- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,344
- Động cơ
- 552,621 Mã lực
Tôi đã từng nghĩ đó là Leona da Vinci, rồi Einstein, có thể là Tesla hay Karl Marx… Nhưng khi biết đến nhân vật này thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây mới là bộ óc lớn nhất mà loài người từng biết tới. (Và tại sao chúng ta ít nghe và chắc chả nhớ tới tên ông bao giờ thì là một bí ẩn của giáo dục và truyền thông, câu trả lời sẽ ở bài thứ hai trong NNPlus).
Avicenna (980–1037) đầu tiên là một nhà triết học Hồi giáo vĩ đại, với cái tên chưa đầy đủ là Abu Ali Sina Balkhi (tiếng Thổ), hay Ibn Sina (tiếng Ả Rập). Thuộc dân tộc Turk, ông là thầy thuốc và nhà triết học đầu tiên ở thời ấy. Ông cũng là nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học, lôgic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, thơ, tâm lý học, khoa học, và nhà giáo!!! Một bách khoa toàn thư sống đích thực! Đáy hoàn toàn không phải là truyền thuyết hay lời đồn đoán, bởi người ta còn giữ được khoảng một nửa số tài liệu về triết học, logic học, toán, thiên văn học, hóa học, hình học, ngôn ngữ… mà Avicenna là tác giả! Về triết học ông là đại diện ưu tú nhất của trường phái Aristotel – sau cái chết của ông 100 năm ở quảng trường trung tâm bọn cuồng tín đã đốt tất cả các sách vở của ông về triết học, để ngăn cản sự ảnh hưởng của trường phái triết học Ibn Sina (đến 150 tác phẩm!). Tuy vậy người ta còn giữ được 40 tác phẩm của ông về y dược - Ibn Sīnā được xem là cha đẻ của y học và dược lý lâm sàng hiện đại, thực chất nền ý tế tây phương hiện đại bây giờ là kế tục của sự nghiệp của Avicenna – chẳng hạn với sự hiểu biết kế thừa từ ông người ta có thể giải thích mọi bệnh lý ngày nay, kể cả virus!
Avicenna sinh ra trong gia đình khá giả ở ngoại ô thủ đô Bukhara, tên gọi Hussein, suốt ngày đặt câu hỏi “vì sao?” với người lớn. còn ông bố làm nghề thời đó không coi là hèn hạ: thu gom của bố thí. Khi gia đình chuyển tới Bukhara cậu bé 5 tuổi đã được đến trường, nơi tất cả các câu hỏi đều tìm được câu trả lời trong kinh Q`ran. Chỉ vài năm sau cậu bé vốn đã nhỏ tuổi nhất trong số 15 học sinh của trường tới hỏi thầy giáo: “Con đã học thuộc hết các quyển Kinh rồi, bây giờ thì học gì nữa?” – thây giáo rất cáu, bảo: ”cả thế giới đạo Hồi chỉ có vài người thuộc được hết Kinh Q`ran, nhà ngươi oắt con sao mà làm đươc, họ được phong danh hiệu Khaphis hết đấy!”. “Vậy thì con là Khaphis rồi!” – cậu bé trả lời đĩnh đạc, và quả thật trên các cuộc thi các thầy giáo vặn vẹo đủ kiểu nhưng đúng là cậu thuộc hết! Khi 10 tuổi thì ngoài Kinh ra cậu còn thuộc hết văn học Ả Rập, ngữ pháp, cậu trở thành sheikh! Lúc này cha cậu đã trở nên khá giả, mới thuê các loại thầy đến để dạy thêm cho con trai về mọi môn học – ông là người theo trường phái ismailit (chống lại Kinh Q`ran) nên Avicenna tuy không theo trường phái của bố nhưng ông dùng logic để tiếp nhận bộ Kinh này.
