- Biển số
- OF-41950
- Ngày cấp bằng
- 30/7/09
- Số km
- 514
- Động cơ
- 471,295 Mã lực
Nhà cháu có em M3 1.6AT 2995, đã chạy 51000 km, nay muốn vào bảo dưỡng, tổng kiểm tra sức khỏe. Cháu có đơn hàng như thế này, gửi các cụ cho ý kiến. Cháu xin hỏi:
1) Nội dung bảo dưỡng như thế này có nhiều quá không ? Có cần đến như vậy không ? Nên giữ và bỏ những mục nào ?
2) Nếu làm đủ hạng mục, công sá sẽ tính được bao nhiêu ? Tất nhiện là phần phụ tùng, vật tư chưa tính.
3) Có ga ra nào ở Hà Nội chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nhiệt tình vui vẻ... làm đủ những việc này không ?
Vốt các cụ cả lít và nhớ giúp đỡ cháu.
Xe đã hoạt động gần 51.000 km. Qua quá trình sử dụng, tình trạngkỹ thuật xe sơ bộ như sau:
Hoạt động ổn định, chỉ có đổ xăng, thay dầu, bổ sung nước là chạy. Một lần quên tắt đèn, để qua đêm, hết điện phải xin câu mồi. Ga có độ trễ vì sử dụng dây rút nhưng lên ga đều và nhậy,chưa có tình trạng bỏ máy, òa ga. Khi đề máy có tiếng rít của củ đề lúc khởi động. Chưa có tiếng rít của dây cu roa trích lực. Điều hòa chạy được; để số 1, mức lạnh nhất thì ghế sau đang mùa hè, ghế trước mùa thu; sau khi rửa lưới lọc thì khá hơn. Hệ thống phanh đang tốt nhưng chưa biết đã mòn đến đâu. Hệ thống lái ngon, bỏ tay khỏi vô lăng chạy vài chục mét - không dám bỏ tay lâu hơn - xe không bị đổ lái. Vào chỗ xóc, chưa nghe thấy tiếng lịch kịch... Lốp 225 năm 2005: 02 chiếc, lốp 205 năm 2007: haichiếc.
Cần bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt lưu ý hệ thống phanh, lái, nhiên liệu, điều hòa, điện… Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
Yêucầu nội dung bảo dưỡng:
Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí, lái. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số. Sơn lại các vết trên vỏ ngoài xe.
1) Phần động cơ
a) Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của độngcơ và các hệ thống liên quan.
b) Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo vàkiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
c) Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
d) Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
e) Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí động cơ và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông hơi cacte.
f) Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, hộp số…, súc rửa két nước.
g) Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống...
h) Kiểmtra và điều chỉnh hệ thống phun xăng điện tử theo yêu cầu nhà sản xuất.
i) Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap nếu máy có tiếng gõ supap,độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, điều hòa.
j) Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...Tra dầu mỡ theo quy định.
k) Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xúc rửa lưới lọc, xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạnghoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra chế độ hoạt động của bơm cung cấp nhiên liệu…
2) Hệ thống điện
a) Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển,đồng hồ và các bộ phận khác. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệthống điện hoạt động ổn định.
b) Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
c) Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế (nếu có) máy phát, bộ khởi động, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin (nếu có), bugi, gạt mưa, quạt gió…Tra dầu mỡ các vị trí theo quy định.
d) Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, điều hòa…
e) Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh quy cách chiếu sáng của đèn pha, cốt sương mù…phù hợp theo quy định.
f) Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
3) Hệ thống lái, lùi, các khớp dẫnđộng, rô tuyn, các đăng
a) Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp ga, phanh.
b) Kiểm tra độ rơ rão của các khớp truyền động lái, các đăng truyền lực cầu trước,c ác khớp nối, cơ cấu dẫn động…Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
c) Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
d) Kiểm tra độ kín dầu toàn bộ hệ thống trợ lực (điện -) thủy lực lái, xử lý rò rỉ dầu, nứt chi tiết, hở joăng, phớt. Kiểm tra hoạt động của bơm thủy lực lái.
e) Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, các-ter động cơ, dầu thủy lực lái, nước làm mát, nước rửa kính, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung.
f) Bơm mỡ vào các vị trí theo quy định của nhà chế tạo.
g) Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn định. Kiểm tra độ chụm của lốp.
4) Hệ thống phanh
a) Tháo, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
b) Kiểm tra độ kín khít của các chi tiết trong hệ thống phanh hơi hoặc xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh phanh chính.
c) Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
d) Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.
e) Nếucó sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái củalò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.
f) Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
g) Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
1) Nội dung bảo dưỡng như thế này có nhiều quá không ? Có cần đến như vậy không ? Nên giữ và bỏ những mục nào ?
2) Nếu làm đủ hạng mục, công sá sẽ tính được bao nhiêu ? Tất nhiện là phần phụ tùng, vật tư chưa tính.
3) Có ga ra nào ở Hà Nội chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nhiệt tình vui vẻ... làm đủ những việc này không ?
Vốt các cụ cả lít và nhớ giúp đỡ cháu.
BẢO DƯỠNG Ô TÔ MAZDA 3 - 1.6 AT - 2005
Xe đã hoạt động gần 51.000 km. Qua quá trình sử dụng, tình trạngkỹ thuật xe sơ bộ như sau:
Hoạt động ổn định, chỉ có đổ xăng, thay dầu, bổ sung nước là chạy. Một lần quên tắt đèn, để qua đêm, hết điện phải xin câu mồi. Ga có độ trễ vì sử dụng dây rút nhưng lên ga đều và nhậy,chưa có tình trạng bỏ máy, òa ga. Khi đề máy có tiếng rít của củ đề lúc khởi động. Chưa có tiếng rít của dây cu roa trích lực. Điều hòa chạy được; để số 1, mức lạnh nhất thì ghế sau đang mùa hè, ghế trước mùa thu; sau khi rửa lưới lọc thì khá hơn. Hệ thống phanh đang tốt nhưng chưa biết đã mòn đến đâu. Hệ thống lái ngon, bỏ tay khỏi vô lăng chạy vài chục mét - không dám bỏ tay lâu hơn - xe không bị đổ lái. Vào chỗ xóc, chưa nghe thấy tiếng lịch kịch... Lốp 225 năm 2005: 02 chiếc, lốp 205 năm 2007: haichiếc.
Cần bảo dưỡng định kỳ, đặc biệt lưu ý hệ thống phanh, lái, nhiên liệu, điều hòa, điện… Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).
Yêucầu nội dung bảo dưỡng:
Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí, lái. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số. Sơn lại các vết trên vỏ ngoài xe.
1) Phần động cơ
a) Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của độngcơ và các hệ thống liên quan.
b) Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo vàkiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
c) Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
d) Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
e) Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí động cơ và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông hơi cacte.
f) Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, hộp số…, súc rửa két nước.
g) Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống...
h) Kiểmtra và điều chỉnh hệ thống phun xăng điện tử theo yêu cầu nhà sản xuất.
i) Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap nếu máy có tiếng gõ supap,độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, điều hòa.
j) Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...Tra dầu mỡ theo quy định.
k) Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xúc rửa lưới lọc, xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạnghoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra chế độ hoạt động của bơm cung cấp nhiên liệu…
2) Hệ thống điện
a) Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển,đồng hồ và các bộ phận khác. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệthống điện hoạt động ổn định.
b) Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
c) Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế (nếu có) máy phát, bộ khởi động, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin (nếu có), bugi, gạt mưa, quạt gió…Tra dầu mỡ các vị trí theo quy định.
d) Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, điều hòa…
e) Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh quy cách chiếu sáng của đèn pha, cốt sương mù…phù hợp theo quy định.
f) Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
3) Hệ thống lái, lùi, các khớp dẫnđộng, rô tuyn, các đăng
a) Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp ga, phanh.
b) Kiểm tra độ rơ rão của các khớp truyền động lái, các đăng truyền lực cầu trước,c ác khớp nối, cơ cấu dẫn động…Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
c) Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
d) Kiểm tra độ kín dầu toàn bộ hệ thống trợ lực (điện -) thủy lực lái, xử lý rò rỉ dầu, nứt chi tiết, hở joăng, phớt. Kiểm tra hoạt động của bơm thủy lực lái.
e) Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, các-ter động cơ, dầu thủy lực lái, nước làm mát, nước rửa kính, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung.
f) Bơm mỡ vào các vị trí theo quy định của nhà chế tạo.
g) Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn định. Kiểm tra độ chụm của lốp.
4) Hệ thống phanh
a) Tháo, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
b) Kiểm tra độ kín khít của các chi tiết trong hệ thống phanh hơi hoặc xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh phanh chính.
c) Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
d) Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.
e) Nếucó sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái củalò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo.
f) Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
g) Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
Chỉnh sửa cuối: