Bàn về sinh lý vận động

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Em lượm nhặt một số kiến thức về sinh lý trong vận động thể thao up lên đây để các bác cùng tham khảo nhé.


A. Chuyển hóa năng lượng:
Thức ăn trình tự được đi từ khoang miệng, xuống dạ dày thời gian hết khoảng 2 - 9 giây tùy thuộc vào tính chất cứng, mềm, lỏng, rắn của thức ăn; thức ăn lưu ở dạ dày khoảng từ 4-8 giờ sau đó xuống ruột non, đoạn ruột này là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa (từ 3m-6m) ở đây thức ăn tiếp tục được tiêu hóa để hoàn tất quá trình tiêu hóa và hấp thụ vào máu và bạch huyết. Tiếp đến là ruột già và cuối cùng là trực tràng. Thức ăn bị tiêu hóa cơ học và hóa học. Tiêu hóa cơ học gồm cắn, xé, nhai, và hòa tan, làm cho thức ăn nhỏ, mềm hơn tạo điều kiện cho việc di chuyển thuận lợi và quá trình tiêu hóa hóa học xảy ra dễ dàng. Tiêu hóa hóa học xảy ra dưới tác động các của men tiêu hóa chứa trong dịch tiêu hóa có ở khoang miệng, dạ dày, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột... chúng là chất xúc tác sinh học phân giải các hợp chất phức tạp của thức ăn thành các chất đơn giản (các chất dinh dưỡng) hấp thụ vào máu.
Các chất dinh dưỡng sau khi được tiêu hóa sẽ đi vào máu, tức là đi vào môi trường bên trong cơ thể. Ở bên trong cơ thể, các chất dinh dưỡng sẽ trải qua một quá trình chuyển hóa phức tạp để tổng hợp các cấu trúc của tể bào, của các men (quá trình xây dựng) và đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho tế bào thực hiện hoạt động sống (quá trình năng lượng).
Sự chuyển hóa chất, về bản chất là một chuỗi các phản ứng sinh hóa phức tạp, các phản ứng này cũng góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường bên trong cơ thể.
Chuyển hóa chất được phân chia thành: chuyển hóa đạm (prôtit), đường (gluxit), mỡ (lipit), nước và các chất khoáng.
(Quá trình năng lượng):
Đạm (prôtit): 1g protit sẽ giải phóng 4,1 Kcal năng lượng. Trong hoạt động của cơ, vai trò cung cấp năng lượng của protit không đáng kể so với gluxit và lipít, chỉ chiếm khoảng 5-7% tổng năng lượng tiêu hao và điều này cũng chỉ xảy ra trong các điều kiện đặc biệt. Các protit chủ yếu tham gia vào hoạt động của cơ một cách gián tiếp thông qua các men protit. Trong hoạt động cơ kéo dài, sự phân hủy protit tăng lên. Sau khi ngừng vận động động, các nguồn dự trữ năng lượng được hồi phục dần, các cấu trúc protit trong cơ cũng được tăng cường tổng hợp. Sự tổng hợp đó không chỉ bù lại số đã bị tiêu hao mà còn phát triển các cấu trúc giúp cho việc nâng cao khả năng vận động (to tim, to cơ ...).
Đường (Gluxit): Gluxit là các chất cấu tạo từ các nguyên tố cácbon, oxy và hydro, chúng rất phổ biến trong thiên nhiên, chưa nhiều trong các thực phẩm thực vật. Trong cơ thể phần lớn lượng gluxit chứa dự trữ ở gan, dưới cơ ở dạng glucogen.
Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể. 1g gluxit sẽ giải phóng 4,1 Kcal (tương đương như protit). Song khi oxy hóa gluxit thì tiêu hao ít oxy nhất, do vậy gluxit được sử dụng trong các điều kiện có nhu cầu cao về oxy như hoạt động cơ bắp. Khác với lipit, gluxit có thể cung cấp năng lượng trong điều kiện yếm khí (không có oxy). Ngoài ra gluxit là chất được huy động ra từ kho dự trữ (gan, cơ dưới dạng glycogen) rất nhanh thông qua hệ tuần hoàn. 5% trọng lượng của gan là glycogen, đây là kho dự trữ gluxit lớn và quan trọng của cơ thể. Ở các cơ vân, glycogen chiếm 1-2% trọng lượng của cơ. Tổng dự trữ glycogen trong cơ thể vào khoảng 400-700g.
Quá trình phân giải gluxit để cung cấp năng lượng có thể chia thành 2 giai đoạn. Phân giải glucoza thành axít lactic xảy ra không cần có sự tham gia của oxy gọi là phân giải yếm khí. Khi có oxy, axít lactic được tiếp tục phân giải thành nước và co2 và được gọi là phân giải ưa khí. Các sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa gluxit là nước và co2 được đào thải qua thở và bài tiết theo nước tiểu và mồ hôi.
Nồng độ glucoza trong máu bình thường ở mức 80-120mg%. Nếu giảm thấp hơn 40mg% thì hoạt động thần kinh trung ương sẽ bị rối loạn, hiện tượng này được gọi là choáng do hạ đường huyết.
Mỡ (lipit): Lượng lipit trong cơ thể có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn, giới tính, tuổi, gen, mức độ vận động... Trung bình lipit chiếm khoảng 10-20% trọng lượng cơ thể. Lipit chứa trong các mô mỡ, là những kho dự trữ lớn của cơ thể. 1g lipit sẽ cung cấp 9,3 Kcal (gấp hơn 2 lần so với gluxit và protit).
Thức ăn lipit được phân hủy trong đường tiêu hóa thành axít béo và glyxerin. Ở các tế bào thành ruột, các axít béo lại được tổng hợp lại thành lipit đặc trưng cho chủng loại. Từ ruột, mỡ được hấp thụ vào bạch huyết và máu rồi từ đó đi đến gan. Từ gan các phân tử lipit và các axít béo tự do được vận chuyển tới các tế bào, tổ chức khác nhau để tạo năng lượng và tạo hình. Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa lipit là nước và co2. Khi oxy hóa lipit đòi hỏi phải tiêu hao oxy nhiều hơn. Vì vậy việc sử dụng lipit để cung cấp năng lượng chỉ phù hợp với điều kiện có thể cung cấp đầy đủ oxy. Phù hợp với các hoạt động thể thao công suất tương đối thấp trong thời gian dài (xe đạp đường dài, chạy việt dã, chạy maratong...)
Nước và các chất khoáng: Nước là thành phần cấu tạo của các tổ chức và tế bào của cơ thể. Cơ thể người có 60-70% là nước. Phần lớn các phản ứng sinh hóa đều xảy ra với sự tham gia trực tiếp của nước. Nước có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa thân nhiệt qua việc bài tiết mồ hôi và bay hơi. Nhu cầu về nước của 1 người khoảng 2-2,5 Lít/ngày. Trong đó 85% lượng nước được cung cấp cùng với thức ăn và nước uống, số còn lại 15% cơ thể nhận được từ phản ứng sinh hóa. Khi hoạt động thể thao mồ hôi tiết ra nhiều để giải nhiệt cùng với việc tăng cường hô hấp làm cơ thể mất đi 1 lượng lớn nước. Khi hoạt động kéo dài, nhất là trong điều kiện nắng nóng, lượng nước có thể mất tới 4-5 lít. Một phần lượng nước được bổ sung do kết quả của quá trình oxy hóa, tuy nhiên là không đủ để bù đắp. Khi lượng nước mất đến 2-4% trọng lượng cơ thể thì khả năng vận động sẽ giảm sút. Vậy việc bổ sung nước bị mất trong vận động có ý nghĩa quan trọng.
Trong thành phần cấu tạo của các tế bào có chứa rất nhiều muối khoáng (canxi, photpho, natri, clo...) cùng các chất vi lượng (sắt, đồng, coban, nhôm...) Các chất này ở trong cơ thể dưới dạng hợp chất hữu cơ, muối hoặc ion. Ý nghĩa sinh học của các chất này rất đa dạng. Cơ thể nhận các chất khoáng này từ thức ăn và nước uống. Được hấp thụ vào máu qua thành ruột non. Các chất khoáng được đào thải ra ngoài chủ yếu theo nước tiểu, phân và mồ hôi. Cùng với nước, trong vận động cơ thể còn mất một lượng lớn các chất khoáng do bị bài tiết theo mồ hôi. Trong đó đặc biệt quan trọng là natri và kali.
B. Năng lượng cung cấp cho cơ vận động:
Nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ vận động là ATP (Adenozin triphotphat). ATP là hợp chất giàu năng lượng, khi phân giải (thủy phân) ATP tạo ra ADP (Adenozin diphotphat) và một nhóm photphat. Quá trình này xảy ra với sự tham gia của men (Miozin - ATP - aza) giải phóng 10 Kcal năng lượng. Dự trữ ATP trong cơ không nhiều, để cơ hoạt động được lâu dài thì ATP phải luôn đwọc phục hồi đầy đủ. Nguồn dùng để phục hồi ATP được tạo ra bằng cách phân giải các chất dinh dưỡng khác như đường, đạm, mỡ. Các chất này sẽ kết hợp với một nhóm photphat vào ADP để tạo ra ATP. Trong cơ thể, sự phục hồi ATP có thể thực hiện bằng hai đường chính. Con đường yếm khí (anaerobia) không có sự tham gia của oxy. Con đường ưa khí (aerobia) có sự tham gia của oxy. Để tái tạo ATP, nguồn năng lượng trực tiếp, duy nhất cho cơ hoạt động, trong cơ thể có 3 hệ thống tái tạo làm việc. 3 hệ thống này còn được gọi là hệ năng lượng, bao gồm: Hệ photphagen, Hệ lactic, Hệ oxy. Trong đó Hệ photphagen và Hệ lactic là hệ yếm khí, còn hệ oxy là hệ ưa khí. 3 hệ này khác nhau về cách dùng các chất để sinh năng lượng. Mức độ tham gia của 3 hệ này vào việc cung cấp năng lượng để tái tạo ATP phụ thuộc vào công suất và thời gian hoạt động của cơ, điều kiện và mức độ cung cấp oxy cho hoạt động của cơ thể.
- Hệ năng lượng photphagen: Lượng ATP tiêu hao trong cơ thể được tái tổng hợp nhờ năng lượng của 1 hợp chất photphat giàu năng lượng là CP (creatinphotphat) chứa trong cơ. ATP và CP đều thuộc nhóm photphagen. Khi phân giải, CP sẽ cung cấp 1 nhóm photphat và lượng lớn năng lượng đwọc sử dụng trực tiếp để tái tạo ATP từ ADP. Vậy CP là nguồn dự trữ năng lượng đầu tiên của cơ. Quá trình phân giải CP để cung cấp năng lượng xảy ra rất nhanh, không quá nhiều phản ứng hóa học phức tạp và không phụ thuộc vào việc cung cấp oxy cho cơ thể. Hệ photphagen là nguồn cung cấp năng lượng nhanh nhất cho cơ hoạt động. Nó được sử dụng trong giai đoạn đầu của tất cả các hoạt động cơ bắp. Hệ photphagen có công suất hoạt động lớn nhất trong các hệ năng lượng, lớn gấp 3 lần Hệ lactic và gấn 4-10 lần Hệ oxy. Công suất vào khoảng 36Kcal/phút. Tuy nhiên dung lượng của hệ này lại không lớn vì dự trữ CP cũng như ATP trong cơ thể rất ít. Do đặc điểm như vậy nên hệ này có vai trò chủ yếu trong các hoạt động có công suất cao, tối đa (chạy ngắn, ném đẩy, nhảy, cử tạ...) Sự cung cấp năng lượng hoàn toàn bằng hệ photphagen chỉ duy trì trong thời gian rất ngắn (VD: Trong chạy ngắn không quá 5 giây). Vậy trong hoạt động với thời gian dài hơn thì việc cung cấp năng lượng phải sử dụng các hệ năng lượng khác.
- Hệ năng lượng lactic: Trong các hoạt động của cơ tương đối dài, cơ thể có thể sử dụng năng lượng để tái tổng hợp ATP và CP bằng cách phân giải hóa học yếm khí glycogen và glucoza. Phản ứng này sẽ tạo ra axít lactic, vì vậy hệ cung cấp năng lượng theo cách như thế được gọi là Hệ lactic, hay gọi là Hệ gluco phân. Glycogen là một chuỗi glucoza, khi phân giải phân tử glycogen sẽ tách thành các phần tử glucoza. Glucoza được dự trữ nhiều ở gan, máu. Khi hoạt động, glucoza được chuyển từ máu vào cơ và glucoza được dự trữ trong gan được đưa vào máu. Hệ năng lượng này có công suất tương đối lớn, công suất trung bình của hệ này vào khoảng 12 Kcal/phút. Hàm lượng glycogen trong cơ trung bình vào khoảng 15g/kg. Trong hoạt động với mức tối đa, sự phân giải glycogen yếm khí cũng chỉ xảy ra với không quá 25% lượng glycogen dự trữ. Sự phân giải glycogen yếm khí trong thực tế xảy ra ngay từ khi bắt đầu hoạt động của cơ, song đạt công suất lớn sau 30-40 giây. Hệ này có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động kéo dài từ 20 giây đến vài phút có sự co cơ mạnh và tốc độ cao như chạy 200m, 800m, bơi 50m đến 200m).
- Hệ năng lượng oxy: Trong các hoạt động cơ bắp có công suất không lớn, kéo dài, khi cơ thể được cung cấp oxy tương đối đầy đủ (hoạt động ưa khí), cơ thể sử dụng phản ứng oxy hóa các chất dinh dưỡng như đường (gluxit), mỡ (lipit) và đạm (protit) để cung cấp cho cơ hoạt động. Các chất dinh dưỡng cơ bản đều có thể sử dụng làm chất cung cấp năng lượng. Song vai trò của chất protit trong quá trình oxy hóa để cung cấp năng lượng rất nhỏ vì vậy thực tế protit không được tính đến khi xem xét các cơ chất của hệ oxy. Hệ này sử dụng hai nhóm chất dinh dưỡng chính là gluxit và lipit. hai loại chất này khác nhau rõ rệt về công suất cũng như dung lượng năng lượng, chúng được sử dụng trong những điều kiện vận động khác nhau.
Sự oxy hóa đường (glycogen và gluocza) xảy ra giống như trong quá trình gluco phân yếm khí của Hệ năng lượng lactic. Trong trường hợp này do thiếu oxy nên đường phân giải đến axít pyruvic sẽ được chuyển thành axít lactic. Khi có oxy, tức là trong điều kiện ưa khí, axít pyruvic không bị chuyển thành axít lactic mà được oxy hóa để thành sản phẩm cuối cùng là co2 và H20 theo phương trình tổng quá sau:

