Bàn về cách viết hoa trong tiếng Việt :)

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,213
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,269
Động cơ
594,660 Mã lực
Hôm nay cũng giống nhà FeRAM (em phải copy nick vì sợ lúc say viết sai chính tả) đi uống say về, em cứ nghĩ mãi về câu chuyện Hà nội hay Hà Nội. Nhớ tới câu chuyện "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", em chợt nhớ ra rằng Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam (cũng viết hoa nhá) và có quy định rõ ràng trong Hiến pháp - là văn bản pháp luật cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi người dù có đi học hay không, dù có cho rằng mình là #1 hay #n thì cũng phải tuân thủ Hiến pháp. Ngoài đời thực là như vậy, trên OF thì càng ngặt nghèo hơn vì ngoài đời em nói Hà Nội em đâu cần phải nói là hai chữ cái đầu phải viết hoa.

Chính vì vậy, em copy ra đây điều 144 của Hiến pháp ra đây để các cụ cùng biết:



Nguồn:
http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2002/200201/200201070011
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiến_pháp_nước_Cộng_hòa_xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam

Cũng từ giờ phút này, thớt chính thức được đổi tên thành Hà Nội, một trái tim hồng (còn hồng hồng tuyết tuyết hay không thì phải đợi em tìm thêm tài liệu)

Các trường hợp cố tình viết sai chính tả Hà Nội hay Việt Nam trong box Nhiếp ảnh sẽ bị xử lý theo đúng nội quy của OF về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt.

Mời các cụ tiếp tục bình và post ảnh.
Em chả muốn đi vào tranh luận nhiều về việc viết đúng chính tả, mặc dù nó là quy định của diễn đàn. Nhưng nhìn cái title trông hơi khó chịu. Người ta chỉ viết Hanoi hay Vietnam khi đưa vào tiếng Anh vì đó là quy định, nhưng về tiếng Việt thì nó phải là Hà Nội, Việt Nam.

Cụ nào hay phải làm văn bản trong các cơ quan thì chắc biết đến: Ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ra đời từ 1998.



Quay trở lại thớt này, theo em thì mình nên đổi lại thành ''Hanoi - mot trai tim hong" (không dấu) cho nó vừa mang tính cổ kính, trang nghiêm lại vừa có tính nghệ thuật cao và hòa nhập với quốc tế. Các cụ thấy sao?
Hôm nay, mới có thời gian đọc kỹ lại thớt này, mới thấy cái sự dụng công, tỷ mỷ của bác Giaothong . Rất nể và phục bác, đã giành thời gian để tìm hiểu và chia sẻ với mỗi người về vấn đề viết hoa đối với tên riêng trong tiếng Việt, một phần quan trọng của quy tắc chính tả trong tiếng Việt. Em cũng hiểu, với một người mẫu mực như bác Giaothong mà phải nhìn những cái lỗi chính tả đấy, thật là khó chịu. Bản thân em, qua thảo luận ở thớt này, cũng hiểu thêm được rất nhiều điều về quy tắc chính tả. Xin cảm ơn bác.
Mất công bác bỏ công lấy dẫn chứng trong Hiến pháp (Không biết thế này đã đúng quy tắc viết hoa chưa nữa đây, nhưng cứ viết theo bác Giaothong cho chắc!? ) và Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ để nói rằng Nhà Nước đã có quy định về việc này và khuyến cáo ai cố tình viết sai sẽ bị ban nick, sau khi tham khảo hai văn bản trên và tư vấn với một chị là cán bộ giảng dạy của Học Viện Hành Chính Quốc Gia (nay đã sát nhập vào Học Viện Nguyễn Ái Quốc), dạy môn Văn bản Nhà Nước, em xin có vài lời thưa lại với bác Giaothong và các cụ, để ta hiểu thêm về những quy định này. Ngắn gọn lại thì thế này:
1. Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ thì quy tắc viết hoa cho các danh từ riêng chỉ địa danh như Hà Nội, Cao Bằng, … phải được viết hoa cả hai tiếng
2. Hiện tại, Nhà Nước chưa có bất cứ một quy định nào về quy tắc chính tả.
3. Trong Hiến Pháp của nước ta, không có dòng nào, mục nào quy định về việc viết chính tả cả.
4. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ này chỉ là quy định nội bộ trong Chính Phủ và VPCP. Ngay bản thân đầu quy định này, em cũng đọc thấy “Trong khi Nhà nước chưa có quy định về chuẩn hóa viết hoa trong tiếng Việt; để bảo đảm có sự thống nhất về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ một cách thuận lợi ; …” Bản thân quy định này cũng không được phổ biến ra bên ngoài Chính phủ và VPCP (Xin các bác xem phần Nơi nhận trong quyết định). Việc dẫn ra Quy định này để chứng minh rằng Nhà nước có quy định về việc này, theo em là không thỏa đáng. Về mặt nguyên tắc, việc viết hoa dựa trên các quy tắc ngữ pháp; Quy định này cũng đã tham khảo các quy tắc ngữ pháp tại thời điểm ban hành.
Túm lại, theo em, bác Giaothong trích dẫn điều 14 của Hiến pháp và Quy định tạm thời kia, để cho rằng Nhà nước đã có quy định về quy tắc viết hoa là không đủ cơ sở pháp lý. Để có thể xử phạt các nick cố tình viết sai, em đề nghị nên thêm vào Quy chế của forum là quy tắc viết hoa dựa trên Quyết định tạm thời … thì sẽ chặt chẽ và có tính thuyết phục cao hơn. Tất nhiên, bác mà cứ dọa cố tình viết sai là ban nick thì hèn như em, chả dại gì em chống đối làm giề, :))).

