- Biển số
- OF-407514
- Ngày cấp bằng
- 29/2/16
- Số km
- 1,125
- Động cơ
- -18,907 Mã lực
- Tuổi
- 42
(Một phiên bản của bài này đã đăng trên VnExpress)
Tôi lên mạng lần đầu gần 20 năm trước và có lẽ chưa bao giờ ngừng kết nối.
Tôi thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên lớn lên với Internet. Thật sự tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu thiếu nó. Bao nhiêu năm đến trường ở Việt Nam, tôi âm thầm học được cách "tự kiểm duyệt". Tôi biết cái gì không nên nói, biết vâng lời và không dám đặt câu hỏi. Cuộc sống thật đơn giản, trắng - đen, bạn - thù, đúng - sai đã được phân định sẵn, chỉ cần học thuộc lòng.
May thay, những gì không được học ở trường, tôi đã học được từ Internet. Những người bạn từ khắp nơi trên thế giới, thông qua các bài viết, blog hay tranh luận trên các diễn đàn mở đã dạy tôi cách suy nghĩ, khuyến khích tôi đặt câu hỏi, yêu cầu tôi phải luôn nghi ngờ, hướng dẫn tôi cách đồng ý và không đồng ý với người khác và với chính mình.
Tôi không phải học trò giỏi, nhưng người thầy Internet đã giúp tôi hiểu rằng thế giới nhị nguyên chỉ có trong sách giáo khoa; rằng những gì tôi tin chắc là đúng có thể chỉ là định kiến; những gì tôi đinh ninh là sự thật có thể chỉ là một nửa; những gì tôi tưởng mình biết có thể chỉ là do ai đó muốn tôi thấy chúng là như vậy. Cùng một nhân vật lịch sử, nhưng người ta "bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao".
Không chỉ giúp tôi soi rọi những góc khuất trong tư duy, Internet còn cho tôi kiến thức chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Bây giờ, làm việc cho một trong những công ty Internet lớn nhất thế giới, tôi được là một con ốc trong cỗ máy khổng lồ mỗi ngày góp phần làm Internet hữu ích hơn, nhanh hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi người. Công việc cho tôi cơ hội nhìn thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của Internet đến mọi mặt đời sống nước Mỹ. Ngành công nghiệp Internet của Mỹ có giá trị vài nghìn tỷ USD, là đầu tàu sáng tạo của quốc gia, tạo ra hàng triệu việc làm và rất nhiều triệu phú, tỷ phú. Thanh niên Mỹ trước kia ôm mộng làm giàu thường nghĩ đến Wall Street. Còn bây giờ, họ mơ về San Francisco.
Mỗi người một hoàn cảnh. Chẳng có lý do gì để trải nghiệm của tôi phải giống trải nghiệm của bạn. Nhưng nếu Internet đã có thể giúp tôi thì nó cũng sẽ giúp được nhiều người khác. Và nếu Internet có thể giúp nước Mỹ trở nên hùng mạnh thì tại sao không thể tạo ra thay đổi tích cực cho Việt Nam? Muốn vậy, tôi nghiệm ra rằng điều tiên quyết là phải để không gian mạng luôn đủ tự do, thông thoáng.
Năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Luật An ninh mạng, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu luật và chính sách quản lý Internet, cốt cũng chỉ mong Việt Nam chọn được một hướng đi hợp lý. Tôi tự hỏi người Mỹ quản lý Internet ra sao và phát hiện ra rằng Internet như chúng ta biết ngày nay được tạo ra bởi một điều luật chỉ có 26 chữ. "Không người dùng hoặc nhà cung cấp dịch vụ điện toán tương tác nào phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp" [0]. Dòng chữ này, một phần của Section 230 trong Bộ luật Hoa Kỳ, đã tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của Thung lũng Silicon trong suốt hai thập niên qua.
Tháng 10/1994, một người dùng gửi lên diễn đàn của Prodigy - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Mỹ thời bấy giờ - một bài viết tố cáo công ty chứng khoán Stratton Oakmont gian lận. Stratton Oakmont kiện Prodigy và cả người viết bài tội phỉ báng.