Các môn học đối với chàng trai này đều dễ, trừ môn “siêu hình” của Aristotel. Và cậu bắt đầu viết các tác phẩm triết học khá sớm. Về y học cậu viết sách từ… 12 tuổi! Y học đối với cậu là môn dễ - các bác sĩ nổi tiếng thời đó đã tìm tới cậu để tư vấn, còn khi 16 tuổi cậu bắt đầu đi thăm bệnh nhân và tìm ra rất nhiều cánh cổng để tiếp cận và chữa bệnh trước kia chưa mấy ai hiểu biết! Cậu nổi tiếng nhanh đến mức nhà vua Nukh Ibn Mansur vời tới để chữa bệnh cho mình. Cậu chữa khỏi cho vua bệnh gì chả rõ, lịch sử chỉ ghi lại là vị vua này khỏi và còn trị vì thêm một năm, và để thưởng cho cậu thì cho phép cậu vào thư viện sách quý của hoàng cung – sau này Avicenna coi đây là quảng thời gian học tập quý giá nhất đời mình.
Avicenna phải liên tục thay đổi chỗ ở và các vị vua chúa “bảo kê” mình, bởi những tác phẩm triết học khá tự do cũng như tài năng y tế luôn bị ghen tức của ông. Ông đã từng vô cùng giàu có, một “play boy” rất hào hoa, một nhà từ thiện trứ danh, và cũng nhiều lần bị (các vua chúa) cướp mất trắng, phải bỏ trốn đi qua sa mạc để đến với những vùng đất mới, nơi có tự do sáng tạo. Ông đã từng làm từ bộ trưởng cho đến nhà thơ, nhà văn, rồi ngồi tù… Bộ sách cơ sở y khoa của ông sau này, khi châu Âu phát minh ra máy in đã được in nhiều không kém gì Kinh thánh! Có thể coi ông là người phát hiện ra vi trùng (trước Louis Pasteur 800 năm!), và cách thức hoạt động của não bộ con người, bệnh tiểu đường… Ông có thể dự đoán được 2000 bệnh khác nhau (y học ngày nay biết được từ 5000 đến 7000 bệnh trạng khác nhau).
Tuy đã bị tiêu hủy khá nhiều nhưng gia tài của ông để lại thật đồ sộ: 453 cuốn sách khoa học (29 ngành nghề khác nhau!!!), còn về văn hóa thì cho đến hôm nay tất cả các nước Hồi giáo ở Trung Á đều vẫn tranh nhau coi ông là tổ tiên của mình (vì quả thực ông đều đã từng tha phương cầu thực qua tất cả những vùng đất đó và viết văn thơ không chỉ bằng tiếng Ả Rập không thôi). Sâu sắc hơn nữa Avicenna còn là tiền bối của khoa học nhân đạo, môn học mà coi thân thể cũng như tâm hồn của con người đều liên quan tới nhau, thực tế đó là một thể thống nhất. Và ông là người nghĩ ra thể dục! Với âm nhạc ông nhìn rõ mối liên kết giữa nhạc và toán học, nhạc và tâm lý học và coi đó là một ngành khoa học.
Người ta nhớ đến Avicenna nhiều trong cơn đại dịch này, không phải chỉ vì ông đã phát hiện ra vi khuẩn (những thứ mắt người không nhìn thấy được nhưng đem bệnh tật lây qua đường không khí) mà còn vì nguyên tắc chống dịch của ông: không sợ hãi, giữ vệ sinh thật tốt, cách li tại gia để chống dịch, không tụ tập chỗ đông người như chợ hay giáo đường. Bịt mũi bằng bông tẩm giấm, còn mồm ngậm lá bạc hà. Điều quan trọng nhất: KHÔNG SỢ HÃI! Hãy vui, hãy chơi nhạc và đọc thơ! Ông đã từng chủ động đi tới vùng đang có “cái chết đen” tức là dịch bệnh hoành hành để giúp dân chữa bệnh – người ta làm khá nhiều phim và clip về câu chuyện này rồi. Nếu chúng ta có một “tư lệnh” như Avicenna để chống dịch Covid-19 thì có lẽ thiệt hại cả về người và kinh tế không lớn như vừa rồi đâu…
Và trong từ “y học” hay “thuốc” (medicine) ngày nay thì phần đầu “medi” là “phương pháp”, còn cái đuôi “cine” ấy xuất phát từ chính tên ông: “Sina”. 1000 năm sau chúng ta vẫn phòng và chữa bệnh theo cách của ông ấy thôi, Avicenna!
