[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

auto BMW

Xe tải
Biển số
OF-459991
Ngày cấp bằng
8/10/16
Số km
365
Động cơ
204,055 Mã lực
Tuổi
57
Cụ cứ đùa ,bọn tư bản giờ cũng muốn quay lại cộng sản rồi


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người Việt ở Mỹ

Động đến chủ đề này khá nhạy cảm, viết không cẩn thận là DLV rồi những ông chống Cộng cực đoan vào ném đá như chơi.
Gia đình tôi nằm trong số ít những gia đình khá đặc biệt, nghĩa là Quốc có, Cộng có. Nên ngày 30/4 có một nửa thành viên gia đình vỡ oà trong sung sướng thì cũng có một nửa những người trong gia đình đem thân vong quốc trong nước mắt. Thế nên tôi viết về những người Việt ở Mỹ với góc nhìn của một người Việt không mang mầu sắc chính trị nào hết.

Người Việt ở Mỹ thường phân chia theo thời gian di cư sang

1. Những người đi trước năm 75

Đi vào thời gian này hầu hết là trí thức, họ làm việc cho các công ty, tập đoàn của Mỹ từ nhữug năm trước 75. Họ ở khắp nơi trên nước Mỹ, không sống theo cộng đồng người Việt, họ thuờng ở lẫn với người Mỹ trắng. Họ khá thành đạt, giầu có và được xã hội Mỹ tôn trọng. Con cái họ được sinh ra, lớn lên, học hành và lối sống theo Mỹ, đa phần đều thành đạt và đang trong độ tuổi làm việc đóng góp nhiều cho nước Mỹ. Nhưng do sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, con cái của họ cũng chẳng quan tâm hay nhớ về quê hương, thậm chí nói tiếng Việt còn không rõ nghĩa.
Họ cũng là những người chẳng mấy quan tâm đến chính trị thể chế nào cho Vietnam

2. Những người đi năm 75

Những người này thường làm việc cho chính phủ VNCH trước đây mà ngừoi bắc chúng ta hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ có suất được di tản, hay nhanh chân đi di tản được đúng vào tháng 4 năm 75. Sang tới nơi họ phải lập nghiệp lại từ đầu, nếu đã từng là công chức hầu hết họ có trình độ, cá biệt có một số người có bằng Dr., Master or bachelor các trường của Mỹ nên họ lập nghiệp lại cũng chẳng mấy khó khăn. Con cái họ cũng được học hành và cũng là những người có đóng góp tích cực cho nước Mỹ.
Đa phần những người này ra đi với tâm lý bại trận nhưng cũng luôn ngóng về quê hương, ho hàng. Cũng có những người chống Cộng mạnh mẽ nhưng không nhiều

3. Thuyền nhân

Đây là những người vất vả cơ cực nhất, đau khổ nhất. Trải qua bao nhiêu đớn đau, tủi nhục, mất mát....Họ cập bến miền đất hứa với hai bàn tay trắng. Họ lao động miệt mài ngày 13-14h. Có những người chịu khó đi học lại rồi cũng kiếm được nghề nghiệp, có những người đi làm những công việc chân tay hay ra ngoài buôn bán. Chịu bao cơ cực....với một mục đích duy nhất là tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Thế nhưng đối với quê hương, họ luôn rộng rãi. Làm được 1.000 $ thường chi tiêu rất ít còn lại gom góp gửi về VN cho anh em, bạn bè những ngừoi còn kẹt lại chưa đi được. Và thậm chí đến tận bây giờ họ còn tham gia những tổ chức thiện nguyện cho những người già ở VN. Bà thím tôi, về già rồi có lương hưu tiêu cũng chẳng hết. Con cái nếu iếu thêm tiền thì gom góp qua những hội từ thiện gửi về cho những người già ở VN. Thím nói với tôi "100 USD ở bên này mình tiêu nhoằng cái hết, nhưng ở VN những người già không nơi nương tựa họ sống được cả tháng" Và tổ chức đó khá lớn. Nghe nói cũng quyên góp và làm thiện nguyện được khá nhiều

4. Đi theo diện HO (Humanitarian Operation)

