- Biển số
- OF-92717
- Ngày cấp bằng
- 23/4/11
- Số km
- 129
- Động cơ
- 404,290 Mã lực
Xin mời các Cụ chúng ta đọc bài sau và cùng thảo luận về văn hóa còi xe của người Việt chúng ta.
Autopro - Sử dụng còi xe tràn lan như ở nước ta đã lên mức báo động cho sức khỏe và là nguyên nhân ức chế dẫn đến những cuộc ẩu đả sau va chạm giao thông.
“Ô nhiễm âm thanh” là cụm từ mà người ta thêm vào cho văn hóa giao thông vốn “đậm đà bản sắc” ở nước ta, đặc biệt từ các khu đô thị. Xe máy với tỉ lệ độ ồn gấp đôi ô tô thì nhiều, chen lấn chưa đủ mà còn sử dụng thứ “vũ khí đặc biệt nguy hiểm”: Còi.
Tham gia giao thông ở đô thị chắc chắn bạn đã gặp trường hợp: Dừng xe đèn đỏ, khi đèn đỏ còn 3,4 giây nữa mới đến đèn xanh nhưng ở phía sau đã vang lên hàng loạt âm thanh inh ỏi, thúc giục. Tắc đường, kẹt xe, khi các phương tiện phải nhích từng bước một thì cũng là khi người dân nhấn còi xe không ngừng. Tôi tin rằng hầu hết lái xe đều ý thức được rằng, bấm còi lúc ấy không thể giúp họ đi nhanh hơn được, nhưng vì sao họ vẫn bấm, hay đây chỉ do một thói quen.
Ở Việt Nam, không chỉ khi lưu thông xe mới bấm còi, mà còn cả lúc… đỗ xe. Đó là những trường hợp đỗ xe gọi nhau, họ dùng còi thay phương tiện liên lạc, mới thì ấn 1 hồi ngắn, chờ lâu quá thì là 1 hồi kéo dài không dứt, gây khó chịu cho nhiều người xung quanh.
Hãy bổ sung cho mình “văn hóa ngón tay cái”
Không chỉ gây khó chịu, còi xe còn là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn. Đơn cử là vụ việc thương tâm xảy ra ngày 14/6/2010 mà nhiều người vẫn còn nhớ, một phụ nữ chở con gái 2 tuổi đang đi trên đường phố TP HCM đã bị ngã khi xe bồn bấm còi to, cô con gái rơi ra và bị bánh xe bồn cán chết tại chỗ.
Giáo sư Nguyễn Hoàng Sơn – Phó chủ tịch Hội tai mũi họng Việt Nam chia sẻ: “Tiếng ồn có tác động đầu tiên là khả năng nghe, sau là đến cơ quan tiêu hóa, cơ quan thần kinh, hệ tim mạch. Ngoài ra tiếp nhận độ ồn lớn trong một thời gian dài sẽ khiến con người hay cáu bẳn, khó chịu, hay gây gổ” Tiếp xúc với độ ồn trên 75dB trong một thời gian, cơ thể sẽ mắc phải một hay nhiều những triệu chứng trên.
Sử dụng máy đo tiếng ồn, chúng tôi đo được tiếng ồn của còi xe máy nguyên bản (Honda AirBlade) là 65,2 dB, tiếng ồn xe đi lại trên phố lưu lượng vừa phải là 85,2 dB, đường đông đúc có bấm còi là 98,5 dB. Với độ ồn vượt mức cho phép như vậy. Chúng ta – những người tham gia giao thông đang tự biến nhau thành những nạn nhân của tiếng ồn.
Tiếng ồn từ còi xe ở đô thị gây ức chế tinh thần, stress cao độ cho người tham gia giao thông. Mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội có hơn 150 vụ va chạm giao thông lớn nhỏ. Nhiều khi va quệt nhỏ, tưởng chỉ cần một câu xin lỗi là xong nhưng những cái đầu nóng thì luôn sẵn sàng “giải tỏa stress” theo cách của con nhà võ. Có nhiều không khi hơn một nửa số vụ va chạm nhỏ đều có to tiếng, chửi bới, lăng mạ nhau. Từ đâu mà điều đó như thành thứ ung nhọt lây lan rất nhanh trong đời sống giao thông? Do truyền thống ư? Chắc chắn không phải! Do bạo lực du nhập từ phương Tây? Cũng không, hãy nhìn cách cư xử khi va chạm giao thông của họ và bạn sẽ thấy. Chỉ còn lại nguyên do khách quan, ảnh hưởng xấu của tiếng ồn trong thời gian dài. Tiêu biểu đó chính là tiếng còi xe.
Xã hội phát triển kéo theo giao thông phát triển, giao thông phát triển phải kèm theo văn hóa. Hãy bổ sung cho mình “văn hóa ngón tay cái”: hãy để còi đúng nghĩa để cảnh báo nguy hiểm, chứ không phải thứ vui tay để rồi khiến người khác và chính bạn là nạn nhân của còi xe.
Autopro - Sử dụng còi xe tràn lan như ở nước ta đã lên mức báo động cho sức khỏe và là nguyên nhân ức chế dẫn đến những cuộc ẩu đả sau va chạm giao thông.
“Ô nhiễm âm thanh” là cụm từ mà người ta thêm vào cho văn hóa giao thông vốn “đậm đà bản sắc” ở nước ta, đặc biệt từ các khu đô thị. Xe máy với tỉ lệ độ ồn gấp đôi ô tô thì nhiều, chen lấn chưa đủ mà còn sử dụng thứ “vũ khí đặc biệt nguy hiểm”: Còi.
Tham gia giao thông ở đô thị chắc chắn bạn đã gặp trường hợp: Dừng xe đèn đỏ, khi đèn đỏ còn 3,4 giây nữa mới đến đèn xanh nhưng ở phía sau đã vang lên hàng loạt âm thanh inh ỏi, thúc giục. Tắc đường, kẹt xe, khi các phương tiện phải nhích từng bước một thì cũng là khi người dân nhấn còi xe không ngừng. Tôi tin rằng hầu hết lái xe đều ý thức được rằng, bấm còi lúc ấy không thể giúp họ đi nhanh hơn được, nhưng vì sao họ vẫn bấm, hay đây chỉ do một thói quen.
Ở Việt Nam, không chỉ khi lưu thông xe mới bấm còi, mà còn cả lúc… đỗ xe. Đó là những trường hợp đỗ xe gọi nhau, họ dùng còi thay phương tiện liên lạc, mới thì ấn 1 hồi ngắn, chờ lâu quá thì là 1 hồi kéo dài không dứt, gây khó chịu cho nhiều người xung quanh.
Hãy bổ sung cho mình “văn hóa ngón tay cái”
Không chỉ gây khó chịu, còi xe còn là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn. Đơn cử là vụ việc thương tâm xảy ra ngày 14/6/2010 mà nhiều người vẫn còn nhớ, một phụ nữ chở con gái 2 tuổi đang đi trên đường phố TP HCM đã bị ngã khi xe bồn bấm còi to, cô con gái rơi ra và bị bánh xe bồn cán chết tại chỗ.
Giáo sư Nguyễn Hoàng Sơn – Phó chủ tịch Hội tai mũi họng Việt Nam chia sẻ: “Tiếng ồn có tác động đầu tiên là khả năng nghe, sau là đến cơ quan tiêu hóa, cơ quan thần kinh, hệ tim mạch. Ngoài ra tiếp nhận độ ồn lớn trong một thời gian dài sẽ khiến con người hay cáu bẳn, khó chịu, hay gây gổ” Tiếp xúc với độ ồn trên 75dB trong một thời gian, cơ thể sẽ mắc phải một hay nhiều những triệu chứng trên.
Sử dụng máy đo tiếng ồn, chúng tôi đo được tiếng ồn của còi xe máy nguyên bản (Honda AirBlade) là 65,2 dB, tiếng ồn xe đi lại trên phố lưu lượng vừa phải là 85,2 dB, đường đông đúc có bấm còi là 98,5 dB. Với độ ồn vượt mức cho phép như vậy. Chúng ta – những người tham gia giao thông đang tự biến nhau thành những nạn nhân của tiếng ồn.
Tiếng ồn từ còi xe ở đô thị gây ức chế tinh thần, stress cao độ cho người tham gia giao thông. Mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội có hơn 150 vụ va chạm giao thông lớn nhỏ. Nhiều khi va quệt nhỏ, tưởng chỉ cần một câu xin lỗi là xong nhưng những cái đầu nóng thì luôn sẵn sàng “giải tỏa stress” theo cách của con nhà võ. Có nhiều không khi hơn một nửa số vụ va chạm nhỏ đều có to tiếng, chửi bới, lăng mạ nhau. Từ đâu mà điều đó như thành thứ ung nhọt lây lan rất nhanh trong đời sống giao thông? Do truyền thống ư? Chắc chắn không phải! Do bạo lực du nhập từ phương Tây? Cũng không, hãy nhìn cách cư xử khi va chạm giao thông của họ và bạn sẽ thấy. Chỉ còn lại nguyên do khách quan, ảnh hưởng xấu của tiếng ồn trong thời gian dài. Tiêu biểu đó chính là tiếng còi xe.
Xã hội phát triển kéo theo giao thông phát triển, giao thông phát triển phải kèm theo văn hóa. Hãy bổ sung cho mình “văn hóa ngón tay cái”: hãy để còi đúng nghĩa để cảnh báo nguy hiểm, chứ không phải thứ vui tay để rồi khiến người khác và chính bạn là nạn nhân của còi xe.
Nghị định 34 quy định: Đối với ô tô: Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau (mức phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng); Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (phạt tiền từ 300 đến 500 ngàn đồng). Đối với mô tô và xe gắn máy: Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (phạt từ 40 đến 60 ngàn đồng); Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư (phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng)