- Biển số
- OF-462823
- Ngày cấp bằng
- 19/10/16
- Số km
- 17
- Động cơ
- 202,570 Mã lực
- Tuổi
- 36
Bài viết tản mạn và trao đổi dưới góc nhìn khác về một khái niệm tưởng như đã rõ ràng nhưng theo đánh giá chủ quan của mình, thực tế khái niệm này đang được định vị khá máy móc và có phần mơ hồ dưới góc nhìn của nhiều nhà đầu tư(NĐT) trên Thị Trường Chứng Khoán, hoặc có thể nói rộng ra là trên mọi thị trường.
Thực tế, một phần lớn NĐT đang bị vướng vào những mâu thuẫn tâm lý của khái niệm Tốt - Xấu khi nói về kỳ vọng Cổ Phiếu, hoặc nói về kỳ vọng thị trường. Điều này dẫn đến sự chệch hướng trong tư duy, phân tích khi ra những quyết định đầu tư nhất định, trong những giai đoạn nhất định. Và đương nhiên dẫn đến hiệu quả đầu tư hoàn toàn không đi đúng theo kỳ vọng.
- Xin được trích dẫn vắn tắt định nghĩa và hệ quả của một phạm trù trong triết học duy vật biện chứng:
Về phạm trù Các Cặp Đối Lập: (Hiểu nôm na nó là cặp trạng từ đối lập nhau về bản chất). Ví dụ: Đúng - Sai ; Có lý - Vô Lý ; Trước - Sau ; Tốt - Xấu ; ..........
Triết học duy vật biện chứng đã chứng minh rằng các cặp này luôn tồn tại song song theo thời gian. Sau những khoảng thời gian nhất định nào đó, đến một thời điểm nào đó mỗi cặp này sẽ ngẫu nhiên "tự chuyển hóa lẫn nhau ". Nghĩa là: Đúng thành Sai, Tốt thành Xấu....
Công cụ để tự chuyển hóa của nó chính là khái niệm "Phủ định của Phủ định" mà ai học qua môn triết học rồi thì chắc chắn vẫn còn nhớ. Dụng ý của khái niệm "Phủ định của Phủ định" nghĩa là thế này( Mình xin phép nhắc lại để cho một số người chưa để ý lắm sẽ nắm được nội dung chính một cách nhanh nhất).
- Ví dụ: Năm học lớp 5 bạn A nghĩ rằng học tiếp lên cấp 2 sẽ chẳng để làm gì cả, thấy không muốn đi học lắm. Nhưng khi trưởng thành hơn một chút, A thấy hồi học lớp 5 mình nghĩ thế là không đúng, bởi vì phải học 12 năm như thế thì mới có thể thi vào Đại Học.
Đến năm vào đại học A nghĩ phải học thật giỏi thì mới có cái Bằng tốt để ra trường đi xin việc, để có mức lương tốt hàng tháng là sẽ bảo đảm được cho cuộc sống cá nhân mình và gia đình.
Nhưng rồi khi ra trường và xin được việc rồi A lại thấy đi làm công - hưởng lương không phải là con đường bảo đảm cho cuộc sống như mình kỳ vọng. Sau đó A quyết định phải có con đường riêng của mình. A tìm đến Chứng Khoán. Quyết tâm tìm những con đường, phương pháp đầu tư khác nhau, A liên tục "phủ định" cái cũ để có những tư duy mới hơn, chiến lược mới hơn.... Cứ thế quá trình "phủ định của phủ định" ngẫu nhiên diễn ra.
Quá trình "phủ định của phủ định" trong tư duy là quá trình tiến hóa về nhận thức. Là lúc mỗi cá nhân nhìn lại quá trình cũ và tự nhận ra rằng: "Ồ!... Ngày xưa mình nghĩ về vấn đề đó sai, bây giờ nghĩ về vấn đề này đúng mới thực sự đúng" ...rồi cứ thế, cứ thế tương lai lại phủ định tiếp điều mà hiện tại mình đang khẳng định. Tiếp tục và không bao giờ dừng lại.
Bản thân con người ta tiến bộ lên từng nấc, tiến hóa về nhận thức, và phát triển dần lên theo thời gian. Quá trình phủ định của phủ định nghĩa là như vậy! Phủ định của phủ định hoàn toàn không có ý nghĩa là Khẳng định như vẫn thường nói đùa và dần dần khiến nhiều người hiểu sai.
- Cùng nhớ lại một giai đoạn về thẩm mỹ cho đỡ nhàm chán câu chuyện nhé?