C6H12O6 + 6O2 + 38ADP + 38P = 6CO2 + 6H2O + 38ATP

Để phân giải glucoza (glycogen) bằng con đường ưa khí cơ thể cần phải hấp thụ được một lượng oxy nhất định. Ngoài ra, quá trình oxy hóa đường cũng đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Những điều đó làm công suất của hệ oxy hóa đường thấp hơn hệ lactic, trung bình công suất đó khoảng 8Kcal/phút. Dung lượng của hệ oxy hóa đường phụ thuộc vào dự trữ glycogen ở cơ, gan và vào khả năng tạo glucoza từ các chất khác (axít lactic, axít amin, axít pyruvic...) của gan. Dự trữ đường của cơ thể vào khoảng 800Kcal đủ để một người bình thường chạy 20 km chỉ bằng cách oxy hóa dự trữ đường. Một nhóm chất quan trọng nữa của hệ oxy là mỡ. Năng lượng được tạo ra ra khi oxy hóa các phân tử axít béo của triglyxerit - là thành phần cấu tạo chủ yếu của mỡ. Sự phân giải ưa khí axít béo tạo ra nhiều năng lượng hơn phân giải ưa khí glucoza vài lần. Mỡ có dung lượng năng lượng lớn nhất trong số các nguồn năng lượng của cơ. Dự trữ mỡ của cơ thể người rất lớn, chiếm từ 10 - 30% trọng lượng cơ thể. Khi cần thiết, mỡ sẽ đi vào máu sau đó tới cơ. Toàn bộ dự trữ ấy lên đến vài chục nghìn Kcal (60.000 kcal). Điều này cho thấy dung lượng của hệ oxy rất lớn, nếu nó sử dụng mỡ làm nhiên liệu oxy hóa. Hệ năng lượng oxy có thể đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động với thời gian dài, từ nhiều giờ đến nhiều ngày.
Tỷ lệ giữa lượng đường và mỡ bị oxy hóa phụ thuộc vào công suất của hoạt động ưa khí. Công suất càng lớn thì tỷ lệ oxy hóa đường đóng góp vào việc cung cấp năng lượng càng lớn và tương ứng với nó phần đóng góp của mỡ càng nhỏ. Trong các hoạt động với công suất thấp, thời gian kéo dài phần lớn năng lượng được cung cấp bằng oxy hóa mỡ (hình thức hoạt động này phù hợp với những người muốn giảm béo tập các môn xe đạp đường dài, chạy maratông, đi bộ đường dài...)
 

yensuong

Xe điện
Biển số
OF-77790
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
2,281
Động cơ
441,790 Mã lực
Nơi ở
Đại ngàn Pù Mát
Cụ tổng hợp ngắn gọn thôi, nhiều chữ quá ,em không đọc được :D
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,392 Mã lực
Bài này khó quá, đọc không hiểu hết được. Chắc phải có tí chuyên môn ... bác có bài nào dễ dễ, kiểu như chuẩn bị độp thì phải ăn cái gì, uống cái gì. Tránh ko nên làm cái gì ?
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Bài này khó quá, đọc không hiểu hết được. Chắc phải có tí chuyên môn ... bác có bài nào dễ dễ, kiểu như chuẩn bị độp thì phải ăn cái gì, uống cái gì. Tránh ko nên làm cái gì ?
làm một tràng dài như vậy để còn lấy thành tích, lấy điểm để Mod cho lên lever "xe hơi" chứ.
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
nguồn: http://dinhduong.com.vn/story/dinh-du-ng-cho-nguoi-choi-thao
Đi xe đạp

Chuẩn bị: Nên ăn bổ sung năng lượng cho cơ thể ở dạng lỏng vì khi đi xe đạp đường dài, cơ thể đào thải chất lỏng tốt hơn.

Trước khi luyện tập: 30 phút trước khi bước vào bài tập thì nên ăn 02 lát bánh mì kẹp chuối. Bổ sung thêm nước bằng các loại trái cây mọng nước.

Trong quá trình tập luyện: Uống nước hoặc nước tăng lực thường xuyên tránh quá trình hydrat hóa (lưu ý ở đậy khi uống nước thì ko nên uống 1 hơi dài mà nên uống từng ngụm một. ko nên uống quá nhiều trong một lần uống và bổ sung vượt quá lượng nước cơ thể đào thải ra ngoài trong quá trình luyện tập).

Sau khi luyện tập: Cân bằng lượng cacbon hydrat và protein với món đậu Hà Lan hầm thịt gà, cá ngừ hầm khoai tây hoặc một bát mì sợi với salad cà chua. Thêm 02 tách trà xanh và bạn đã cảm thấy tràn đầy sức sống.
 

xe_cang_hai

Xe tăng
Biển số
OF-12732
Ngày cấp bằng
17/1/08
Số km
1,355
Động cơ
535,879 Mã lực
Híc, lần đầu tiên mình được biết là chất dinh dưỡng đi vào máu :)) thế này máu bổ lắm nhỉ =))
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Em lại làm một tràng nữa!

Xe đạp đường dài là hoạt động của cơ thể với công suất trung bình, ở đây mặc dù cường độ vận động không cao nhưng do thời gian kéo dài nên nó vẫn có tác động rất mạnh tới cơ thể, có khả năng gây kiệt sức và mệt mỏi rất sâu.
Cần chú ý:
* Trước khi tập luyện:
- Cần dự trữ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể như: đường, đạm, mỡ, nước và các khoáng chất (cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục đầy đủ)
- Không được ăn, uống quá no trước khi tập luyện (ăn nhẹ trước tập 30 phút)
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, csvc phục vụ cho buổi tập (nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tới trang bị cũng như là tinh thần trong buổi tập, thi đấu)
* Trong khi vận động (khi độp xe):
- Năng lượng cung cấp cho hoạt động chủ yếu là Hệ năng lượng oxy 90% (hoạt động ưu khí) chủ yếu sử dụng kho dự trữ đường và mỡ để oxy hóa sinh năng lượng. Tần số co bóp tim khoảng 165 - 180 lần/phút. Huyết áp chưa đến tối đa 160 - 180 mmHg tối đa và 60 - 70 mmHg tối thiểu. Nhu cầu về oxy trong hoạt động được thỏa mãn đầy đủ, xuất hiện hiện tượng ổn định thật. Nợ oxy có thể xuất hiện vào lúc bắt đầu hoạt động khi các cơ quan chức năng của cơ thể chưa thích nghi, chưa phát huy được hết công suất và khi đạp nước rút khi về đích. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm thành tích trong đạp xe đường dài là cạn dự trữ năng lượng của cơ thể.
- Khi cơ thể dần cạn các chất dinh dưỡng thì cần bổ sung ngay: đường: có nhiều trong hoa quả chín, chuối chín, thức ăn nhanh thể thao chứa nhiều hydratcacbon; bổ sung nước (loại nước bù điện giải cũng tốt), khoáng chất, vitamin C. (loại này với VĐV thì có bộ phận hậu cần mang giúp, còn CLB cá nhân thì các bác tự chuẩn bị và mang theo)
- Hiện tượng chuột rút: Hiện tượng do 1 hay nhiều bó cơ co cứng (rút cứng), cảm giác đau và rất khó chịu. Nguyên nhân: Do thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể (như canxi, magiê, natri và kali). Điều này có thể xảy ra sau khi đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, do không khởi động kĩ trước khi tập, vận động cơ bắp quá nhiều. Loại nhẹ, sau khi khắc phục có thể đạp tiếp. Loại nặng, phải dừng hẳn tập trong buổi hôm đó.
Khắc phục: Dừng vận động, kéo căng cơ bị co rồi ấn mạnh và giữ (có thể hơi day day) ở 1/3 phần chiều dài bó cơ (tính từ trên xuống theo chiều dọc của cơ thể), khi cơ hết co cứng thì tiếp tục xoa bóp cho máu lưu thông.
- Hiện tượng đau bụng trong tập luyện: (Đau khu sườn phải hoặc bụng trên). Loại đau bụng nặng có thể xuất hiện khi bắt đầu tập, trong hoặc sau khi tập người bị nặng có khi phải ngừng tập luyện hoặc ngừng thi đấu.
Nguyên nhân: Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng qui tụ lại có mấy ý kiến chính như sau:
+ Khi tiến hành hoạt động với cường độ cao do công năng của tim kém, không tống máu ra ngoài hết được, máu ở tĩnh mạch lớn, về tim khó khăn tập trung nhiều ở gan, tỳ làm cho màng gan và tỳ căng lên dẫn đến đau bụng.
+ Phương pháp thở không đúng: Phá rối nhịp thở làm quan hệ của máu và tuần hoàn hô hấp rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch mà dẫn đến đau bụng, hơn nữa do thở quá gấp làm hoạt động của cơ hoành rối loạn. Hoặc do thiếu oxy dẫn tới chuột rút gây nên.
+ Chuẩn bị hoạt động không tốt: Khi bắt đầu vận động mà vận động quá nhanh, công năng của hệ thống tiêu hoá không thích nghi với sự hoạt động làm cho một số thức ăn tụ lại ỏ một đoạn ruột nào đó làm căng lên dẫn tới đau bụng, ngoài ra màng ruột căng lên cũng đều làm đau bụng.
Phương pháp xử lý:
Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ thì dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ đạp, dùng sức thở sâu có thể khỏi.
Nếu đau bụng nặng quá thì dừng vận động và cần được thầy thuốc khám nghiệm xem do vận động gây nên hay do các bệnh như viêm ruột thừa, sưng gan, tỳ... làm rõ nguyên nhân để điều trị.
Cần tăng cường huấn luyện toàn diện. Thường tất cả những người tập mắc bệnh đau bụng đều do trình độ huấn luyện không toàn diện hoặc trình độ thể lực kém. Những người huấn luyện một cách toàn diện hầu như không mắc phải.
Chú ý: Thở nhịp nhàng, thở sâu. Chuẩn bị hoạt động chu đáo, làm giảm hiện tượng máu tụ ở gan, hơn nữa khi bắt đầu tập không nên tăng tốc độ ngay. Trước khi tập không nên ăn no, uống nhiều nước. Khi dạ dày đầy thức ăn dễ dẫn tới dãn dây chằng bám vào cột sống dẫn đến sa dạ dày. Tuân thủ nguyên tắc và chế độ luyện tập.
* Sau khi kết thúc luyện tập:
Sau khi luyện tập, thi đấu căng thẳng cơ thể cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cho việc giải toả mệt mỏi và hồi phục kịp thời. Sau khi thi đấu với cường độ lớn cần phải uống 100-150mg đường để bổ sung nhiệt lượng đã tiêu hao, xúc tiến tích luỹ đường ở gan, phòng ngừa sự thẩm thấu mỡ của gan, giúp cân bằng đường huyết và giảm hàm lượng axit lactic trong máu.
Sau thi đấu, thức ăn nguồn đường có ảnh hưởng tốt đối với cơ thể.
Người ta đã chứng minh rằng, sau khi thi đấu với cường độ lớn việc hồi phục đường trong cơ phải mất 2-3 ngày. Dùng phương pháp cung cấp thức ăn nhiều đường sẽ rút ngắn thời gian hồi phục được 1 ngày. Sau khi thi đấu, thức ăn cho vận động viên trong 2-3 ngày đầu cần giàu năng lượng, thức ăn nguồn đường dễ hấp thụ hơn thức ăn giàu protit và lipit, cần bổ sung vitamin B1, B2, PP, C, muối khoáng, đặc biệt là kali.
 