Đây là chương trình ra đi có trật tự, dưới sự hỗ trợ của Cao uỷ LHQ về người ty nạn. Những người này thường là các sĩ quan hay những người phục vụ cho chính phủ VNCH cũ. Họ bị kẹt lại và đi cải tạo, sau khi họ được phóng thích thì đi theo diện này. Đây là nhóm người sống dưới chế độ cũ di cư muộn nhất và đương nhiên cũng vất vả nhất. Họ rời tổ quốc trong lòng chất chứa nhiều sầu oán. Họ cũng là những người chống Cộng mạnh nhất.
Khi họ đi cải tạo, vợ con họ ở VN và con cái hầu như không được đi học. Nên khi sang Mỹ đoàn tụ gia đình cũng khá vất vả mưu sinh.

5. Sau khi Việt - Mỹ bình thường hoá

Cái công thức để đạt giấc mơ mỹ sau này chắc các bác cũng đã rõ. Chỉ có 3 công thức:

1. Du học => xin việc => thẻ xanh => quốc tịch
2. Đầu tư => thẻ xanh => quốc tịch
3. Kết hôn => thẻ xanh => quốc tịch

Nhóm những người này thường có nhiều tiền hoặc bố mẹ có tiền muốn con cái sang Mỹ để đạt giấc mơ Mỹ. Họ không quan tâm đến chính trị, thứ duy nhất họ quan tâm là chạy trốn khỏi những vấn đề của đất nước và làm sao hoà nhập ở một đất nước mới.


Nói chung cộng đồng người Việt tại Mỹ dù ra đi khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào cũng luôn vươn lên và đóng góp rất nhiều cho chính phủ sở tại hay cho quê hương. Nguời Việt chúng ta lao động chăm chỉ có ý chí và là cộng đồng phát triển nhanh mạnh so với các cộng đồng khác ở Mỹ. Thế nên những ngày ở Mỹ tôi luôn tự hào khi nói "I am Vietnamese"
 

tranquang83

Xe điện
Biển số
OF-201429
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
3,572
Động cơ
438,891 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện chuyến đi
Các cụ chuẩn bị thế nào thì kệ, riêng em thì em đã có quà cho các bạn Mỹ :)) ...
Nhân chuyện của TungNguyenMD, tớ khoe chút: Lần đầu sang Mỹ, rong chơi gần hai tháng... vớ được cái mũ hiệu Adidat may ở Tàu, giá hạ từ 30 đồng Mỹ xuống còn 8 đồng. Cái đặc biệt là mẫu này chỉ gặp ở... Mỹ. Sau đó tớ mang đi khắp thế giới nhưng chả gặp rắc rối gì cả.
Một ảnh tự sướng ở Pretoria, South Africa

 

S320

Xe điện
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
4,370
Động cơ
510,506 Mã lực
Đọc đoạn này em cười như z ở ấy =))=))=))

Đi quanh trường một vòng, em thấy buồn chết. Trường lớp gì mà chẳng thấy quán xá trà đá đâu các bác à? Có mời em, em cũng chẳng học. Nhỡ đâu thèm bi thuốc lào thì hút ở đâu? chưa kể thi thoảng phải làm con đề nữa, rồi hết tiền thì ghi nợ ở quán nào? Nói chung còn nhiều bất cập lắm. Chôt lại là nền giáo dục của TBCN có những cái còn thua nền giáo dục XHCN của chúng ta :))










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nhân chuyện của TungNguyenMD, tớ khoe chút: Lần đầu sang Mỹ, rong chơi gần hai tháng... vớ được cái mũ hiệu Adidat may ở Tàu, giá hạ từ 30 đồng Mỹ xuống còn 8 đồng. Cái đặc biệt là mẫu này chỉ gặp ở... Mỹ. Sau đó tớ mang đi khắp thế giới nhưng chả gặp rắc rối gì cả.
Một ảnh tự sướng ở Pretoria, South Africa

Vâng, có thể ngôi sao và dòng chữ của cụ nhỏ. Của em chữ "Communism, it's a fight for freedom" to đùng trước ngực. Cộng thêm một anh bộ đội giơ súng lên cao cùng nắm tay nữa. Nên chắc chúng nó nhìn ngứa mắt