Theo Nam Nguyễn
Avicenna (980–1037) đầu tiên là một nhà triết học Hồi giáo vĩ đại, với cái tên chưa đầy đủ là Abu Ali Sina Balkhi (tiếng Thổ), hay Ibn Sina (tiếng Ả Rập). Thuộc dân tộc Turk, ông là thầy thuốc và nhà triết học đầu tiên ở thời ấy. Ông cũng là nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học, lôgic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, thơ, tâm lý học, khoa học, và nhà giáo!!! Một bách khoa toàn thư sống đích thực! Đáy hoàn toàn không phải là truyền thuyết hay lời đồn đoán, bởi người ta còn giữ được khoảng một nửa số tài liệu về triết học, logic học, toán, thiên văn học, hóa học, hình học, ngôn ngữ… mà Avicenna là tác giả! Về triết học ông là đại diện ưu tú nhất của trường phái Aristotel – sau cái chết của ông 100 năm ở quảng trường trung tâm bọn cuồng tín đã đốt tất cả các sách vở của ông về triết học, để ngăn cản sự ảnh hưởng của trường phái triết học Ibn Sina (đến 150 tác phẩm!). Tuy vậy người ta còn giữ được 40 tác phẩm của ông về y dược - Ibn Sīnā được xem là cha đẻ của y học và dược lý lâm sàng hiện đại, thực chất nền ý tế tây phương hiện đại bây giờ là kế tục của sự nghiệp của Avicenna – chẳng hạn với sự hiểu biết kế thừa từ ông người ta có thể giải thích mọi bệnh lý ngày nay, kể cả virus!
Avicenna sinh ra trong gia đình khá giả ở ngoại ô thủ đô Bukhara, tên gọi Hussein, suốt ngày đặt câu hỏi “vì sao?” với người lớn. còn ông bố làm nghề thời đó không coi là hèn hạ: thu gom của bố thí. Khi gia đình chuyển tới Bukhara cậu bé 5 tuổi đã được đến trường, nơi tất cả các câu hỏi đều tìm được câu trả lời trong kinh Q`ran. Chỉ vài năm sau cậu bé vốn đã nhỏ tuổi nhất trong số 15 học sinh của trường tới hỏi thầy giáo: “Con đã học thuộc hết các quyển Kinh rồi, bây giờ thì học gì nữa?” – thây giáo rất cáu, bảo: ”cả thế giới đạo Hồi chỉ có vài người thuộc được hết Kinh Q`ran, nhà ngươi oắt con sao mà làm đươc, họ được phong danh hiệu Khaphis hết đấy!”. “Vậy thì con là Khaphis rồi!” – cậu bé trả lời đĩnh đạc, và quả thật trên các cuộc thi các thầy giáo vặn vẹo đủ kiểu nhưng đúng là cậu thuộc hết! Khi 10 tuổi thì ngoài Kinh ra cậu còn thuộc hết văn học Ả Rập, ngữ pháp, cậu trở thành sheikh! Lúc này cha cậu đã trở nên khá giả, mới thuê các loại thầy đến để dạy thêm cho con trai về mọi môn học – ông là người theo trường phái ismailit (chống lại Kinh Q`ran) nên Avicenna tuy không theo trường phái của bố nhưng ông dùng logic để tiếp nhận bộ Kinh này.
Các môn học đối với chàng trai này đều dễ, trừ môn “siêu hình” của Aristotel. Và cậu bắt đầu viết các tác phẩm triết học khá sớm. Về y học cậu viết sách từ… 12 tuổi! Y học đối với cậu là môn dễ - các bác sĩ nổi tiếng thời đó đã tìm tới cậu để tư vấn, còn khi 16 tuổi cậu bắt đầu đi thăm bệnh nhân và tìm ra rất nhiều cánh cổng để tiếp cận và chữa bệnh trước kia chưa mấy ai hiểu biết! Cậu nổi tiếng nhanh đến mức nhà vua Nukh Ibn Mansur vời tới để chữa bệnh cho mình. Cậu chữa khỏi cho vua bệnh gì chả rõ, lịch sử chỉ ghi lại là vị vua này khỏi và còn trị vì thêm một năm, và để thưởng cho cậu thì cho phép cậu vào thư viện sách quý của hoàng cung – sau này Avicenna coi đây là quảng thời gian học tập quý giá nhất đời mình.
Avicenna phải liên tục thay đổi chỗ ở và các vị vua chúa “bảo kê” mình, bởi những tác phẩm triết học khá tự do cũng như tài năng y tế luôn bị ghen tức của ông. Ông đã từng vô cùng giàu có, một “play boy” rất hào hoa, một nhà từ thiện trứ danh, và cũng nhiều lần bị (các vua chúa) cướp mất trắng, phải bỏ trốn đi qua sa mạc để đến với những vùng đất mới, nơi có tự do sáng tạo. Ông đã từng làm từ bộ trưởng cho đến nhà thơ, nhà văn, rồi ngồi tù… Bộ sách cơ sở y khoa của ông sau này, khi châu Âu phát minh ra máy in đã được in nhiều không kém gì Kinh thánh! Có thể coi ông là người phát hiện ra vi trùng (trước Louis Pasteur 800 năm!), và cách thức hoạt động của não bộ con người, bệnh tiểu đường… Ông có thể dự đoán được 2000 bệnh khác nhau (y học ngày nay biết được từ 5000 đến 7000 bệnh trạng khác nhau).
Tuy đã bị tiêu hủy khá nhiều nhưng gia tài của ông để lại thật đồ sộ: 453 cuốn sách khoa học (29 ngành nghề khác nhau!!!), còn về văn hóa thì cho đến hôm nay tất cả các nước Hồi giáo ở Trung Á đều vẫn tranh nhau coi ông là tổ tiên của mình (vì quả thực ông đều đã từng tha phương cầu thực qua tất cả những vùng đất đó và viết văn thơ không chỉ bằng tiếng Ả Rập không thôi). Sâu sắc hơn nữa Avicenna còn là tiền bối của khoa học nhân đạo, môn học mà coi thân thể cũng như tâm hồn của con người đều liên quan tới nhau, thực tế đó là một thể thống nhất. Và ông là người nghĩ ra thể dục! Với âm nhạc ông nhìn rõ mối liên kết giữa nhạc và toán học, nhạc và tâm lý học và coi đó là một ngành khoa học.
Người ta nhớ đến Avicenna nhiều trong cơn đại dịch này, không phải chỉ vì ông đã phát hiện ra vi khuẩn (những thứ mắt người không nhìn thấy được nhưng đem bệnh tật lây qua đường không khí) mà còn vì nguyên tắc chống dịch của ông: không sợ hãi, giữ vệ sinh thật tốt, cách li tại gia để chống dịch, không tụ tập chỗ đông người như chợ hay giáo đường. Bịt mũi bằng bông tẩm giấm, còn mồm ngậm lá bạc hà. Điều quan trọng nhất: KHÔNG SỢ HÃI! Hãy vui, hãy chơi nhạc và đọc thơ! Ông đã từng chủ động đi tới vùng đang có “cái chết đen” tức là dịch bệnh hoành hành để giúp dân chữa bệnh – người ta làm khá nhiều phim và clip về câu chuyện này rồi. Nếu chúng ta có một “tư lệnh” như Avicenna để chống dịch Covid-19 thì có lẽ thiệt hại cả về người và kinh tế không lớn như vừa rồi đâu…
Và trong từ “y học” hay “thuốc” (medicine) ngày nay thì phần đầu “medi” là “phương pháp”, còn cái đuôi “cine” ấy xuất phát từ chính tên ông: “Sina”. 1000 năm sau chúng ta vẫn phòng và chữa bệnh theo cách của ông ấy thôi, Avicenna!
Theo Nam Nguyễn