Xa xưa có tục nhuộm răng đen, phải là nhuộm răng đen thì mới là phụ nữ truyền thống và biết làm đẹp đúng nghĩa. Nhưng bây giờ thử tưởng tượng một cô gái nhuộm răng đen đi ra đường thì sẽ như thế nào? Hoặc khỏi cần xa xôi, cách đây khoảng độ 30 năm. Xăm mình là một phong trào, và là chuyện bình thường. Nhưng đến độ khoảng năm 1990 -2010. Thì xăm mình trở thành một hoạt động cá biệt và tiêu cực, chỉ dành cho những đối tượng vô học, cướp giật. Nhưng giờ thì sao? Từ 2010 đến nay là 2016? Cái mốt này nó lại rộ lên đối với mọi thành phần.
Thậm chí bây giờ, nhân viên các ngân hàng, doanh nghiệp(không kể giới tính), một số không có hình xăm còn cảm thấy lạc lõng vì hiệu ứng lây lan tâm lý, hiệu ứng đám đông của xã hội khiến họ cũng muốn sở hữu một cái. Nhưng có khả năng chỉ vào khoảng 10-15 năm nữa, những hình xăm đó sẽ trở thành "của nợ" khiến người ta phải lo lắng tìm cách giải quyết hậu quả, bởi vì khi đó, họ sẽ bị liệt vào nhóm cá biệt của xã hội.
Vì sao? Vì hành động đó vô tình bị rơi vào vòng xoáy của "Các Cặp Đối Lập". Quan niệm Tốt - Xấu đã, đang xoay vòng chuyển hóa, đổi chỗ cho nhau theo thời gian.
- Quay về chủ đề chính:
Cổ phiếu tốt - Cổ phiếu xấu là như thế nào?
Nền kinh tế Tốt - Xấu là như thế nào?
Thực tế đối với Phần đồng NĐT trên TTCK:
- Nếu chỉ xét riêng về góc độ kỳ vọng, và những yếu tố tác động vào việc đánh giá để ra quyết định đầu tư, thì sẽ do điều gì quyết định?
Phần lớn chính là do tâm lý, đơn giản là hiệu ứng lây lan tâm lý trong mỗi giai đoạn quyết định. Nó quyết định Kinh tế tốt, hay xấu dưới góc nhìn chủ quan đầu tiên là ở một nhóm đối tượng(có thể có chủ đích) và sau đó lây lan ngay lập tức đến một phần rất lớn NĐT. Nó còn do quan hệ kỳ vọng - tài sản của mỗi cá nhân NĐT quyết định(nhìn biến động tài sản của cá nhân mình để quy chụp lên toàn nền kinh tế).
Một người bạn thân tôi nhận xét thế này:
..."Một con cổ phiếu lúc Thị trường và bản thân nó lên nhờ một nhóm lái bịp (làm giá) thì đổ xô vào hỏi han con này tốt không? Ca tụng nào là con này Tài sản tốt! Nợ ít! Hợp đồng nhiều! Dòng tiền ổn định.!.. Đủ cái thứ trên đời vì trong đầu các các NĐT yếu lập trường đã bị bơm cái chữ Tốt vào bộ nhớ sẵn từ trước rồi.
Khó nhất là vác tiền đi đầu tư, quan điểm không nhất quán nhưng mà cứ hỏi con này, con kia có tốt không. Cứ khẳng định là Tốt vậy, ngon vậy nhưng ôm vào rồi được dăm bữa , Đội Lái nó buông (cho rơi tự do) cho thì lại tự dằn vặt theo cái kiểu: "Ồ sao còn này tốt thế mà nó cứ xuống, hay là có tin gì xấu? Có xấu lắm không? Bây giờ làm sao?".... Tin tức là do con người tạo ra, tin có ra hay không là do "bối cảnh", bối cảnh đó dân chúng còn đang ôm nhiều hàng thì bơm tin Xấu ra để ép dân bán rẻ. Còn hàng về hết tay doanh nghiệp và Đội Lái rồi thì muốn có tin gì Tốt để hợp thức hóa diễn biến giá cả thì có ngay"...
Đấy, nó là như vậy.
Còn nhớ đầu năm 2013, Toàn thị trường chứng khoán xôn xao vì tin tưởng vào sự thoát đáy của Thị trường. Câu cửa miệng thường được nghe là: - "Kinh tế Tốt lên rồi, Chứng khoán tăng ầm ầm kìa, kinh khủng thật. Kinh tế thoát đáy rồi!"...
Đến giữa năm khi chỉ số lên khá, và một số NĐT chợt nhận ra là "Cái Tốt lên của nên kinh tế, trên thực tế là có tốt thật, nhưng cái Tốt ấy không đến nỗi để tạo nên mức giá cao đột ngột này. Nhận định thực trạng đang xấu hơn mức giá. Kèm theo việc chốt lời và tạo sóng trên thị trường. Nhiều NĐT bắt đầu chuyển hóa tư duy dây chuyền, từ Tốt thành Xấu (Lây lan tâm lý, nhìn tài khoản cá nhân để liên tưởng lên toàn nền kinh tế).
Thế rồi rất đông NĐT phổ thông bắt đầu tự ám thị rằng "Kinh tế thực ra là vẫn đang Xấu"! Rồi họ quay lại bán tống bán tháo.
Đi khắp nơi lại cứ nghe "Kinh tế vẫn đang xấu lắm, nợ xấu còn cao lắm!" Nhưng trước đó vài tháng, đó lại chính là những NĐT cầm cờ nhận định kinh tế tốt lên và thị trường đã thoát đáy. Thậm chí trong số đó có nhiều người là chuyên gia phân tích thuộc các Công ty chứng khoán có tiếng tăm.
Đến cuối năm 2013, đầu năm 2014 một lần nữa tư duy tốt xấu lại được chuyển hóa, lại khẳng định chắc chắn kinh tế đã thực sự tốt (Lý do lớn nhất tác động đến tâm lý và sự ám thị trong chiều hướng phân tích một phần bởi tài khoản chứng khoán của của họ tăng lên trong dịp sóng(Games tăng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống DN trên toàn thị trường, nhất là doanh nghiệp BĐS), đầu năm 2014. Quan niệm tốt, xấu chuyển hóa thường xuyên cho nhau, mà nó phụ thuộc phần lớn là vào sự lây lan tâm lý, một khi có lý do đủ lớn để thuyết phục, và một đám đông đủ mạnh thì sự chuyển hóa trở thành tất yếu.
- Rồi khái niệm Cổ phiếu Cơ Bản - Cổ phiếu không Cơ Bản? Điều này mọi người rất dễ ám thị rằng giá cao thì sẽ là cổ phiếu cơ bản. Nếu bản thân chúng ta tự đặt một câu hỏi rằng mới năm 2014 -2015 cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lúc giá là 30.000đ/CP Có phải là cổ phiếu Cơ Bản không?(lúc đó Hoàng Anh Gia Lai đã vướng vào bài toán nan giải của các món nợ, thậm chí nó đã âm ỉ từ lâu rồi) Nhiều NĐT vẫn đánh đồng rằng HAG là 1 CP Bluechip. Chưa đầy 1 năm sau, tình hình Tài chính trong danh nghiệp HAG vẫn cơ bản là vậy, vẫn chỉ là bình mới rượu cũ. Bình mới là cái giá hơn 4000đ trên sàn HOSE, rượu cũ là sự phức tạp trong quan hệ tín dụng, và cái chính là sự chệch nhịp hoàn toàn khách quan trong tính toán thị trường, dẫn đến sự chệch nhịp trong dòng tiền. Điều này là khách quan và có tính vô hình. Bản thân báo cáo tài chính không có cách gì để nói lên được trước đó . Vậy nếu nhận xét thì bây giờ nó là cổ phiếu gì? Penny hay Bluechip? Cơ Bản hay không có Cơ Bản? ...
Cổ Phiếu Tốt - Cổ Phiếu Xấu?
Cổ phiếu Cơ Bản - Cổ phiếu không Cơ Bản?
Kinh Tế Tốt - Kinh Tế Xấu? (Chỉ cần một "Biển Đông" là quan hệ này có thể lập tức thay đổi, vì thực sự "biển đông" có thể tác động trực tiếp vào nền kinh tế là chuyện có thật)
....
Rồi còn nhiều cặp nữa? Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể hiểu rõ bản chất của nó là gì. Nhưng lúc nào thì sẽ chuyển hóa, lúc nào sẽ đổi chỗ cho nhau và bao giờ thì sẽ lại đổi lại??
- Hành động ngay trước khi đám đông thay đổi quan điểm, là bài toán vô cùng khó cho tất cả chúng ta, không trừ một ai. Nhưng thực tế rằng, nhận thức được càng rõ ràng thì cũng đồng nghĩa với việc nhìn cơ hội càng rõ ràng hơn.
Bài viết mang tính chia sẻ, đi sâu vào khía cạnh tâm lý phân tích, đánh giá đầu tư, không đi sâu vào các thao tác cứng.
Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2016.
Chân thành, tin tưởng và kính chúc!
vmh
Thực tế, một phần lớn NĐT đang bị vướng vào những mâu thuẫn tâm lý của khái niệm Tốt - Xấu khi nói về kỳ vọng Cổ Phiếu, hoặc nói về kỳ vọng thị trường. Điều này dẫn đến sự chệch hướng trong tư duy, phân tích khi ra những quyết định đầu tư nhất định, trong những giai đoạn nhất định. Và đương nhiên dẫn đến hiệu quả đầu tư hoàn toàn không đi đúng theo kỳ vọng.
- Xin được trích dẫn vắn tắt định nghĩa và hệ quả của một phạm trù trong triết học duy vật biện chứng:
Về phạm trù Các Cặp Đối Lập: (Hiểu nôm na nó là cặp trạng từ đối lập nhau về bản chất). Ví dụ: Đúng - Sai ; Có lý - Vô Lý ; Trước - Sau ; Tốt - Xấu ; ..........
Triết học duy vật biện chứng đã chứng minh rằng các cặp này luôn tồn tại song song theo thời gian. Sau những khoảng thời gian nhất định nào đó, đến một thời điểm nào đó mỗi cặp này sẽ ngẫu nhiên "tự chuyển hóa lẫn nhau ". Nghĩa là: Đúng thành Sai, Tốt thành Xấu....
Công cụ để tự chuyển hóa của nó chính là khái niệm "Phủ định của Phủ định" mà ai học qua môn triết học rồi thì chắc chắn vẫn còn nhớ. Dụng ý của khái niệm "Phủ định của Phủ định" nghĩa là thế này( Mình xin phép nhắc lại để cho một số người chưa để ý lắm sẽ nắm được nội dung chính một cách nhanh nhất).
- Ví dụ: Năm học lớp 5 bạn A nghĩ rằng học tiếp lên cấp 2 sẽ chẳng để làm gì cả, thấy không muốn đi học lắm. Nhưng khi trưởng thành hơn một chút, A thấy hồi học lớp 5 mình nghĩ thế là không đúng, bởi vì phải học 12 năm như thế thì mới có thể thi vào Đại Học.
Đến năm vào đại học A nghĩ phải học thật giỏi thì mới có cái Bằng tốt để ra trường đi xin việc, để có mức lương tốt hàng tháng là sẽ bảo đảm được cho cuộc sống cá nhân mình và gia đình.
Nhưng rồi khi ra trường và xin được việc rồi A lại thấy đi làm công - hưởng lương không phải là con đường bảo đảm cho cuộc sống như mình kỳ vọng. Sau đó A quyết định phải có con đường riêng của mình. A tìm đến Chứng Khoán. Quyết tâm tìm những con đường, phương pháp đầu tư khác nhau, A liên tục "phủ định" cái cũ để có những tư duy mới hơn, chiến lược mới hơn.... Cứ thế quá trình "phủ định của phủ định" ngẫu nhiên diễn ra.
Quá trình "phủ định của phủ định" trong tư duy là quá trình tiến hóa về nhận thức. Là lúc mỗi cá nhân nhìn lại quá trình cũ và tự nhận ra rằng: "Ồ!... Ngày xưa mình nghĩ về vấn đề đó sai, bây giờ nghĩ về vấn đề này đúng mới thực sự đúng" ...rồi cứ thế, cứ thế tương lai lại phủ định tiếp điều mà hiện tại mình đang khẳng định. Tiếp tục và không bao giờ dừng lại.
Bản thân con người ta tiến bộ lên từng nấc, tiến hóa về nhận thức, và phát triển dần lên theo thời gian. Quá trình phủ định của phủ định nghĩa là như vậy! Phủ định của phủ định hoàn toàn không có ý nghĩa là Khẳng định như vẫn thường nói đùa và dần dần khiến nhiều người hiểu sai.
- Cùng nhớ lại một giai đoạn về thẩm mỹ cho đỡ nhàm chán câu chuyện nhé?