Những người yêu điện ảnh hẳn đều nhớ Stratton Oakmont, công ty chứng khoán đầy tiểu xảo được mô tả trong phim Sói già phố Wall, sáng lập bởi nhân vật có thật Jordan Belfort (Leonardo Di Caprio thủ vai).
Luật và án lệ của Mỹ lúc bấy giờ quy định rằng Prodigy chỉ có thể bị kiện tội phỉ báng nếu họ là "nhà cung cấp thông tin" (publisher), còn nếu chỉ đóng vai trò "nhà phân phối" (distributor) họ sẽ được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận, ghi trong Tu chính án Thứ nhất Hiến pháp Mỹ [1].
Câu hỏi mấu chốt trong vụ kiện của Stratton Oakmont là: liệu một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Prodigy có phải chịu trách nhiệm cho nội dung do khách hàng của họ tạo ra? Cụ thể hơn, liệu công ty vận hành một diễn đàn có phải chịu trách nhiệm cho những bài viết của người dùng [2]?
Stratton Oakmont cho rằng Prodigy giữ vai trò "nhà cung cấp thông tin" vì nó không chỉ chuyển tải thông tin thụ động mà còn có quyền biên tập nội dung, đưa ra luật chơi cho các diễn đàn và đặc biệt là quảng bá và sử dụng các công nghệ cản lọc nội dung phản cảm như một chiến lược kinh doanh. Tòa tối cao New York đồng ý với nguyên đơn, xử Prodigy thua. Đây là một trong những vụ kiện đầu tiên ở Mỹ có liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet, kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các vụ kiện có tình huống tương tự [3].
Phán quyết của Tòa New York đưa các công ty Internet vào thế kẹt. Nếu muốn không bị kiện như Prodigy, tức muốn chứng minh họ chỉ là nhà phân phối, các công ty phải dừng mọi hoạt động kiểm soát nội dung do người dùng cung cấp. Nhưng nếu tất cả các công ty không kiểm soát nội dung nữa thì Internet sẽ nhanh chóng trở thành một bãi hổ lốn, với toàn nội dung phản cảm, tục tĩu, kích động hận thù sắc tộc, tôn giáo... Khi đó, Internet không thể phát triển mà sẽ sớm lụi tàn.
Nhận thấy tiềm năng to lớn của Internet trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của nước Mỹ và của cả nhân loại, Quốc hội Mỹ nhanh chóng vào cuộc. Hai nghị sĩ Chris Cox và Ron Wyden, một thuộc Đảng Cộng hòa, một thuộc Đảng Dân chủ, bắt tay nhau để cùng các chuyên gia công nghệ tạo ra một điều luật mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Section 230 [4].
Được Clinton ký thành luật vào năm 1996, Section 230 cung cấp cho các công ty Internet "tấm áo giáp và thanh gươm". Các công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp, nhưng vẫn được quyền biên tập, chỉnh sửa, thay đổi, cản lọc chúng theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất cho khách hàng của mình. Và chỉ cần có vậy, Internet đã trở nên tự do và phát triển rực rỡ.
Giờ đây ngành công nghiệp "dựa vào nội dung do người khác cung cấp" đã có giá trị hàng nghìn tỷ USD với Google, Facebook, Twitter, Instagram, YouTube... Không chỉ có những tập đoàn vì lợi nhuận, bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng tồn tại hoàn toàn nhờ vào "nội dung do người khác cung cấp". Wikipedia có hơn 6 triệu bài viết tiếng Anh và hơn một triệu bài tiếng Việt, phần lớn được đóng góp bởi tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới. Nói đâu xa, nếu thiếu đi bình luận của độc giả thì nhiều báo mạng cũng sẽ kém hấp dẫn hơn. Bình luận của người dùng đôi khi còn thú vị hơn nội dung bài viết bởi góc nhìn mới lạ, tạo thêm tương tác.
Trong chính sách với Internet của Việt Nam, tôi chưa thấy một luật hay quy định nào cung cấp được "áo giáp và thanh gươm" như Section 230 đã trao cho các công ty Mỹ. Phải chăng vì thế, khi đứng trước rủi ro va chạm với chính quyền, nhiều công ty thường sẽ chọn giải pháp an toàn là tự kiểm duyệt, khiến đôi khi người ta phải đặt câu hỏi về sự tự do và an toàn khi sử dụng các dịch vụ Internet nội địa.