Sim này cụ mua ở đâu đấy ạ?
Em mua ở đây nhé cụ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tối hôm đó khá mệt nên em đi ngủ sớm. Đang ngủ, thằng con em nó gọi "Bố ơi! Động đất". Đang ngái ngủ em bảo "Mày mơ à? Động đất cái gì" "Không động đất thật bố ạ"
Lúc này em mới dui mắt, nhìn lên trần đèn chùm rung lắc chao đảo liên tục, cốc nước để trên mặt table nuit sánh cả ra ngoài. Em vội chạy xuống tầng dưới, thấy có ông anh, bà chị họ đến chơi ngồi nói chuyện như không có gì xảy ra. Em kêu ầm lên "Động đất rồi!" Mọi người cùng cười. Vì California nằm trên đường đứt gãy nên động đất xảy ra khá thường xuyên. Mọi người khá quen với việc này. Sáng hôm sau đọc báo mới biết động đất ở San Bernadino cách chỗ em khoảng 100 miles. Em thấy ở đây họ khá bình thường nhưng báo chí ở nhà giật title kinh lắm. Làm ông anh phải nhắn tin sang hỏi có việc gì không?

 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Vụ này em sang đây chơi, nhưng do đoàn khá đông, nên phải thuê xe 7 chỗ. Nhưng đen một cái em sang đúng dịp lễ quốc khánh cuả họ nên các trung tâm cho thuê xe không còn xe 7 chỗ. Nghe tin như thế, ông anh họ đem đến cho em mượn con xe Sienna trắng như Ngọc Trinh, tha hồ cưỡi. Có nhiều họ hàng bên này cũng sướng thật các bác ạ






 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Có xe rồi cả nhà em vi vu đi chơi. Lịch trình hôm nay là lên Lốt xem cái "Đại lộ danh vọng" nó ra sao. Ở nhà cứ xem TV rồi đoán già đoán non anh, chị diễn viên, ca sĩ này có trên đó không. Hôm nay đến thì tha hồ mà tìm


Đầu tiên phải đổ xăng cái đã




Ở Mỹ hầu hết các cây xăng đều self service, có 2 cách để bơm xăng. Một là các ạn dùng thẻ tín dụng, mobile vallet or debit card. Đút vào cái khe bên phải or gí vào cái bên trên. Sau đó bấm số tiền trên màn hình để đổ





Còn nếu muốn đổ bằng tiền thì vào trong quầy này. Đọc số tiền, số cột, người bán hàng sẽ nhập cho bạn từ bên trong và bạn chỉ việc đổ xăng





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Giá xăng ở Mỹ thả tự do nên mỗi nơi mỗi khác các bác nhé. Cách nhau vào chục mét có khi chênh nhau vài cent thôi. Nhưng từ bang nọ sang bang kia chênh nhau có khi cả chục cent. Nhưng đắt hay rẻ thì vẫn rẻ hơn VN mình. Nước Mỹ thừa năng lượng nên bán năng lượng rất rẻ







Nhìn sang bên cạnh, em thấy con xe RAM đang đổ xăng các bác ạ. Con này nhìn trong ảnh thế thôi, chứ bên ngoài khá to và hầm hố. Người Mỹ chuộng các loại xe cơ bắp. Những mẫu xe của họ khá to, nhất là những xe bán tải vì họ còn phải kéo những xe khác. Nhất là dân ở miền Mid-west do đất rộng người thưa, bản tính tự do nên họ hay kéo xe kéo nhà đi chơi. Và những chiếc xe cỡ như xe Ram này mới kéo được. Chứ cả tháng em ở bên này chẳng thấy con Ford Ranger nào cả, ít nhất cũng phải dòng F150
Những chiếc xe tải này nó cũng biểu trưng cho văn hoá Mỹ, em sẽ viết bài sau


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trái ngược với bờ đông chật chội, bờ tây đất rộng rãi hơn nên ngừoi ta quy định muốn mở nhà hàng, siêu thị...việc đầu tiên phải có bãi đậu xe to như thế này





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đường cao tốc của Mỹ thì khỏi nói, khen cũng bằng thừa. Mỗi bên từ 5 đến 7 lane chạy vắt qua vắt lại nhau.... thế mà vẫn tắc