Xa xưa có tục nhuộm răng đen, phải là nhuộm răng đen thì mới là phụ nữ truyền thống và biết làm đẹp đúng nghĩa. Nhưng bây giờ thử tưởng tượng một cô gái nhuộm răng đen đi ra đường thì sẽ như thế nào? Hoặc khỏi cần xa xôi, cách đây khoảng độ 30 năm. Xăm mình là một phong trào, và là chuyện bình thường. Nhưng đến độ khoảng năm 1990 -2010. Thì xăm mình trở thành một hoạt động cá biệt và tiêu cực, chỉ dành cho những đối tượng vô học, cướp giật. Nhưng giờ thì sao? Từ 2010 đến nay là 2016? Cái mốt này nó lại rộ lên đối với mọi thành phần.
Thậm chí bây giờ, nhân viên các ngân hàng, doanh nghiệp(không kể giới tính), một số không có hình xăm còn cảm thấy lạc lõng vì hiệu ứng lây lan tâm lý, hiệu ứng đám đông của xã hội khiến họ cũng muốn sở hữu một cái. Nhưng có khả năng chỉ vào khoảng 10-15 năm nữa, những hình xăm đó sẽ trở thành "của nợ" khiến người ta phải lo lắng tìm cách giải quyết hậu quả, bởi vì khi đó, họ sẽ bị liệt vào nhóm cá biệt của xã hội.
Vì sao? Vì hành động đó vô tình bị rơi vào vòng xoáy của "Các Cặp Đối Lập". Quan niệm Tốt - Xấu đã, đang xoay vòng chuyển hóa, đổi chỗ cho nhau theo thời gian.
- Quay về chủ đề chính:
Cổ phiếu tốt - Cổ phiếu xấu là như thế nào?
Nền kinh tế Tốt - Xấu là như thế nào?
Thực tế đối với Phần đồng NĐT trên TTCK:
- Nếu chỉ xét riêng về góc độ kỳ vọng, và những yếu tố tác động vào việc đánh giá để ra quyết định đầu tư, thì sẽ do điều gì quyết định?
Phần lớn chính là do tâm lý, đơn giản là hiệu ứng lây lan tâm lý trong mỗi giai đoạn quyết định. Nó quyết định Kinh tế tốt, hay xấu dưới góc nhìn chủ quan đầu tiên là ở một nhóm đối tượng(có thể có chủ đích) và sau đó lây lan ngay lập tức đến một phần rất lớn NĐT. Nó còn do quan hệ kỳ vọng - tài sản của mỗi cá nhân NĐT quyết định(nhìn biến động tài sản của cá nhân mình để quy chụp lên toàn nền kinh tế).
Một người bạn thân tôi nhận xét thế này:
..."Một con cổ phiếu lúc Thị trường và bản thân nó lên nhờ một nhóm lái bịp (làm giá) thì đổ xô vào hỏi han con này tốt không? Ca tụng nào là con này Tài sản tốt! Nợ ít! Hợp đồng nhiều! Dòng tiền ổn định.!.. Đủ cái thứ trên đời vì trong đầu các các NĐT yếu lập trường đã bị bơm cái chữ Tốt vào bộ nhớ sẵn từ trước rồi.
Khó nhất là vác tiền đi đầu tư, quan điểm không nhất quán nhưng mà cứ hỏi con này, con kia có tốt không. Cứ khẳng định là Tốt vậy, ngon vậy nhưng ôm vào rồi được dăm bữa , Đội Lái nó buông (cho rơi tự do) cho thì lại tự dằn vặt theo cái kiểu: "Ồ sao còn này tốt thế mà nó cứ xuống, hay là có tin gì xấu? Có xấu lắm không? Bây giờ làm sao?".... Tin tức là do con người tạo ra, tin có ra hay không là do "bối cảnh", bối cảnh đó dân chúng còn đang ôm nhiều hàng thì bơm tin Xấu ra để ép dân bán rẻ. Còn hàng về hết tay doanh nghiệp và Đội Lái rồi thì muốn có tin gì Tốt để hợp thức hóa diễn biến giá cả thì có ngay"...
Đấy, nó là như vậy.
Còn nhớ đầu năm 2013, Toàn thị trường chứng khoán xôn xao vì tin tưởng vào sự thoát đáy của Thị trường. Câu cửa miệng thường được nghe là: - "Kinh tế Tốt lên rồi, Chứng khoán tăng ầm ầm kìa, kinh khủng thật. Kinh tế thoát đáy rồi!"...
Đến giữa năm khi chỉ số lên khá, và một số NĐT chợt nhận ra là "Cái Tốt lên của nên kinh tế, trên thực tế là có tốt thật, nhưng cái Tốt ấy không đến nỗi để tạo nên mức giá cao đột ngột này. Nhận định thực trạng đang xấu hơn mức giá. Kèm theo việc chốt lời và tạo sóng trên thị trường. Nhiều NĐT bắt đầu chuyển hóa tư duy dây chuyền, từ Tốt thành Xấu (Lây lan tâm lý, nhìn tài khoản cá nhân để liên tưởng lên toàn nền kinh tế).
Thế rồi rất đông NĐT phổ thông bắt đầu tự ám thị rằng "Kinh tế thực ra là vẫn đang Xấu"! Rồi họ quay lại bán tống bán tháo.
Đi khắp nơi lại cứ nghe "Kinh tế vẫn đang xấu lắm, nợ xấu còn cao lắm!" Nhưng trước đó vài tháng, đó lại chính là những NĐT cầm cờ nhận định kinh tế tốt lên và thị trường đã thoát đáy. Thậm chí trong số đó có nhiều người là chuyên gia phân tích thuộc các Công ty chứng khoán có tiếng tăm.
Đến cuối năm 2013, đầu năm 2014 một lần nữa tư duy tốt xấu lại được chuyển hóa, lại khẳng định chắc chắn kinh tế đã thực sự tốt (Lý do lớn nhất tác động đến tâm lý và sự ám thị trong chiều hướng phân tích một phần bởi tài khoản chứng khoán của của họ tăng lên trong dịp sóng(Games tăng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống DN trên toàn thị trường, nhất là doanh nghiệp BĐS), đầu năm 2014. Quan niệm tốt, xấu chuyển hóa thường xuyên cho nhau, mà nó phụ thuộc phần lớn là vào sự lây lan tâm lý, một khi có lý do đủ lớn để thuyết phục, và một đám đông đủ mạnh thì sự chuyển hóa trở thành tất yếu.
- Rồi khái niệm Cổ phiếu Cơ Bản - Cổ phiếu không Cơ Bản? Điều này mọi người rất dễ ám thị rằng giá cao thì sẽ là cổ phiếu cơ bản. Nếu bản thân chúng ta tự đặt một câu hỏi rằng mới năm 2014 -2015 cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lúc giá là 30.000đ/CP Có phải là cổ phiếu Cơ Bản không?(lúc đó Hoàng Anh Gia Lai đã vướng vào bài toán nan giải của các món nợ, thậm chí nó đã âm ỉ từ lâu rồi) Nhiều NĐT vẫn đánh đồng rằng HAG là 1 CP Bluechip. Chưa đầy 1 năm sau, tình hình Tài chính trong danh nghiệp HAG vẫn cơ bản là vậy, vẫn chỉ là bình mới rượu cũ. Bình mới là cái giá hơn 4000đ trên sàn HOSE, rượu cũ là sự phức tạp trong quan hệ tín dụng, và cái chính là sự chệch nhịp hoàn toàn khách quan trong tính toán thị trường, dẫn đến sự chệch nhịp trong dòng tiền. Điều này là khách quan và có tính vô hình. Bản thân báo cáo tài chính không có cách gì để nói lên được trước đó . Vậy nếu nhận xét thì bây giờ nó là cổ phiếu gì? Penny hay Bluechip? Cơ Bản hay không có Cơ Bản? ...
Cổ Phiếu Tốt - Cổ Phiếu Xấu?
Cổ phiếu Cơ Bản - Cổ phiếu không Cơ Bản?
Kinh Tế Tốt - Kinh Tế Xấu? (Chỉ cần một "Biển Đông" là quan hệ này có thể lập tức thay đổi, vì thực sự "biển đông" có thể tác động trực tiếp vào nền kinh tế là chuyện có thật)
....
Rồi còn nhiều cặp nữa? Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể hiểu rõ bản chất của nó là gì. Nhưng lúc nào thì sẽ chuyển hóa, lúc nào sẽ đổi chỗ cho nhau và bao giờ thì sẽ lại đổi lại??
- Hành động ngay trước khi đám đông thay đổi quan điểm, là bài toán vô cùng khó cho tất cả chúng ta, không trừ một ai. Nhưng thực tế rằng, nhận thức được càng rõ ràng thì cũng đồng nghĩa với việc nhìn cơ hội càng rõ ràng hơn.
Bài viết mang tính chia sẻ, đi sâu vào khía cạnh tâm lý phân tích, đánh giá đầu tư, không đi sâu vào các thao tác cứng.
Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2016.
Chân thành, tin tưởng và kính chúc!
vmh
Chỉnh sửa cuối: