bàn luận dòng xe chiến lược

mec c200a

Xe buýt
Biển số
OF-20717
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
802
Động cơ
507,195 Mã lực
Nơi ở
otofun
Avanza - Đại diện đầu tiên cho dòng xe chiến lược?


Bài viết cập nhật lúc: 03:59 ngày 19/11/2009 Bản đề xuất của Bộ Công thương trình chính phủ về dòng xe chiến lược đã khiến rất nhiều nhà lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam bất ngờ, bởi nó không có điểm tương đồng với bất kỳ sản phẩm nào hiện có trên thị trường.
Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, tại VAMA Motorshow 2009, Toyota Việt Nam chính thức cho ra mắt một sản phẩm phù hợp hoàn toàn với các điều kiện mà Bộ Công thương đưa ra.

Với dung tích 1,5 lít, 7 chỗ ngồi, đáp ứng tiêu chuẩn Euro 2, mẫu Avanza của Toyota có một loạt thế mạnh về thuế, giá bán… trước các đối thủ khác tại Việt Nam.


Toyota Avanza có kích thước 4.120 x 1.630 x 1.695 mm (dài, rộng, cao), chiều dài cơ sở 2.655 mm, khoảng sáng gầm xe 200 mm, trọng lượng không tải 1.115 kg, dung tích bình xăng 45 lít.

Mẫu xe gia đình này sử dụng động cơ I4 DOHC, 16 van VVT-i, dung tích 1.495cc, đi cùng hộp số tự động 4 cấp, cho công suất tối đa 80 kW (107 mã lực) tại 6.000 vòng/phút, mômen xoắn cực đại 141 Nm tại 4.400 vòng/phút.

Avanza sử dụng hệ thống treo trước kiểu McPherson, treo sau lò xo liên kết đa điểm; hệ thống phanh trước/sau kiểu đĩa/tang trống, mâm đúc 15”…

Trang thiết bị an toàn của mẫu xe mới này bao gồm: hệ thống chống bó cứng phanh ABS, túi khí cho hàng ghế phía trước, cột lái tự đổ (khi có tai nạn) và cấu trúc giảm chấn thương đầu, cổ cho hành khách…

Ngoài ra, Avanza còn được trang bị nội thất nỉ màu be, gương chiếu hậu và cửa sổ điều khiển điện, đèn sương mù, hệ thống đèn phanh phụ, hệ thống điều hòa 2 dàn trước/sau…






V.Hưng




Theo dan
 

mec c200a

Xe buýt
Biển số
OF-20717
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
802
Động cơ
507,195 Mã lực
Nơi ở
otofun
em ko biết quan điểm của các bác thế nào nhưng em cho xe này kinh doanh đc vì
-tiết kiệm xăng
-chỏ khách tốt
em biết nhiều bác sẽ nghĩ máy quá yếu ko chạy ko nổi nhưng các bác hãy nghĩ thoáng con suzuki carry 7 chỗ vẫn bon bon mà máy 0.8
nên em nghĩ xe này nên đổi số tay
và có điều em thắc mắc tại sao ko có núm vặn chỉnh luồng gió nhỉ
 

mec c200a

Xe buýt
Biển số
OF-20717
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
802
Động cơ
507,195 Mã lực
Nơi ở
otofun
à còn nữa con zace máy 1.8 mà to hơn con này nhiều leo dốc ngon mà con này máy 1.5 chắc cũng chạy đc như zace thôi
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,919
Động cơ
437,919 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Em thấy các cụ chê rất nhiều, nếu bọn toy vn mà lắp ráp con này với giá < vios thì em sẽ mua. Nhà bé, ngõ chật, thường đi 1-2 mình trong tp thì thế này là đủ
 

tuananhbmw

Xe buýt
Biển số
OF-14173
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
783
Động cơ
523,570 Mã lực
Con này em nghĩ số sàn chạy may ra còn được,với lại bàn luận thì nó cũng phải có cái giá đã cụ ạ,được hưởng ưu đãi nhưng cái ưu đãi đấy chẩy vào túi ai mới là vấn đề,ở VN em chưa thấy thằng nào sản xuất ra được rẻ mà lại cũng bán rẻ cả...
 