 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người vô gia cư tại Mỹ

Vào tới cửa ngõ Los Angeles ấn tượng đầu tiên là dân Homeless dựng lều ở. Có lẽ nên đổi tên thành phố là Los Homeless chăng? :)) Thôi thì tiện đây em cũng chém về người vô gia cư, cũng là một nét trong văn hoá Mỹ

Có lẽ chuyện người vô gia cư làm đau đầu chính phủ Mỹ nhất, hết từ đời tổng thống nọ đến tổng thống kia ký hết quyết định hỗ trợ này đến quyết định cung cấp nhà giá rẻ khác mà người vô gia cư vẫn còn nhan nhản. Thậm chí vào năm 1987 chính phủ mỹ lập ra cả Hội đồng liên bang về người vô gia cư ( United States Interagency Council on Homelessness) nhằm mục đích xoá sổ người vô gia cư trước năm 2020. Nhưng đến nay có lẽ cái deadline này nó sẽ phải lùi lại vì số lượng người vô gia cư ở Mỹ vẫn còn quá nhiều.
Mà cái vụ homeless này nó có cả lịch sử mấy trăm năm nay. Có lúc lên, lúc xuống như cổ phiếu tại thị trường chứng khoán New York vậy. Nhưng cũng giống như chỉ số Dow Jones chẳng bao giờ về số 0. Người vô gia cư chỉ có lúc nhiều lúc ít chứ chẳng bao giờ hết hẳn.
Cứ khi nào mà kinh tế Mỹ suy thoái, tỷ lệ thấy nghiệp tràn lan thì dân số Homeless lại lên. Điển hình như cuộc đại suy thoái những năm 193x thì số lượng người vô gia cư tăng lên kỷ lục. Hoặc những đạo luật về đưa người bệnh tâm thần về với địa phương vào năm 1963 không những làm cộng đồng homeless tăng lên về số lượng mà nó còn rất phức tạp. Đặc biệt sau khi kết thúc Chiến tranh Vietnam rất nhiều cựu chiến binh lại gia nhập vào đội ngũ này.
Người vô gia cư ở Mỹ gồm đủ mọi mầu da: trắng có, đen có, Latino có nhưng đặc biệt rất ít mầu da vàng (người đông Á) và nó làm cho bộ mặt các thành phố của Mỹ trở nên nhếch nhác. Ấy nhưng không thể làm như anh Nguyễn Bá Thanh ngày xưa với Đà Nẵng được, vì luật pháp nước Mỹ bảo vệ những người vô gia cư và không cho phép các thành phố của nước Mỹ trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào khi người vô gia cư ngủ nơi công cộng. Tuy nhiên vẫn có những bang hình sự hoá những người vô gia cư, thậm chí là tấn công vô nhân đạo với những người này.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng tựu chung lại là nguyên nhân: lười lao động, tâm thần, nghiện rượu hay cờ bạc...và một phần do giá thuê nhà khá cao
Chính phủ cũng đã hỗ trợ rất nhiều, họ cũng làm những nhà tạm trú cho người vô gia cư. Nhưng không thể làm nhà tạm trú ở những khu đất vàng như Manhattan được, phải ra ngoại thành. Nhưng những người này thì lười, thế là họ ngủ luôn tại chỗ.
Hiện nay nước Mỹ có khoảng 1% dân số (3 triệu người) vô gia cư và giải quyết vấn đề này không phải đơn giản

Người vô gia cư cắm trại trên đường phố Los Angeles




Cặp đôi này ở bến xe bus và còn đọc sách nha các bác. Nhã phết đấy ;)





Cựu chiến binh thành vô gia cư








Và ở Mỹ nó khác VN thật các bác ạ, muốn chửi ai thì chửi. Đến thằng vô gia cư chẳng thần thế gì như thế này mà còn dám chửi cả tổng thống đương nhiệm :))





 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thôi em không luyên thuyên nữa kẻo rác tai các bác. Chạy vào gần tới downtown đường bắt đầu đông





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đến cửa ngõ Hollywood cạnh dòng chữ welcome bé tý bao giờ cũng là pano quảng cáo cho bộ phim sắp ra mắt. Ở đây là bộ phim "Fast and furious"





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chẳng riêng gì Los, cứ đến khu downtown của thành phố nào mà tìm được bãi đỗ xe phải gọi là kỳ tích. Nhà em cứ đi vòng vòng tìm bãi đỗ xe














 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top