- Biển số
- OF-690
- Ngày cấp bằng
- 9/7/06
- Số km
- 48
- Động cơ
- 578,380 Mã lực
- Tuổi
- 47
Xin có chút thiểu kiến về việc trang bị ống kính cho máy như sau :
Mỗi loại Body theo logic sẽ thường "ăn" những lens nhất định. Khi mua ống kính các bác nên lưu ý mấy điều sau :
+ Mua ống kính theo nhu cầu :
Ở đây là nhu cầu về SD, nhu cầu theo tài chính có thể thanh tóan.
+ Mua ống kính theo thứ tự :
Ví dụ :
1- Chiếc số 1 sẽ là Zoomlens kiểu như :
18-55mm, 18-70mm, 17-50mm, 17-55mm, 17-85mm, 18-125mm, 17-40mm...
2- Chiếc số 2 sẽ là Telezoom kiểu như :
55-200mm, 70-300mm, 75-300mm, 70-200mm, 80-200mm, 80-400mm, 100-400mm...dùng chụp tầm xa, săn bắn, chụp phong cảnh ở xa, không dễ tiếp cận.
3- Chiếc số 3 :
Một chú lens fix như 50mm, 85mm, 35mm...cho nhu cầu chụp chơi, khám phá chất lượng vì lens fix có chất lượng cao và độ mở lớn , dễ dàng chụp nơi thiếu sáng và cho hình ảnh sắc sảo, trong trẻo với hậu cảnh dễ dàng được khống chế ( DOF ).
4- Chiếc số 4 :
Một chiếc ống kính cho chụp macro hay tương tự. Chụp Hoa, bướm, côn trùng và vi sinh vật với tiêu cự như 60mm, 90mm, 100mm, 105mm, 150mm, 180mm...
5- Chiếc số 5:
Chiếc này sẽ là Super wide với góc chụp rộng và rất rộng kiểu như :
10-20mm, 10-22mm, 12-24mm, 16-35mm... dùng chụp phong cảnh, kiến trúc và những cảnh đời thường ấn tượng bởi góc chụp lạ ( rộng ) với hiệu ứng làm sai lệch tỉ lệ vậy ( vật gần ống kính thì tỉ lệ rất TO và xa ống kính sẽ rất NHỎ ).
6- Chiếc số 6 :
Ống kính đặc biệt như :
Soft focus hay Defocus ( chụp chân dung với khống chế độ mờ nhòe trước và sau chủ thể theo ý muốn). Ống kính tầm xa trên 400mm. Hay ống kính M42 với cảm giác dò dẫm chỉnh nét bằng tay... Hay ống kính mắt cá có goc chụp rộng và hình có hiệu ứng cong.
Tùy nhu cầu của từng cá nhân mà vị trí có thể thay đổi sau LENS SỐ 2 như
+ Mua ống kính TỐT ở những khỏang tiêu cự hay dùng:
Ví dụ : là một KTS hay họa sĩ thiết kế sẽ hay sài Super Wide cho những cảnh chụp của mình.
Hay một người hay chụp chân dung, thời trang sẽ chọn cho mình một chiếc ống kính Telezoom có đổ mở rộng ( f=2.8 ) hay chiếc lens fix chất lượng cao như 85mm/1.8, 85mm/1.4, 85mm/1.2 hay 135/2...
Hoặc nữa, nếu chỉ chụp chủ yếu cảnh đời thường, sự kiện , gia đình sẽ dùng những chiếc kiểu như : 17-85mm, 18-70mm, 17-50mm...
Và sau đây là một số chú ý khi mua và sử dụng ống kính :
+ Nên tham khảo và tìm thông tin tư vấn về ống kính trước khi quyết định mau, nhất là những ống kính từ số 3 trở đi.
+ Nên cân nhắc và dùng lens second hand ( ĐẸP ) khi chưa chắc chắn là sẽ dùng lâu dài. Khấu hao của lens secodn hand sẽ cho phép như ta dùng thử ống kính.
+ Khấu hao càng ít ( theo tỉ lệ ) với những lens thông dụng cao cấp.
+ Không nên mua ống kính quá cũ vì như vậy hình ảnh sẽ có chất lượng rất kém và như vậy thà chơi 1 lens hơn là chơi hai lens chất lượng không cao.
+ Những ống kính có giá trị cao ( thường trên 500$ ) rất cần chính sách BH uy tín bởi những sác xuất về ĐIỆN, Môtơ AF...là chi phí rất lớn.
+ Nên sắm ngay UV filter cho lens và điều này cũng đòi hỏi một hiểu biết nhất định khi dùng filter. Rất thận trọng khi tháo lắp fiter ra vào ( nhât là với ống kính "NHẸ" ).
+ Nên có túi nảo quản riêng cho mỗi ống kính tránh những va chạm khi di chuyển hay va chạm với vật để cùng túi đựng.
+ Cần giữ chống ẨM tuyệt đối với ống kính...
Trên đây là một số chia sẻ và kinh nghiệm Mua và Sử dụng ống kính của tôi với anh em.