Em có lẩn thẩn hỏi một chị cán bộ dạy môn Văn bản nhà nước rằng, giả sử một văn bản gửi cho VPCP hoặc cơ quan Nhà nước mà bị trả lại với lý do sai chính tả, nếu tòa hành chính phải xử kiện thì cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh, …) nào để xác định như thế nào là đúng chính tả. Câu trả lời là không có quy định nào về việc này. Quy định trên chỉ là nội bộ của Chính phủ và VPCP nhưng khuyến khích mọi người tuân theo, dù nó không được chính thức phổ biến ra bên ngoài.

Vậy, khi tranh luận về viết hoa, theo em, các bác không nên dẫn cái quy định này ra mà bảo là Nhà nước quy định. Chính phủ khẳng định rất rõ là Nhà nước chưa có quy định mà.

Em thêm vào đoạn cuối tý, Hiến pháp ai đi quy định viết hoa thế nào. Cái này cụ nhầm rồi (phần em bôi đậm bên trên). Đúng ra là, trong Hiến pháp người ta cũng viết thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

Haiau Auto Service

Xe container
Biển số
OF-123456
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
5,322
Động cơ
435,230 Mã lực
Nơi ở
140 K2 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Hà Nội
Em cop được cái này trên mạng,không biết có giúp gì được các bác không?

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 3 năm 2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiểu học và Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục

quyết định:

- Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.

- Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bản Quy định này được sử dụng trong việc biên soạn, biên tập sách giáo khoa viết theo Chương trình các môn học ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (được ban hành theo các Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2001, số 03/2002/QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2002 và số 47/2002/QĐ-BGDĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Cách viết tên riêng Việt Nam

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ:
- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tố Hữu, Thép Mới.
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Ví dụ:
- Ông Gióng, Bà Trưng.
- Đồ Chiểu, Đề Thám.

2. Tên địa lý: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ:
- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lý được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lý. Ví dụ:
- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lý và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ:
- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.
- Y-rơ-pao, Ch¬-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng. Ví dụ:
- Ban Chấp hành Trung ương ************* Việt Nam.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I;
- Trường Tiểu học Kim Đồng.
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng. Ví dụ:
- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

II. Cách viết tên riêng nước ngoài
1. Tên người, tên địa lý:

1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Ví dụ:
- Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.
- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.

1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ:
- Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.
- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài:
2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam. Ví dụ:
- Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.
- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.

2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt. Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,269
Động cơ
594,660 Mã lực
@123AT: Bác không đọc cái quy định đấy à? Đây này "Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa."
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,356
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Có cái quy định nào nghiêm cấm bấm máy ảnh bằng tay trái không nhỉ, em phải hỏi cho cẩn thận kẻo vi phạm thì bỏ xừ :))
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,388
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Thường những người cụt tay phải thì sẽ dùng tay trái để chụp, anh svngheo mới cụt à? rõ khổ!!!!! mùa WC trôi qua, giang hồ giờ khiếp quá, ai bảo tắt mắt.

Haizzzz, anh Râm ơi hay nhờ mốc xoá bố cái thớt nài đê, lập cái khác cho nó oách
 

Haiau Auto Service

Xe container
Biển số
OF-123456
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
5,322
Động cơ
435,230 Mã lực
Nơi ở
140 K2 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Hà Nội
@123AT: Bác không đọc cái quy định đấy à? Đây này "Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa."
Em hỏi tí các bác đừng cười em nhé : Bộ GDĐT có phải là cơ quan"Nhà nước" không ?
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,269
Động cơ
594,660 Mã lực
Em hỏi tí các bác đừng cười em nhé : Bộ GDĐT có phải là cơ quan"Nhà nước" không ?
Bác nên đi hỏi thẳng BGDĐT ấy, em làm gì có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà trả lời bác câu đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,356
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Em hỏi tí các bác đừng cười em nhé : Bộ GDĐT có phải là cơ quan"Nhà nước" không ?
Công ty vệ sinh môi trường cũng là cơ quan thuộc nhà nước bác ạ, để em tìm văn bản hướng dẫn sử dụng tiếng Việt ở đây cho bác tham khảo nhé :))
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,356
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Chú Rắn, việc ko liên quan đến chú, vui lòng nhả ra và đừng đi theo anh nữa, để anh kéo quần đi về, chú cứ nhằng nhẵng bám theo thế nhỡ anh ko nín được phọt ra thì phiền lắm :))
 

Haiau Auto Service

Xe container
Biển số
OF-123456
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
5,322
Động cơ
435,230 Mã lực
Nơi ở
140 K2 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Hà Nội
Công ty vệ sinh môi trường cũng là cơ quan thuộc nhà nước bác ạ, để em tìm văn bản hướng dẫn sử dụng tiếng Việt ở đây cho bác tham khảo nhé :))
Bác so sánh khập khiễng rồi!
 

Haiau Auto Service

Xe container
Biển số
OF-123456
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
5,322
Động cơ
435,230 Mã lực
Nơi ở
140 K2 Hàm Nghi, Mỹ Đình, Hà Nội
@123AT: Bác không đọc cái quy định đấy à? Đây này "Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa."
Quy định tạm thời như thế thì mình có phải(nên)thực hiện không?theo em thì dù là tạm thời thì vẫn là quy định và bộ GDĐT khi đưa ra quy định này thì người dân(học sinh)cũng đều hiểu đấy là "nhà nước" và mình vẫn thực hiện chứ nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Xehoi_Options

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-45
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,374
Động cơ
625,124 Mã lực
Nơi ở
nhà chứ còn ở đâu
Website
www.otofun.net
Cảnh cáo thành viên sv_ngheo bằng 1 thẻ phạt. Thành viên sv_ngheo phải tự edit bài của mình cho phù hợp với ngôn ngữ chung của diễn đàn,thay ngay nội dung phần chữ ký.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,269
Động cơ
594,660 Mã lực
Quy định tạm thời như thế thì mình có phải(nên)thực hiện không?theo em thì dù là tạm thời thì vẫn là quy định và bộ GDĐT khi đưa ra quy định này thì người dân(học sinh)cũng đều hiểu đấy là "nhà nước" và mình vẫn thực hiện chứ nhỉ?
Bác vẫn không hiểu à? Cái quy định đấy là cho các nhà xuất bản làm sách giáo khoa, không phải cho toàn dân. Ai được phép in sách giáo khoa thì phải tuân theo cái quy định viết hoa đấy. Còn đối với những người bình thường như em với bác, Nhà nước không có quy định cụ thể. Khi viết, ta cần tuân theo các quy tắc ngữ pháp thôi, không có quy định của Nhà nước. Bản thân ngay đầu Quy định tạm thời ... của VPCP, bác Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP cũng khẳng định là "Trong khi Nhà nước chưa có quy định ..." thế mà bác cứ cãi là có Quy định, định chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phỏng?

Đọc một cái quyết định, Quy định, hay bất cứ một văn bản pháp lý nào, bác cũng nên xem đối tượng áp dụng của nó là ai, cơ quan, tổ chức nào chứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,388
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Em rón rén hỏi 1 câu, sách giáo khoa ở ta dẫu gì thì nó cũng là chuẩn mực, để học cơ mà. Nghĩa là nó thành quy chuẩn rồi còn gì nữa ạ. Chả nhẽ con em chúng ta học chỉ là tạm thời, sau lại học lại
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,213
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Hôm nay, mới có thời gian đọc kỹ lại thớt này, mới thấy cái sự dụng công, tỷ mỷ của bác Giaothong . Rất nể và phục bác, đã giành thời gian để tìm hiểu và chia sẻ với mỗi người về vấn đề viết hoa đối với tên riêng trong tiếng Việt, một phần quan trọng của quy tắc chính tả trong tiếng Việt. Em cũng hiểu, với một người mẫu mực như bác Giaothong mà phải nhìn những cái lỗi chính tả đấy, thật là khó chịu. Bản thân em, qua thảo luận ở thớt này, cũng hiểu thêm được rất nhiều điều về quy tắc chính tả. Xin cảm ơn bác.
Mất công bác bỏ công lấy dẫn chứng trong Hiến pháp (Không biết thế này đã đúng quy tắc viết hoa chưa nữa đây, nhưng cứ viết theo bác Giaothong cho chắc!? ) và Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ để nói rằng Nhà Nước đã có quy định về việc này và khuyến cáo ai cố tình viết sai sẽ bị ban nick, sau khi tham khảo hai văn bản trên và tư vấn với một chị là cán bộ giảng dạy của Học Viện Hành Chính Quốc Gia (nay đã sát nhập vào Học Viện Nguyễn Ái Quốc), dạy môn Văn bản Nhà Nước, em xin có vài lời thưa lại với bác Giaothong và các cụ, để ta hiểu thêm về những quy định này. Ngắn gọn lại thì thế này:
1. Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ thì quy tắc viết hoa cho các danh từ riêng chỉ địa danh như Hà Nội, Cao Bằng, … phải được viết hoa cả hai tiếng
2. Hiện tại, Nhà Nước chưa có bất cứ một quy định nào về quy tắc chính tả.
3. Trong Hiến Pháp của nước ta, không có dòng nào, mục nào quy định về việc viết chính tả cả.
4. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ này chỉ là quy định nội bộ trong Chính Phủ và VPCP. Ngay bản thân đầu quy định này, em cũng đọc thấy “Trong khi Nhà nước chưa có quy định về chuẩn hóa viết hoa trong tiếng Việt; để bảo đảm có sự thống nhất về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ một cách thuận lợi ; …” Bản thân quy định này cũng không được phổ biến ra bên ngoài Chính phủ và VPCP (Xin các bác xem phần Nơi nhận trong quyết định). Việc dẫn ra Quy định này để chứng minh rằng Nhà nước có quy định về việc này, theo em là không thỏa đáng. Về mặt nguyên tắc, việc viết hoa dựa trên các quy tắc ngữ pháp; Quy định này cũng đã tham khảo các quy tắc ngữ pháp tại thời điểm ban hành.
Túm lại, theo em, bác Giaothong trích dẫn điều 14 của Hiến pháp và Quy định tạm thời kia, để cho rằng Nhà nước đã có quy định về quy tắc viết hoa là không đủ cơ sở pháp lý. Để có thể xử phạt các nick cố tình viết sai, em đề nghị nên thêm vào Quy chế của forum là quy tắc viết hoa dựa trên Quyết định tạm thời … thì sẽ chặt chẽ và có tính thuyết phục cao hơn. Tất nhiên, bác mà cứ dọa cố tình viết sai là ban nick thì hèn như em, chả dại gì em chống đối làm giề, :))).

Em có lẩn thẩn hỏi một chị cán bộ dạy môn Văn bản nhà nước rằng, giả sử một văn bản gửi cho VPCP hoặc cơ quan Nhà nước mà bị trả lại với lý do sai chính tả, nếu tòa hành chính phải xử kiện thì cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh, …) nào để xác định như thế nào là đúng chính tả. Câu trả lời là không có quy định nào về việc này. Quy định trên chỉ là nội bộ của Chính phủ và VPCP nhưng khuyến khích mọi người tuân theo, dù nó không được chính thức phổ biến ra bên ngoài.

Vậy, khi tranh luận về viết hoa, theo em, các bác không nên dẫn cái quy định này ra mà bảo là Nhà nước quy định. Chính phủ khẳng định rất rõ là Nhà nước chưa có quy định mà.

Em thêm vào đoạn cuối tý, Hiến pháp ai đi quy định viết hoa thế nào. Cái này cụ nhầm rồi (phần em bôi đậm bên trên). Đúng ra là, trong Hiến pháp người ta cũng viết thế.
Em không nói Hiến pháp quy định viết hoa thế nào, em chỉ nói Hiến pháp nêu rõ thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, chứ không phải là Hà nội. Đơn giản thế thôi.

Hay để cho thớt này sôi động hơn, hay chúng ta lại đổi tên nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top