Việc xin chữ Thánh hiền là tập tục truyền thống văn hóa nho giáo và dù ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng cũng nên tôn trọng ý thích cá nhân
(coi như họ giữ gìn phong tục truyền thống và chữ Hán-Nôm cũng là chữ viết thịnh hành của Cha Ông trong nhiều thế kỷ)...Tuy nhiên, việc xin chữ xưa không tràn lan theo kiểu chơi thư pháp, thư họa đơn thuần mà còn có cả ý nghĩa tâm linh: Ở làng quê thì xin chữ phải thành tâm xin người hay chữ viết/cho chữ phù hợp
(với tâm nguyện, hoàn cảnh, tuổi tác) ngày đầu năm rồi RƯỚC chữ đó về treo trang trọng nơi thư phòng/phòng khách...
Ngoài ra, xưa cũng khá phổ biến còn có cả lệ tục Ban/tặng chữ nữa....
P/S: Theo truyền thống khoa bảng thì phải/nên xin chữ nơi
cửa Khổng sân Trình ( chẳng hạn như Văn Miếu ở HN từ xưa tới nay là nơi thờ Khổng Tử =Vạn đại sư biểu) mới có ý nghĩa (việc các ông đồ thời nay viết thư pháp ở quanh ngoài Văn Miếu thực chất chỉ là kinh doanh bán chữ đáp ứng nhu cầu chơi chữ mà thôi)...