Chính phủ đang soạn thảo và lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013 về quản lý Internet. Đọc hết bản dự thảo và các ý kiến đóng góp, tôi thấy Ban soạn thảo rất cầu thị tiếp nhận ý kiến của các cá nhân, tổ chức, công ty trong và ngoài nước. Nhưng so với Section 230 của Mỹ, cách tiếp cận của Việt Nam đang rất khác với cùng một vấn đề.
Thoạt nhìn, Section 230 để quản lý Internet, nhưng kỳ thực mục tiêu chính của Chris Cox và Ron Wyden là để giảm thiểu sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào sự phát triển tự nhiên của Internet. Những nhà lập pháp Mỹ hiểu rằng đôi khi chính quyền cần phải biết lùi lại để tư nhân và thị trường quyết định. Nếu các công ty không có chính sách kiểm soát nội dung phù hợp thì tự khắc sẽ bị thị trường đào thải, chưa cần đến bàn tay chính quyền can thiệp. Cách đây gần một phần tư thế kỷ, thị trường Internet Mỹ thua xa Việt Nam bây giờ, nhưng người Mỹ đã có được những nghị sĩ hiểu rằng làm chính sách không phải là cấm và phạt mà là tạo ra động lực và giải thưởng.
Còn Việt Nam, với dân số trẻ, sành công nghệ và không hiếm tài năng, song vì sao ngành công nghệ số rất nhiều tiềm năng chưa bung nở? Vì sao Việt Nam vẫn chưa có các doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp nội dung do người dùng tạo ra, còn dân chúng vẫn chuộng nền tảng của các công ty nước ngoài? Tôi tin tương lai của Việt Nam sẽ khác đi nếu có cách tiếp cận khác ngay từ bây giờ.
Section 230 không phải không có nhược điểm và Việt Nam không thể sao chép nguyên xi [5], nhưng theo tôi tinh thần của nó rất đáng để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và áp dụng. Trao quyền cho doanh nghiệp và thị trường một cách chính đáng là chìa khóa mở chiếc lồng đang "nhốt" ngành công nghiệp số trị giá nhiều tỷ USD của Việt Nam.
---
Ghi chú
[0] Nguyên văn của dòng chữ này nằm ở Section 230(c)(1): No provider or user of an interactive computer service shall be treated as the publisher or speaker of any information provided by another information content provider. Có hẳn nguyên một cuốn sách viết về 26 chữ này.
[1] Sự phân biệt giữa "distributor" và "publisher" trong luật Mỹ được quyết định bởi vụ kiện Smith v. California.
[2] Có thể thay Prodigy bằng FPT, Viettel, Web Trẻ Thơ, Tinh Tế, Otofun để thấy rằng hai câu hỏi này rất liên quan đến Việt Nam.
[3] Vì không phải là Tòa phúc thẩm Liên bang nên phán quyết của Tòa New York không được tính là án lệ. Dẫu vậy các thẩm phán ở Mỹ thường tham khảo ý kiến của các thẩm phán trong các vụ kiện tương tự, nên Stratton Oakmont v. Prodigy vẫn có ảnh hưởng lớn vì nó là một trong hai vụ kiện đầu tiên liên quan đến các công ty Internet.
[4] Section 230 nằm trong Đạo luật về chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act), nhưng phần lớn CDA bị Tối cao Pháp viện (Supreme Court) xử vi hiến (xem Reno v. ACLU), chỉ còn mỗi Section 230 được giữ lại.
[5] Nếu có một điều giống nhau giữa Trump và Biden thì cả hai đều muốn bãi bỏ Section 230. Trump thì nói các công ty moderate nội dung quá nhiều, còn Biden thì nói các công ty moderate chưa đủ. Tình hình bây giờ cũng đã rất khác với 25 năm trước, các công ty công nghệ đã lớn mạnh và có rất nhiều quyền lực. Quốc hội Mỹ đang có nhiều bản thảo các đạo luật cải tổ Section 230, ví dụ như EARN IT hay gần đây là PACT.
Nguồn: https://vnhacker.blogspot.com/2020/07/ao-giap-va-thanh-guom.html
Tôi lên mạng lần đầu gần 20 năm trước và có lẽ chưa bao giờ ngừng kết nối.
Tôi thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên lớn lên với Internet. Thật sự tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu thiếu nó. Bao nhiêu năm đến trường ở Việt Nam, tôi âm thầm học được cách "tự kiểm duyệt". Tôi biết cái gì không nên nói, biết vâng lời và không dám đặt câu hỏi. Cuộc sống thật đơn giản, trắng - đen, bạn - thù, đúng - sai đã được phân định sẵn, chỉ cần học thuộc lòng.
May thay, những gì không được học ở trường, tôi đã học được từ Internet. Những người bạn từ khắp nơi trên thế giới, thông qua các bài viết, blog hay tranh luận trên các diễn đàn mở đã dạy tôi cách suy nghĩ, khuyến khích tôi đặt câu hỏi, yêu cầu tôi phải luôn nghi ngờ, hướng dẫn tôi cách đồng ý và không đồng ý với người khác và với chính mình.
Tôi không phải học trò giỏi, nhưng người thầy Internet đã giúp tôi hiểu rằng thế giới nhị nguyên chỉ có trong sách giáo khoa; rằng những gì tôi tin chắc là đúng có thể chỉ là định kiến; những gì tôi đinh ninh là sự thật có thể chỉ là một nửa; những gì tôi tưởng mình biết có thể chỉ là do ai đó muốn tôi thấy chúng là như vậy. Cùng một nhân vật lịch sử, nhưng người ta "bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao".
Không chỉ giúp tôi soi rọi những góc khuất trong tư duy, Internet còn cho tôi kiến thức chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Bây giờ, làm việc cho một trong những công ty Internet lớn nhất thế giới, tôi được là một con ốc trong cỗ máy khổng lồ mỗi ngày góp phần làm Internet hữu ích hơn, nhanh hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi người. Công việc cho tôi cơ hội nhìn thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của Internet đến mọi mặt đời sống nước Mỹ. Ngành công nghiệp Internet của Mỹ có giá trị vài nghìn tỷ USD, là đầu tàu sáng tạo của quốc gia, tạo ra hàng triệu việc làm và rất nhiều triệu phú, tỷ phú. Thanh niên Mỹ trước kia ôm mộng làm giàu thường nghĩ đến Wall Street. Còn bây giờ, họ mơ về San Francisco.
Mỗi người một hoàn cảnh. Chẳng có lý do gì để trải nghiệm của tôi phải giống trải nghiệm của bạn. Nhưng nếu Internet đã có thể giúp tôi thì nó cũng sẽ giúp được nhiều người khác. Và nếu Internet có thể giúp nước Mỹ trở nên hùng mạnh thì tại sao không thể tạo ra thay đổi tích cực cho Việt Nam? Muốn vậy, tôi nghiệm ra rằng điều tiên quyết là phải để không gian mạng luôn đủ tự do, thông thoáng.
Năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Luật An ninh mạng, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu luật và chính sách quản lý Internet, cốt cũng chỉ mong Việt Nam chọn được một hướng đi hợp lý. Tôi tự hỏi người Mỹ quản lý Internet ra sao và phát hiện ra rằng Internet như chúng ta biết ngày nay được tạo ra bởi một điều luật chỉ có 26 chữ. "Không người dùng hoặc nhà cung cấp dịch vụ điện toán tương tác nào phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp" [0]. Dòng chữ này, một phần của Section 230 trong Bộ luật Hoa Kỳ, đã tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của Thung lũng Silicon trong suốt hai thập niên qua.
Tháng 10/1994, một người dùng gửi lên diễn đàn của Prodigy - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Mỹ thời bấy giờ - một bài viết tố cáo công ty chứng khoán Stratton Oakmont gian lận. Stratton Oakmont kiện Prodigy và cả người viết bài tội phỉ báng.
Những người yêu điện ảnh hẳn đều nhớ Stratton Oakmont, công ty chứng khoán đầy tiểu xảo được mô tả trong phim Sói già phố Wall, sáng lập bởi nhân vật có thật Jordan Belfort (Leonardo Di Caprio thủ vai).
