quân Mỹ. Toàn bộ chương trình nghiên cứu và hoàn thiện lớp hàng không mẫu hạm này đã tốn của Mỹ 37 tỷ USD và mỗi chiếc dự kiến sẽ tốn khoảng 13 tỷ USD tiền đóng mới. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, với công việc quan trọng nhất của một tàu sân bay đó là... phóng máy bay thì hàng không mẫu hạm lớp Gerald R Ford lại không tỏ ra nổi bật. Trong quá trình thử nghiệm, tỉ lệ "phóng xịt" của tàu sân bay này là cao kỷ lục so với các tàu sân bay lớp Nimitz đời cũ của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là chương trình phát triển pháo điện từ railgun. Vấn đề của chương trình này không phải vì nó quá tốn kém mà lại phát sinh từ việc Mỹ đổ tiền vào nghiên cứu một cách vô tội vạ mà không cân nhắc đến yếu tố thực tiễn của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tin tưởng rằng việc Mỹ đầu tư nghiên cứu vào các loại vũ khí vô dụng như pháo điện tử sẽ buộc các cường quốc khác trên thế giới như Trung Quốc và Nga phải tốn tiền chạy đua theo. Khi đó, Mỹ đã thắng trong cuộc chạy đua vô định này vì đơn giản là Mỹ nhiều tiền hơn, đầu tư thừa cũng không sao. Nguồn ảnh: BI.
https://baomoi.com/bao-my-liet-ke-loat-vu-khi-vo-dung-ton-kem-nhat-lich-su/c/30921569.epi