Sói nhỏ

Chã!
Biển số
OF-80803
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
2,152
Động cơ
414,276 Mã lực
Bác Tien seven vào tham khảo về cái bệnh đau bụng khi đạp xe này :)
Bài viết hữu ích, cảm ơn bác Thieutuan :)
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Choáng quá !
Hình như mấy cái quy trình chuyển hóa năng lượng trao đổi chất này em đã học trong trường mà giờ quên tiệt rồi !
 

DUONGLAM

Xe điện
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
4,036
Động cơ
422,335 Mã lực
Úi trời cụ lên cả đây để giảng về sinh học nữa, dưng mà dài quá em ko đọc hết đc
 

Tien seven

Xe tải
Biển số
OF-143251
Ngày cấp bằng
25/5/12
Số km
300
Động cơ
366,359 Mã lực
Bài viết này hay quá. Bây giờ Em đang xử lý bệnh đau bụng của em bằng cách là trước khi đạp xe, em gập người khoảng 5-7 cái, vặn sườn sang 2 bên rồi mới bắt đầu đi. Hiệu quả phết.

Nhưng chắc tim em ko tốt nên nó đẩy máu ko tốt. Do vậy em cũng thỉnh thoảng bị đau khi đạp dài.
 
Chỉnh sửa cuối:

A Dua

Đi bộ
Biển số
OF-150695
Ngày cấp bằng
27/7/12
Số km
8
Động cơ
356,980 Mã lực
Đọc hêt bài viết của Bác Thieutuan và; " Sau khi luyện tập: Cân bằng lượng cacbon hydrat và protein với món đậu Hà Lan hầm thịt gà, cá ngừ hầm khoai tây hoặc một bát mì sợi với salad cà chua. Thêm 02 tách trà xanh và bạn đã cảm thấy tràn đầy sức sống." Choáng luôn.... k0...K0 lên xe nữa.
 

pubcoon

Xe hơi
Biển số
OF-135534
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
114
Động cơ
370,730 Mã lực
Em lại làm một tràng nữa!

