Nó không thể áp tải cụ trừ khi cụ có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Bình thường, nếu không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, cụ đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, hình phạt được quy định trong nghị định 34/2010/NĐ-Cp của Chính phủ là phạt tiền theo điều 9, khoản 3, mục i, mục k. Bản thân trong mục k cũng đã nói 1 phần đến việc áp tải đó cụ:
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;
h) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
"k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;..." ....
Hình thức thực hiện được quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính:
"Điều 20. Đình chỉ hành vi vi phạm
Đình chỉ hành vi vi phạm theo Điều 53 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải ra quyết định đỉnh chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tùy từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Điều 21. Thủ tục xử phạt đơn giản
Việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều 54 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản về vi phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức xử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh.
Điều 22. Lập biên bản vi phạm hành chính
Việc lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 55a của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển ngay tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh.
2. Đối với trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 55 của Pháp lệnh thì biên bản vi phạm hành chính có thêm các nội dung sau: phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm; hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các tình tiết và chứng cứ khác (nếu có).
Việc lập biên bản vi phạm hành chính thuộc trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh được hiểu là trường hợp tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng..."
Mong các cụ khác cho ý kiến thêm ạ.