Duy Huân!
(Bài này được copy từ photo.vn - tác giả là bác Huân)
Mỗi loại Body theo logic sẽ thường "ăn" những lens nhất định. Khi mua ống kính các bác nên lưu ý mấy điều sau :
+ Mua ống kính theo nhu cầu :
Ở đây là nhu cầu về SD, nhu cầu theo tài chính có thể thanh tóan.
+ Mua ống kính theo thứ tự :
Ví dụ :
1- Chiếc số 1 sẽ là Zoomlens kiểu như :
18-55mm, 18-70mm, 17-50mm, 17-55mm, 17-85mm, 18-125mm, 17-40mm...
2- Chiếc số 2 sẽ là Telezoom kiểu như :
55-200mm, 70-300mm, 75-300mm, 70-200mm, 80-200mm, 80-400mm, 100-400mm...dùng chụp tầm xa, săn bắn, chụp phong cảnh ở xa, không dễ tiếp cận.
3- Chiếc số 3 :
Một chú lens fix như 50mm, 85mm, 35mm...cho nhu cầu chụp chơi, khám phá chất lượng vì lens fix có chất lượng cao và độ mở lớn , dễ dàng chụp nơi thiếu sáng và cho hình ảnh sắc sảo, trong trẻo với hậu cảnh dễ dàng được khống chế ( DOF ).
4- Chiếc số 4 :
Một chiếc ống kính cho chụp macro hay tương tự. Chụp Hoa, bướm, côn trùng và vi sinh vật với tiêu cự như 60mm, 90mm, 100mm, 105mm, 150mm, 180mm...
5- Chiếc số 5:
Chiếc này sẽ là Super wide với góc chụp rộng và rất rộng kiểu như :
10-20mm, 10-22mm, 12-24mm, 16-35mm... dùng chụp phong cảnh, kiến trúc và những cảnh đời thường ấn tượng bởi góc chụp lạ ( rộng ) với hiệu ứng làm sai lệch tỉ lệ vậy ( vật gần ống kính thì tỉ lệ rất TO và xa ống kính sẽ rất NHỎ ).
6- Chiếc số 6 :
Ống kính đặc biệt như :
Soft focus hay Defocus ( chụp chân dung với khống chế độ mờ nhòe trước và sau chủ thể theo ý muốn). Ống kính tầm xa trên 400mm. Hay ống kính M42 với cảm giác dò dẫm chỉnh nét bằng tay... Hay ống kính mắt cá có goc chụp rộng và hình có hiệu ứng cong.
Tùy nhu cầu của từng cá nhân mà vị trí có thể thay đổi sau LENS SỐ 2 như
+ Mua ống kính TỐT ở những khỏang tiêu cự hay dùng:
Ví dụ : là một KTS hay họa sĩ thiết kế sẽ hay sài Super Wide cho những cảnh chụp của mình.
Hay một người hay chụp chân dung, thời trang sẽ chọn cho mình một chiếc ống kính Telezoom có đổ mở rộng ( f=2.8 ) hay chiếc lens fix chất lượng cao như 85mm/1.8, 85mm/1.4, 85mm/1.2 hay 135/2...
Hoặc nữa, nếu chỉ chụp chủ yếu cảnh đời thường, sự kiện , gia đình sẽ dùng những chiếc kiểu như : 17-85mm, 18-70mm, 17-50mm...
Và sau đây là một số chú ý khi mua và sử dụng ống kính :
+ Nên tham khảo và tìm thông tin tư vấn về ống kính trước khi quyết định mau, nhất là những ống kính từ số 3 trở đi.
+ Nên cân nhắc và dùng lens second hand ( ĐẸP ) khi chưa chắc chắn là sẽ dùng lâu dài. Khấu hao của lens secodn hand sẽ cho phép như ta dùng thử ống kính.
+ Khấu hao càng ít ( theo tỉ lệ ) với những lens thông dụng cao cấp.
+ Không nên mua ống kính quá cũ vì như vậy hình ảnh sẽ có chất lượng rất kém và như vậy thà chơi 1 lens hơn là chơi hai lens chất lượng không cao.
+ Những ống kính có giá trị cao ( thường trên 500$ ) rất cần chính sách BH uy tín bởi những sác xuất về ĐIỆN, Môtơ AF...là chi phí rất lớn.
+ Nên sắm ngay UV filter cho lens và điều này cũng đòi hỏi một hiểu biết nhất định khi dùng filter. Rất thận trọng khi tháo lắp fiter ra vào ( nhât là với ống kính "NHẸ" ).
+ Nên có túi nảo quản riêng cho mỗi ống kính tránh những va chạm khi di chuyển hay va chạm với vật để cùng túi đựng.
+ Cần giữ chống ẨM tuyệt đối với ống kính...
Trên đây là một số chia sẻ và kinh nghiệm Mua và Sử dụng ống kính của tôi với anh em.
Duy Huân!
(Bài này được copy từ photo.vn - tác giả là bác Huân)