Xe đạp đường dài là hoạt động của cơ thể với công suất trung bình, ở đây mặc dù cường độ vận động không cao nhưng do thời gian kéo dài nên nó vẫn có tác động rất mạnh tới cơ thể, có khả năng gây kiệt sức và mệt mỏi rất sâu.
Cần chú ý:
* Trước khi tập luyện:
- Cần dự trữ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể như: đường, đạm, mỡ, nước và các khoáng chất (cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục đầy đủ)
- Không được ăn, uống quá no trước khi tập luyện (ăn nhẹ trước tập 30 phút)
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, csvc phục vụ cho buổi tập (nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tới trang bị cũng như là tinh thần trong buổi tập, thi đấu)
* Trong khi vận động (khi độp xe):
- Năng lượng cung cấp cho hoạt động chủ yếu là Hệ năng lượng oxy 90% (hoạt động ưu khí) chủ yếu sử dụng kho dự trữ đường và mỡ để oxy hóa sinh năng lượng. Tần số co bóp tim khoảng 165 - 180 lần/phút. Huyết áp chưa đến tối đa 160 - 180 mmHg tối đa và 60 - 70 mmHg tối thiểu. Nhu cầu về oxy trong hoạt động được thỏa mãn đầy đủ, xuất hiện hiện tượng ổn định thật. Nợ oxy có thể xuất hiện vào lúc bắt đầu hoạt động khi các cơ quan chức năng của cơ thể chưa thích nghi, chưa phát huy được hết công suất và khi đạp nước rút khi về đích. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm thành tích trong đạp xe đường dài là cạn dự trữ năng lượng của cơ thể.
- Khi cơ thể dần cạn các chất dinh dưỡng thì cần bổ sung ngay: đường: có nhiều trong hoa quả chín, chuối chín, thức ăn nhanh thể thao chứa nhiều hydratcacbon; bổ sung nước (loại nước bù điện giải cũng tốt), khoáng chất, vitamin C. (loại này với VĐV thì có bộ phận hậu cần mang giúp, còn CLB cá nhân thì các bác tự chuẩn bị và mang theo)
- Hiện tượng chuột rút: Hiện tượng do 1 hay nhiều bó cơ co cứng (rút cứng), cảm giác đau và rất khó chịu. Nguyên nhân: Do thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể (như canxi, magiê, natri và kali). Điều này có thể xảy ra sau khi đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, do không khởi động kĩ trước khi tập, vận động cơ bắp quá nhiều. Loại nhẹ, sau khi khắc phục có thể đạp tiếp. Loại nặng, phải dừng hẳn tập trong buổi hôm đó.
Khắc phục: Dừng vận động, kéo căng cơ bị co rồi ấn mạnh và giữ (có thể hơi day day) ở 1/3 phần chiều dài bó cơ (tính từ trên xuống theo chiều dọc của cơ thể), khi cơ hết co cứng thì tiếp tục xoa bóp cho máu lưu thông.
- Hiện tượng đau bụng trong tập luyện: (Đau khu sườn phải hoặc bụng trên). Loại đau bụng nặng có thể xuất hiện khi bắt đầu tập, trong hoặc sau khi tập người bị nặng có khi phải ngừng tập luyện hoặc ngừng thi đấu.
Nguyên nhân: Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng qui tụ lại có mấy ý kiến chính như sau:
+ Khi tiến hành hoạt động với cường độ cao do công năng của tim kém, không tống máu ra ngoài hết được, máu ở tĩnh mạch lớn, về tim khó khăn tập trung nhiều ở gan, tỳ làm cho màng gan và tỳ căng lên dẫn đến đau bụng.
+ Phương pháp thở không đúng: Phá rối nhịp thở làm quan hệ của máu và tuần hoàn hô hấp rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch mà dẫn đến đau bụng, hơn nữa do thở quá gấp làm hoạt động của cơ hoành rối loạn. Hoặc do thiếu oxy dẫn tới chuột rút gây nên.
+ Chuẩn bị hoạt động không tốt: Khi bắt đầu vận động mà vận động quá nhanh, công năng của hệ thống tiêu hoá không thích nghi với sự hoạt động làm cho một số thức ăn tụ lại ỏ một đoạn ruột nào đó làm căng lên dẫn tới đau bụng, ngoài ra màng ruột căng lên cũng đều làm đau bụng.
Phương pháp xử lý:
Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ thì dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ đạp, dùng sức thở sâu có thể khỏi.
Nếu đau bụng nặng quá thì dừng vận động và cần được thầy thuốc khám nghiệm xem do vận động gây nên hay do các bệnh như viêm ruột thừa, sưng gan, tỳ... làm rõ nguyên nhân để điều trị.
Cần tăng cường huấn luyện toàn diện. Thường tất cả những người tập mắc bệnh đau bụng đều do trình độ huấn luyện không toàn diện hoặc trình độ thể lực kém. Những người huấn luyện một cách toàn diện hầu như không mắc phải.
Chú ý: Thở nhịp nhàng, thở sâu. Chuẩn bị hoạt động chu đáo, làm giảm hiện tượng máu tụ ở gan, hơn nữa khi bắt đầu tập không nên tăng tốc độ ngay. Trước khi tập không nên ăn no, uống nhiều nước. Khi dạ dày đầy thức ăn dễ dẫn tới dãn dây chằng bám vào cột sống dẫn đến sa dạ dày. Tuân thủ nguyên tắc và chế độ luyện tập.
* Sau khi kết thúc luyện tập:
Sau khi luyện tập, thi đấu căng thẳng cơ thể cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cho việc giải toả mệt mỏi và hồi phục kịp thời. Sau khi thi đấu với cường độ lớn cần phải uống 100-150mg đường để bổ sung nhiệt lượng đã tiêu hao, xúc tiến tích luỹ đường ở gan, phòng ngừa sự thẩm thấu mỡ của gan, giúp cân bằng đường huyết và giảm hàm lượng axit lactic trong máu.
Sau thi đấu, thức ăn nguồn đường có ảnh hưởng tốt đối với cơ thể.
Người ta đã chứng minh rằng, sau khi thi đấu với cường độ lớn việc hồi phục đường trong cơ phải mất 2-3 ngày. Dùng phương pháp cung cấp thức ăn nhiều đường sẽ rút ngắn thời gian hồi phục được 1 ngày. Sau khi thi đấu, thức ăn cho vận động viên trong 2-3 ngày đầu cần giàu năng lượng, thức ăn nguồn đường dễ hấp thụ hơn thức ăn giàu protit và lipit, cần bổ sung vitamin B1, B2, PP, C, muối khoáng, đặc biệt là kali.
Cảm ơn bác thieutuan, bài bác đăng nhiều thông tin hữu ích quá, em cũng bị đau bụng khi đạp cường độ cao, giờ đọc cũng đoán được một số nguyên nhân và cách xử lý. Đúng là khi đau bụng thì phản xạ đầu tiên của em là giảm cường độ và thở sâu. Em đoán trường hợp của em xuất phát từ tim yếu và thở không đều.
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
làm một tràng dài như vậy để còn lấy thành tích, lấy điểm để Mod cho lên lever "xe hơi" chứ.
Thực tế chức năng của máu chính là vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thành ruột non thẩm thấu vào máu, oxy từ các nang phổi vào máu (chức năng của hemoglobin - hồng cầu) từ đó đi tới các tế bào, các cơ quan trong cơ thể để cung cấp "nhiên liệu" nhằm đảm bảo sự hoạt động đúng qui luật của các tế bào và các cơ quan đó. vận chuyển các chất cặn bã cũng từ các cơ quan, tế bào đó đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết, hô hấp.
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Đọc hêt bài viết của Bác Thieutuan và; " Sau khi luyện tập: Cân bằng lượng cacbon hydrat và protein với món đậu Hà Lan hầm thịt gà, cá ngừ hầm khoai tây hoặc một bát mì sợi với salad cà chua. Thêm 02 tách trà xanh và bạn đã cảm thấy tràn đầy sức sống." Choáng luôn.... k0...K0 lên xe nữa.
Phần trên là em tham khảo anh google đấy ạ! Thực tế nếu bác muốn giảm cân, giảm béo thì chỉ cần quản lý chặt chẽ đầu vào và đầu ra của bác thôi. Với những người có trình độ luyện tập tốt rồi, cân nặng như ý rồi thì cũng nên tham khảo chế độ hội phục như trên ạ!:)
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Cảm ơn bác thieutuan, bài bác đăng nhiều thông tin hữu ích quá, em cũng bị đau bụng khi đạp cường độ cao, giờ đọc cũng đoán được một số nguyên nhân và cách xử lý. Đúng là khi đau bụng thì phản xạ đầu tiên của em là giảm cường độ và thở sâu. Em đoán trường hợp của em xuất phát từ tim yếu và thở không đều.
Đúng như bác dự đoán đấy ạ. Hiện tượng đau xóc nguyên nhân do luyện tập thể thao chính là do Hệ tuần hoàn và Hệ hô hấp chưa đáp ứng kịp thời khối lượng vận động mà bác đã thực hiện. Từ chuyên môn gọi là: Trình độ tập luyện chưa đáp ứng với khối lượng vận động
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Híc, lần đầu tiên mình được biết là chất dinh dưỡng đi vào máu :)) thế này máu bổ lắm nhỉ =))
Thực tế chức năng của máu chính là vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thành ruột non thẩm thấu vào máu, oxy từ các nang phổi vào máu (chức năng của hemoglobin - hồng cầu) từ đó đi tới các tế bào, các cơ quan trong cơ thể để cung cấp "nhiên liệu" nhằm đảm bảo sự hoạt động đúng qui luật của các tế bào và các cơ quan đó. vận chuyển các chất cặn bã cũng từ các cơ quan, tế bào đó đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết, hô hấp. Ngoài ra còn 1 số chức năng nữa như điều hòa thân nhiệt....
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,392 Mã lực
Hôm nay em mới đọc đoạn sau chỗ nói đến đau bụng.
Em bị vài lần.
Lần 1. Là sau khi ăn sáng xong đạp được khoảng 15 phút thì đau, em đoán là đau hệ tiêu hóa. Đạp thêm khoảng nửa tiếng giảm cường độ tự nhiên hết. Cái này dễ đoán, do ăn nhiều quá và ko nghỉ đủ đã đạp ngay.
Lần 2. Em đang đạp rất căng thì bị đau bụng trên, ở gần ức. Em đoán là do thở gấp quá 1 cái cơ nào đó ở khu vực bụng trên bị chuột rút, or làm việc quá tải nên đau. Cái này đúng là khó biết đau cái gì ... nhưng khi giảm cường độ 1 lúc thì hết.
 

thieutuan

Xe hơi
Biển số
OF-6561
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
108
Động cơ
543,380 Mã lực
Hôm nay em mới đọc đoạn sau chỗ nói đến đau bụng.
Em bị vài lần.
Lần 1. Là sau khi ăn sáng xong đạp được khoảng 15 phút thì đau, em đoán là đau hệ tiêu hóa. Đạp thêm khoảng nửa tiếng giảm cường độ tự nhiên hết. Cái này dễ đoán, do ăn nhiều quá và ko nghỉ đủ đã đạp ngay.
Lần 2. Em đang đạp rất căng thì bị đau bụng trên, ở gần ức. Em đoán là do thở gấp quá 1 cái cơ nào đó ở khu vực bụng trên bị chuột rút, or làm việc quá tải nên đau. Cái này đúng là khó biết đau cái gì ... nhưng khi giảm cường độ 1 lúc thì hết.
Nguyên nhân của lần 2: Giống như giải thích ở phần trên, ngoài ra khi cơ thể đang ổn định với cường độ vận động mà mình thay đổi tăng đột ngột cường độ VĐ cũng gây rs hiện tượng đau bụng. VD: các bác đang độp ổn định ở tốc độ 28km/h (tốc độ gần tối đa của mình) khi có người ở trong đoàn bứt phá (attack) vượt lên trên 30km/h, các bác đuổi theo -> rất dễ xuất hiện hiện tượng đau bụng, khó thở, tâm lý muốn bỏ cuộc.... Tùy từng người.
Ở lần 1 của nhà Noza: nguyên nhân chủ yếu là khi ăn xong, máu dồn nhiều vào hệ tiêu hóa, tốt nhất là nên ngồi nghỉ ngơi thư thái, tránh những hoạt động tay chân cũng như trí óc, tâm lý của con người lúc này cũng thường ko muốn làm gì cả mà thậm chí là hơi buồn ngủ (thường chỉ có hệ tiêu hóa là hưng phấn thôi) khi vận động nặng, ép buộc máu phải dồn nhanh về hệ vận động, chèn ép các cơ quan nội tạng, mặt khác dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn khi VĐ kéo sa dạ dày xuống dưới gây hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn no rồi hoạt động ngay sẽ nhanh chóng bị đau dạ dày (dân thể thao chuyên nghiệp cũng thường mắc bệnh đau dạ dày... Chuyên nghiệp luôn. Tỷ lệ rất cao)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top