Relaxtech

Xe buýt
Biển số
OF-30049
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
566
Động cơ
487,250 Mã lực
Không hiểu Bộ Công thương lý luận về chiến lượng ở đặc điểm gì đối với xe này nhỉ? Kích thước và tính năng ko có gì đặc biệt? Vì môi trường, ko phải? Giá thì càng không phải vì đang thiếu đường việc gì phải giảm giá?
 

saovietauto

Xe máy
Biển số
OF-12064
Ngày cấp bằng
13/12/07
Số km
97
Động cơ
526,754 Mã lực
Không hiểu Bộ Công thương lý luận về chiến lượng ở đặc điểm gì đối với xe này nhỉ? Kích thước và tính năng ko có gì đặc biệt? Vì môi trường, ko phải? Giá thì càng không phải vì đang thiếu đường việc gì phải giảm giá?
.
Oài. cái chiến lược của các bác ý là " chả có chiến lược gì"- thế thì cái bọn đế quốc sài lang mới không biết đường nào mà lần chứ
 

bizviet

Xe điện
Biển số
OF-1530
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,855
Động cơ
611,394 Mã lực
Nhưng mà dòng xe chiến lươc sao cứ phải chính xác là nhỏ hơn 1.5, rất nhiều hãng có xe và động cơ 1.6. Ví dụ doblo 1.6 chạy cũng bét nhè ra. Quả 1.5 chắc lại lobby rồi.

1.5, 1.6 chẳng chênh nhau là mấy, sao lại cứ phải ép là 1.5?
 

binhpham

Xe đạp
Biển số
OF-40522
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
20
Động cơ
468,090 Mã lực
Toy PR Bộ Công thương giỏi thật
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,314
Động cơ
898,631 Mã lực
Ai vào đất Việt thì cũng phải nhập gia-tùy tục. Họ đưa mấy cái nộm rơm để là vừa lòng mấy ông chính trị thôi.
Không cần quan tâm nhiều cũng hiểu, VN mình đất chật, người đông, hệ thống hạ tầng không chỉ rất thiếu, chậm phát triển thì định hướng vào SX loại xe bình dân như cách nghĩ giao thông công cộng bằng xe bus, một năm bán được dúm xe, uống cà phê mong các công ty nước ngoài nó nội địa hóa 80%... để 3 hôm nữa (đang thấy rồi qua vụ chạy thuế), mua xe về để cất gara.
Ngay ông hàng xóm lớn bên cạnh mình, giá xe chưa cao ngất ngưởng, nhưng để đăng ký 1 cái xe chạy được thì không thể "bình dân" được. Mà đã không bình dân trả tiền cho khâu đăng ký thì họ cũng chỉ để dành xe bình dân cho taxi (vụ Santana và Jetta của VW), còn cá nhân thì vẫn các dòng xe trung bình trở lên cả!
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Giá con này bây giờ là bao nhiêu hả các cụ?
Không dưới 25 (vì nó đã được lobby, vì nó là chiến lược, vì nó có mác Toy, vì thị trường giá cao ngất ngưởng... túm lại là vì nhiều thứ. Còn bản thân nó thì chỉ 20 là giá mơ ước của mọi người)
 

pmhunghero

Xe buýt
Biển số
OF-6331
Ngày cấp bằng
25/6/07
Số km
934
Động cơ
551,661 Mã lực
Nơi ở
Ngoại thành Hà Nội
chiến lược của Bộ công thương đưa ra chắc là do mấy chú TOY soạn thảo rồi đưa lên

em DỰ thế

:^)
 

bitme

Xe buýt
Biển số
OF-52416
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
789
Động cơ
460,990 Mã lực
Đạt 2 – 7%: Vỡ mộng nội địa hoá sản xuất ôtô

Mức nội địa hóa cao nhất chỉ đạt 7% nhưng chưa Bộ nào dũng cảm lên tiếng thừa nhận kế hoạch nội địa hóa sản xuất ôtô của Việt Nam đã thất bại.

Tuần trước, tại một cuộc họp báo do văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi của phóng viên một tờ báo về vấn đề phát triển dòng xe ôtô chiến lược, ông Nguyễn Thành Biên, thứ trưởng bộ Công thương nói, không nên cho rằng chương trình nội địa hoá (NĐH) sản xuất ôtô đã thất bại… Theo ông thì nên nói là chúng ta đã cố gắng đưa tỷ lệ NĐH sản xuất ôtô lên cao hơn nhưng do dung lượng thị trường còn nhỏ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, điều kiện phát triển thị trường chưa như mong muốn nên nhà đầu tư chưa quan tâm…

Đó thực ra là một cách nói khéo để không thừa nhận một thực tế là chương trình NĐH theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (được phê duyệt tại quyết định số 177/2004/QĐ–TTg ngày 5.10.2004 của Thủ tướng Chính phủ) đã gần như phá sản, một phần nguyên do là Việt Nam gia nhập WTO. Theo quyết định này thì tỷ lệ sản xuất trong nước các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con), xe chuyên dùng phải đạt 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Tỷ lệ NĐH các loại xe du lịch cao cấp phải đạt 20 – 25% vào năm 2005 và 40 – 45% năm 2010; các loại xe tải, xe khách cao cấp được xác định đạt 20% tỷ lệ NĐH vào năm 2005 và 35 – 40% vào năm 2010.

Tham gia soạn thảo chiến lược trên là cả bộ Tài chính và bộ Công thương. Còn bộ Khoa học và công nghệ ra các quyết định về triển khai, cấp giấy xác nhận tỷ lệ NĐH. Cho đến nay, chưa bộ nào dũng cảm lên tiếng thừa nhận kế hoạch NĐH sản xuất ôtô đã thất bại cho dù đã có những căn cứ không thể rõ ràng hơn để chứng minh thực tế đó.

Vừa qua bộ Tài chính đã cử sáu đoàn thanh tra chuyên về giá lắp ráp, kinh doanh xe ôtô trong nước. Đoàn thanh tra này, bên cạnh việc làm rõ những bất hợp lý về giá thành, giá bán của nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, còn đưa ra những phát hiện, kết luận rất quan trọng về NĐH ở các doanh nghiệp này.

Kết quả thanh tra tại sáu công ty sản xuất, lắp ráp ôtô (chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài) cho thấy, tính đến năm 2008, các công ty đều có dây chuyền sản xuất, lắp ráp ôtô lạc hậu (chủ yếu lắp ráp thủ công) và dù đã gần hết thời hạn ưu đãi đầu tư nhưng việc đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước của các doanh nghiệp này là “không đáng kể”. Các công ty liên doanh chủ yếu nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp còn phần mua thiết bị sản xuất trong nước là rất nhỏ. Tỷ lệ NĐH đương nhiên rất thấp.

Số liệu của các đoàn thanh tra cho thấy: tại công ty Toyota Việt Nam, tỷ lệ NĐH bình quân là 7% giá trị xe, trong khi theo giấy phép đầu tư cấp lần đầu thì tỷ lệ NĐH của công ty này phải đạt ít nhất 30% sau 10 năm, kể từ năm 1996. Tại công ty TNHH Việt Nam Suzuki, tỷ lệ NĐH còn thấp hơn: chỉ 3% vào thời điểm thanh tra, trong khi yêu cầu trong giấy phép đầu tư là phải đạt 38,2% vào năm 2006. Công ty TNHH Ford Việt Nam lại còn đạt thấp hơn nữa: 2%. Một số công ty khác cũng chỉ đạt 4%...

Theo lý giải của thanh tra bộ Tài chính thì nguyên nhân tỷ lệ NĐH sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô đạt thấp là do không có ràng buộc pháp lý rõ ràng, nhất quán. Sau quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô của Chính phủ năm 2004, các văn bản về sau như quyết định số 43/2006/QĐ-BTC đã bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ NĐH đối với các sản phẩm, phụ tùng ngành cơ khí, điện, điện tử. Còn UBND các tỉnh khi cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo luật Đầu tư năm 2005) đều bỏ quy định về tỷ lệ NĐH sản xuất, lắp ráp ôtô và bổ sung thêm chức năng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.

Điểm quan trọng nữa là chính sách thuế nhập khẩu linh kiện rời gần như đã hạn chế việc đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô tại Việt Nam của các tập đoàn ôtô nước ngoài (nếu họ thực sự có ý định) vì nhập khẩu từ bên ngoài có chi phí thấp hơn trong khi nếu sản xuất tại Việt Nam thì chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất rất lớn.

Hơn nữa, chính sách, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ôtô trong nước lại quá chậm, yếu kém, không theo kịp sự phát triển của các doanh nghiệp liên doanh.

Cũng theo thanh tra bộ Tài chính thì đến tháng 10.2008, các liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô đều không kê khai, đăng ký tỷ lệ NĐH như quy định và bộ Khoa học – công nghệ, cơ quan có trách nhiệm cao nhất về việc này cũng không kiểm tra, cấp giấy xác nhận tỷ lệ NĐH như chính quyết định của bộ này yêu cầu.

Thực ra không phải chờ đến khi bộ Tài chính tổ chức thanh tra thì mới đánh giá được kết quả chương trình NĐH ôtô. Sự phá sản này đã được nhiều chuyên gia cảnh báo ngay từ khi chương trình này được xây dựng. Một chính sách quá chú trọng đến tỷ lệ NĐH cao lại không căn cứ trên nguồn lực thực tế, lợi thế so sánh, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thì thất bại là điều dễ hiểu. Và trước Việt Nam, một số nước cũng đã thất bại với chương trình NĐH sản xuất ôtô, điển hình như Malaysia với chiếc xe Proton (Malaysia đã thừa nhận thất bại)...
Đáng tiếc là Việt Nam lại không rút ra được các bài học cần thiết, đưa ra các chính sách hợp lý hơn và cuối cùng, cũng không ai đủ dũng cảm để thừa nhận một thực tế đã quá rõ ràng. Cho đến gần đây, người ta vẫn còn cố kéo dài thêm chương trình ấy bằng việc đề xuất dòng xe chiến lược và lấy xe của Toyota làm mẫu. Cả một chương trình NĐH đã phá sản thì liệu dòng xe chiến lược quốc gia rồi đây có tránh được thực tế là lắp ráp chủ yếu bằng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu không.

Nguồn: Autopro
 

_vodka

Xe đạp
Biển số
OF-48375
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
43
Động cơ
459,430 Mã lực
Dòng xe chiến lược nên là dòng xe có giá từ 8K đến 10K , nhưng chất lượng ngang Vios, với điều kiện là CS hạ tầng gấp 10 lần bây giờ.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Nhưng mà dòng xe chiến lươc sao cứ phải chính xác là nhỏ hơn 1.5, rất nhiều hãng có xe và động cơ 1.6. Ví dụ doblo 1.6 chạy cũng bét nhè ra. Quả 1.5 chắc lại lobby rồi.

1.5, 1.6 chẳng chênh nhau là mấy, sao lại cứ phải ép là 1.5?
Vụ lày thuật ngữ chiên môn kiu bằng "cài đầu bài" cụ ợ. Giá xe thì hãng sẽ tính cả phí lobby vào lun - đại loại là cụ lào mua sẽ "góp phần nhỏ bé của mình" trong việc lobby XXX :21:
 

BARCA

Xe tăng
Biển số
OF-22131
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,657
Động cơ
495,977 Mã lực
Em cá là anh Vũ Huy Hoàng là cổ đông chính của Toy. :21::21:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top