- Biển số
- OF-710823
- Ngày cấp bằng
- 18/12/19
- Số km
- 6,010
- Động cơ
- 203,270 Mã lực
- Tuổi
- 44
Hôm nay đọc báo thấy thế này.
May hay không may ở chỗ không có "cơ quan chức năng" nào tham gia nhỉ ?
Cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bất ngờ chết khô sau khi được đầu tư hàng trăm triệu đồng để tôn tạo nền đất, cảnh quan và chăm sóc và “bảo dưỡng” cây
Nhằm tôn tạo lại khu đất xung quanh cây để giúp cây phát triển và tạo cảnh quan, làng Yên Lạc đã vận động được hơn 200 triệu đồng để thực hiện. Đầu năm 2020, kế hoạch này được thực hiện với mục tiêu biến khu đất 4.000 m2 này thành “công viên lịch sử” để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ban xây dựng của xóm đã đứng ra tổ chức thuê người chở đất màu ở ngoài đồng về để tôn cao nền đất quanh gốc cây và xây bờ kè để bảo vệ cây và tạo cảnh quan. Trong quá trình thi công, ban xây dựng đã bón 1 bao phân đạm NPK 25kg xung quanh cây và bù đất cao khoảng 1m quanh khu vực gốc cây.
Sau khi tôn tạo xong, đầu năm 2021, cây trôi ra lá non, nhưng sau đó do xuất hiện rất nhiều sâu ăn lá nên xóm đã thuê 1 người đến phun thuốc trừ sâu cho cây. Không lâu sau, cây trôi bị rụng lá hoàn toàn. Đến nay, cây trôi đã chết khô, cành cây đã bị mục, nhiều mảng vỏ cây bị bong ra khỏi thân cây.
“Theo quy định thì cây trôi này hội đủ các tiêu chí để được công nhận Cây di sản. Bởi vậy nên chúng tôi dự tính sau tôn tạo sẽ làm thủ tục để đăng ký Cây di sản Việt Nam. Tiếc là kế hoạch không thành, giờ cây đã chết rồi”, ông Quý tiếc nuối nói.
May hay không may ở chỗ không có "cơ quan chức năng" nào tham gia nhỉ ?
Cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bất ngờ chết khô sau khi được đầu tư hàng trăm triệu đồng để tôn tạo nền đất, cảnh quan và chăm sóc và “bảo dưỡng” cây
Nhằm tôn tạo lại khu đất xung quanh cây để giúp cây phát triển và tạo cảnh quan, làng Yên Lạc đã vận động được hơn 200 triệu đồng để thực hiện. Đầu năm 2020, kế hoạch này được thực hiện với mục tiêu biến khu đất 4.000 m2 này thành “công viên lịch sử” để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ban xây dựng của xóm đã đứng ra tổ chức thuê người chở đất màu ở ngoài đồng về để tôn cao nền đất quanh gốc cây và xây bờ kè để bảo vệ cây và tạo cảnh quan. Trong quá trình thi công, ban xây dựng đã bón 1 bao phân đạm NPK 25kg xung quanh cây và bù đất cao khoảng 1m quanh khu vực gốc cây.
Sau khi tôn tạo xong, đầu năm 2021, cây trôi ra lá non, nhưng sau đó do xuất hiện rất nhiều sâu ăn lá nên xóm đã thuê 1 người đến phun thuốc trừ sâu cho cây. Không lâu sau, cây trôi bị rụng lá hoàn toàn. Đến nay, cây trôi đã chết khô, cành cây đã bị mục, nhiều mảng vỏ cây bị bong ra khỏi thân cây.
“Theo quy định thì cây trôi này hội đủ các tiêu chí để được công nhận Cây di sản. Bởi vậy nên chúng tôi dự tính sau tôn tạo sẽ làm thủ tục để đăng ký Cây di sản Việt Nam. Tiếc là kế hoạch không thành, giờ cây đã chết rồi”, ông Quý tiếc nuối nói.
Cây trôi cổ thụ hơn 300 tuổi ở Nghệ An chết khô sau khi được 'bảo dưỡng'
Cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bất ngờ chết khô sau khi được đầu tư hàng trăm triệu đồng để tôn tạo nền đất, cảnh quan và chăm sóc và “bảo dưỡng” cây.
soha.vn