Luật và án lệ của Mỹ lúc bấy giờ quy định rằng Prodigy chỉ có thể bị kiện tội phỉ báng nếu họ là "nhà cung cấp thông tin" (publisher), còn nếu chỉ đóng vai trò "nhà phân phối" (distributor) họ sẽ được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận, ghi trong Tu chính án Thứ nhất Hiến pháp Mỹ [1].
Câu hỏi mấu chốt trong vụ kiện của Stratton Oakmont là: liệu một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Prodigy có phải chịu trách nhiệm cho nội dung do khách hàng của họ tạo ra? Cụ thể hơn, liệu công ty vận hành một diễn đàn có phải chịu trách nhiệm cho những bài viết của người dùng [2]?
Stratton Oakmont cho rằng Prodigy giữ vai trò "nhà cung cấp thông tin" vì nó không chỉ chuyển tải thông tin thụ động mà còn có quyền biên tập nội dung, đưa ra luật chơi cho các diễn đàn và đặc biệt là quảng bá và sử dụng các công nghệ cản lọc nội dung phản cảm như một chiến lược kinh doanh. Tòa tối cao New York đồng ý với nguyên đơn, xử Prodigy thua. Đây là một trong những vụ kiện đầu tiên ở Mỹ có liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet, kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các vụ kiện có tình huống tương tự [3].
Phán quyết của Tòa New York đưa các công ty Internet vào thế kẹt. Nếu muốn không bị kiện như Prodigy, tức muốn chứng minh họ chỉ là nhà phân phối, các công ty phải dừng mọi hoạt động kiểm soát nội dung do người dùng cung cấp. Nhưng nếu tất cả các công ty không kiểm soát nội dung nữa thì Internet sẽ nhanh chóng trở thành một bãi hổ lốn, với toàn nội dung phản cảm, tục tĩu, kích động hận thù sắc tộc, tôn giáo... Khi đó, Internet không thể phát triển mà sẽ sớm lụi tàn.
Nhận thấy tiềm năng to lớn của Internet trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của nước Mỹ và của cả nhân loại, Quốc hội Mỹ nhanh chóng vào cuộc. Hai nghị sĩ Chris Cox và Ron Wyden, một thuộc Đảng Cộng hòa, một thuộc Đảng Dân chủ, bắt tay nhau để cùng các chuyên gia công nghệ tạo ra một điều luật mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Section 230 [4].
Được Clinton ký thành luật vào năm 1996, Section 230 cung cấp cho các công ty Internet "tấm áo giáp và thanh gươm". Các công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp, nhưng vẫn được quyền biên tập, chỉnh sửa, thay đổi, cản lọc chúng theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất cho khách hàng của mình. Và chỉ cần có vậy, Internet đã trở nên tự do và phát triển rực rỡ.
Giờ đây ngành công nghiệp "dựa vào nội dung do người khác cung cấp" đã có giá trị hàng nghìn tỷ USD với Google, Facebook, Twitter, Instagram, YouTube... Không chỉ có những tập đoàn vì lợi nhuận, bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng tồn tại hoàn toàn nhờ vào "nội dung do người khác cung cấp". Wikipedia có hơn 6 triệu bài viết tiếng Anh và hơn một triệu bài tiếng Việt, phần lớn được đóng góp bởi tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới. Nói đâu xa, nếu thiếu đi bình luận của độc giả thì nhiều báo mạng cũng sẽ kém hấp dẫn hơn. Bình luận của người dùng đôi khi còn thú vị hơn nội dung bài viết bởi góc nhìn mới lạ, tạo thêm tương tác.
Trong chính sách với Internet của Việt Nam, tôi chưa thấy một luật hay quy định nào cung cấp được "áo giáp và thanh gươm" như Section 230 đã trao cho các công ty Mỹ. Phải chăng vì thế, khi đứng trước rủi ro va chạm với chính quyền, nhiều công ty thường sẽ chọn giải pháp an toàn là tự kiểm duyệt, khiến đôi khi người ta phải đặt câu hỏi về sự tự do và an toàn khi sử dụng các dịch vụ Internet nội địa.
Chính phủ đang soạn thảo và lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013 về quản lý Internet. Đọc hết bản dự thảo và các ý kiến đóng góp, tôi thấy Ban soạn thảo rất cầu thị tiếp nhận ý kiến của các cá nhân, tổ chức, công ty trong và ngoài nước. Nhưng so với Section 230 của Mỹ, cách tiếp cận của Việt Nam đang rất khác với cùng một vấn đề.
Thoạt nhìn, Section 230 để quản lý Internet, nhưng kỳ thực mục tiêu chính của Chris Cox và Ron Wyden là để giảm thiểu sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào sự phát triển tự nhiên của Internet. Những nhà lập pháp Mỹ hiểu rằng đôi khi chính quyền cần phải biết lùi lại để tư nhân và thị trường quyết định. Nếu các công ty không có chính sách kiểm soát nội dung phù hợp thì tự khắc sẽ bị thị trường đào thải, chưa cần đến bàn tay chính quyền can thiệp. Cách đây gần một phần tư thế kỷ, thị trường Internet Mỹ thua xa Việt Nam bây giờ, nhưng người Mỹ đã có được những nghị sĩ hiểu rằng làm chính sách không phải là cấm và phạt mà là tạo ra động lực và giải thưởng.
Còn Việt Nam, với dân số trẻ, sành công nghệ và không hiếm tài năng, song vì sao ngành công nghệ số rất nhiều tiềm năng chưa bung nở? Vì sao Việt Nam vẫn chưa có các doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp nội dung do người dùng tạo ra, còn dân chúng vẫn chuộng nền tảng của các công ty nước ngoài? Tôi tin tương lai của Việt Nam sẽ khác đi nếu có cách tiếp cận khác ngay từ bây giờ.
Section 230 không phải không có nhược điểm và Việt Nam không thể sao chép nguyên xi [5], nhưng theo tôi tinh thần của nó rất đáng để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và áp dụng. Trao quyền cho doanh nghiệp và thị trường một cách chính đáng là chìa khóa mở chiếc lồng đang "nhốt" ngành công nghiệp số trị giá nhiều tỷ USD của Việt Nam.
---
Ghi chú
[0] Nguyên văn của dòng chữ này nằm ở Section 230(c)(1): No provider or user of an interactive computer service shall be treated as the publisher or speaker of any information provided by another information content provider. Có hẳn nguyên một cuốn sách viết về 26 chữ này.
[1] Sự phân biệt giữa "distributor" và "publisher" trong luật Mỹ được quyết định bởi vụ kiện Smith v. California.
[2] Có thể thay Prodigy bằng FPT, Viettel, Web Trẻ Thơ, Tinh Tế, Otofun để thấy rằng hai câu hỏi này rất liên quan đến Việt Nam.
[3] Vì không phải là Tòa phúc thẩm Liên bang nên phán quyết của Tòa New York không được tính là án lệ. Dẫu vậy các thẩm phán ở Mỹ thường tham khảo ý kiến của các thẩm phán trong các vụ kiện tương tự, nên Stratton Oakmont v. Prodigy vẫn có ảnh hưởng lớn vì nó là một trong hai vụ kiện đầu tiên liên quan đến các công ty Internet.
[4] Section 230 nằm trong Đạo luật về chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act), nhưng phần lớn CDA bị Tối cao Pháp viện (Supreme Court) xử vi hiến (xem Reno v. ACLU), chỉ còn mỗi Section 230 được giữ lại.
[5] Nếu có một điều giống nhau giữa Trump và Biden thì cả hai đều muốn bãi bỏ Section 230. Trump thì nói các công ty moderate nội dung quá nhiều, còn Biden thì nói các công ty moderate chưa đủ. Tình hình bây giờ cũng đã rất khác với 25 năm trước, các công ty công nghệ đã lớn mạnh và có rất nhiều quyền lực. Quốc hội Mỹ đang có nhiều bản thảo các đạo luật cải tổ Section 230, ví dụ như EARN IT hay gần đây là PACT.
Nguồn: https://vnhacker.blogspot.com/2020/07/ao-giap-va-thanh-guom.html