Các cụ cho em hỏi mục đích thả hàng tâm lý chiến của bọn Tàu với ạ
Đến 85 thì vào học đh Mỏ - Địa chất, sau mình 1 khoá. Cũng là cây văn nghệ sv cứng của trườngT.Q.Hải này nhập ngũ 9-82 cùng B huấn luyện với mình. Huấn luyện được khoảng 2/3 thời gian thì được lấy về đội văn công sư đoàn (F356), hồi đấy thì T.Q.Hải chơi violon.
Hi lúc đó cụ đi lính trên đó thì bằng tuổi ông già em rồi em chỉ biết lúc đó sư 313 là đóng ở đấy lâu rồi , chiến sự ác nhất chết nhiều lính nhất là điểm 1509 và hang làng lò, em chỉ nghe hơi hồi đó thôi chứ đi sơ tán xuống Bắc Quang rồi đi học ở đó.Tham gia chiến đấu chính trên đó chỉ có các sư địa phương của quân khu 2, chính là 313 và 356. Tụi em lính 314 thì tên chính thức cũng chỉ có mỗi E3, còn E2 tụi em vào tham gia dạng tăng cường. Khi vào mang phiên hiệu của 313 cho nên đến bây giờ chẳng có tên ở dưới Vị Xuyên (thị xã Hà Giang), vì địa điểm chính của sư là trên Yên Minh.
Còn các sư chủ lực của Bộ chỉ có các đơn vị lên tham gia, dạng như đi "tập huấn", ngoài 31 vào chính thức sau tụi em ở lâu nhất!
312 vào (1 E, em không biết cụ thể E nào) và chỉ ở đúng 1 đêm rồi rút ra ngay. Làng Ping là 1 cái khe núi rất dài, được chắn với mặt trận chính bằng các dãy núi cao, nhưng tụi em chỉ dám đặt hầm, kho, trạm xá ở ven chân núi phía bên phải (hướng đi vào) vì do triền núi và sự bố trí các trận địa pháo lớn phía bên tầu đạn không rơi vào được. Nhưng 312 là 1 sư đoàn chủ lực, nhiều thành tích, kiêu binh nên họ kéo vào xe pháo rầm rộ, không thèm "tham vấn" lính địa phương đã ở trong đó lâu như tụi em mà rải quân cắm trại dọc làng Ping, cả ven cái dãy đá mỏng giữa làng. Vào rầm rộ mà đường 18 km từ Hà Giang vào rất trống tụi tầu nhìn rất rõ nên chập tối chúng nã pháo, quân 312 thương vong nhiều nên ngay đem rút ra luôn, chẳng kịp tham gia trận nào cả (nhưng cũng chẳng chết hay bị thương cả E như tin đồn). Cái tên "thung lũng Ma" là nhờ sự kiện này của 312!
Đánh nhau trên ấy rất buồn cười, có người thì chết rất dễ, nhưng những người khác thì lại thấy bình thường. Không chỉ làng Ping (là cứ E em và rất nhiều đơn vị khác), mà D em cũng 2/3 nằm trên các hầm chốt, 1/3 bên ngoài làm vận tải. Em ở bên sườn 812, hàng ngày xuống làng Ping lấy đạn tải vào hang Giơi. Khi chiến dịch bị huy động tếp từ hàng Giơi lên mấy cái hầm quanh điểm cao 685. Ở sườn 812 với tụi em là cứ. Đêm tải đạn, ngày ngủ, ngủ chán đi vào các bản bỏ trống hái chè về sao ra cái món chè chốt rất nổi tiếng hồi đó. Pháo tầu thì cứ nghe tiếng đề pa, có trận địa của chúng chỉ nghe tiếng vọng là tìm chỗ rúc tật nhanh, nhưng còn lại thì kệ vì đạn chỉ rơi được xuống khe. Ở trên ấy có 1 đơn vị công binh từ Hà Nội cũng lên để sửa đường từ làng Ping lên 812, 1 bộ phận của họ nhận mấy cái hầm của lính chúng em đã vào trong chốt. Họ vừa nhận hôm trước, hôm sau hầm ban chỉ huy C7 cũ đã bị một quả pháo rơi ngay miệng. Ngoài ra thỉnh thoảng lại có người hy sinh...
Có bị đánh gẫy răng hem ??Em học cực dốt. 3 năm mới xong lớp vỡ lòng song vào lớp 1 em vẫn kém chúng nó 1 tuổi nên toàn bị bắt nạt
Lạng Sơn ác liệt nhất vì nó gần Thủ đô nhất (cách 141 km). Báo cáo của chuyên gia quân sự Liên Xô hồi đấy cho biết mỗi ngày TQ tổ chức 17 cuộc tấn công thị xã Lạng Sơn. Ở Lạng Sơn có tiểu đoàn 3 Bộ đội địa phương chiến ác liệt lắm, trong 4 ngày tiêu diệt đến 4 tiểu đoàn bộ binh của TQ. Do thiệt hại nhiều quá nên lính TQ trả thù dân thường rất tàn ác ở Lạng Sơn. Tại xã Thanh Loà lính TQ đốt cháy hơn 100 ngôi nhà và giết toàn bộ trẻ em, phụ nữ và người già không kịp sơ tán. Đến ngày 5/3/1979 mình phải rút lui gần 30km so với biên giới Đồng Đăng.17/2/1979.....đã 37 năm rồi nhưng e vẫn không thể quên được bản tin 6h sáng của Đài tiếng nói Việt Nam do nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai giọng hừng hực lửa đọc thông cáo của Ban chấp hành Trung ương **** thông báo bọn bành trướng Bắc kinh đã bất ngờ nổ súng tấn công khắp 6 tỉnh biên giới nước ta. Tình trạng chiến tranh, lệnh tổng động viên được ban bố. Ông già e là lính đặc công đánh Mỹ từ năm 1966 hì hụi đào cho cả nhà một cái hầm thùng để chuẩn bị lên đường. Thật may là chiến sự chỉ diễn ra 1 tháng thì bọn xâm lược phải rút quân nên tổ quốc chưa phải 1 lần nữa vét đến những người đàn ông cuối cùng để ra trận. Thị xã BG quê e khi đó được chuẩn bị như một Stalingrad để bảo vệ thủ đô. Tăng, pháo, những đoàn quân rầm rạp hành quân lên phía bắc. Trong 6 tỉnh phía bắc bị tấn công thi Lạng Sơn là hướng ác liệt nhất, 2 bên đều tập trung binh lực tinh nhuệ nhất ở hướng này nên hầu hết các đơn vị chính quy của ta đều hành quân qua Hà Bắc theo quốc lộ 1 lên Lạng Sơn. Hồi đó bọn e cùng với các chị ngày nào cũng đun nước rồi bê ra đường cho bộ đội hành quân qua lấy vào bi đông. Một thời bi tráng nhưng hào hùng.
Chuan bi cho buoc tung hang hoa cua no vao VN sau khi nou lai quan he. Quang caoCác cụ cho em hỏi mục đích thả hàng tâm lý chiến của bọn Tàu với ạ
E đọc thấy đều có tư duy là ko ai nghĩ TQ lại đánh mình...Em có một câu hỏi:
Khi TQ tấn công, VN hoàn toàn bị động hay sao? vì hầu hết các ảnh chỉ thấy dân quân và biên phòng chiến đấu, không thấy các lực lượng chủ lực. Những hình ảnh quân chủ lực chỉ xuất hiện thời gian sau này (sau khi TQ rút).
Thông thường khi tiến hành cuộc tấn công quân sự, ít nhiều phải có các động thái, ví dụ cắt đứt quan hệ, triệu đại sứ về nước.., tuyên bố. hoặc tình báo phải nắm được tình hình (nếu là cuộc tấn công hoàn toàn bí mật).
Cụ nào biết thông não nhà cháu phát
Trận 1509 (12/7/1984) do chủ quan, hấp tấp tổ chức tấn công lấy lại trận địa nên ta bị tổn thất khá nặng.Hi lúc đó cụ đi lính trên đó thì bằng tuổi ông già em rồi em chỉ biết lúc đó sư 313 là đóng ở đấy lâu rồi , chiến sự ác nhất chết nhiều lính nhất là điểm 1509 và hang làng lò, em chỉ nghe hơi hồi đó thôi chứ đi sơ tán xuống Bắc Quang rồi đi học ở đó.
Cái thứ 2 cụ nào tinh mắt để ý lại hộ em,hình như mặt trận KQuân ta phản công giặc
Bọn biểu tình bờ hồ mới là nỗi ô nhục của dân khí Việt. Bọn này quẳng cho khúc xương có khi còn khốn nạn hơn bọn người Nhắng trước kia.17/2 là ngày TQ tấn công Việt Nam
5/3 mới là ngày Việt Nam đánh đuổi toàn bộ quân TQ về nước .
đám bờ hồ tụ tập kỷ niệm với băng rôn in hình lính Tàu với dòng chữ "Nhân dân không bao giờ quên ơn"
. Thiệt là vi diệu !
Có thể lý giải thắc mắc của Cụ theo cách của cháu như thế này.Không biết có nên tìm hiẻu nguyên nhân tất cả các đồn trưởng biên phòng bị triệu tập về họp(vấn đề họp rất chung chung) trong lúc nước sôi lửa bỏng và tảng sáng hôm sau thì bị đánh úp toàn tuyến???
Họp ở lại qua đêm thì có lẽ họp ở tỉnh lỵ chăng? người của TQ cài cắm ở chức vụ khá cao(nhận định trên là cảm nghĩ cá nhân mang tính giả tưởng)
Chỗ này iem nghe không hiểu lắm, các cụ giải thích hộ em tý.Sau năm 1979, những trận đánh của Trung Quốc với Việt Nam, đặc biệt là những trận đánh ở bình độ 400, 600, 700, 1005, 1009 Lạng Sơn thì có thể thấy được lính Trung Quốc không như các nhà tuyên truyền của Trung Quốc vẫn nói. Lính của Trung Quốc rất nhát. Trung Quốc vốn đông dân nên khi chiến đấu thì Trung Quốc luôn ỉ vào số đông. Chiến thuật của Trung Quốc vẫn mang tính cổ điển: Chiến thuật lấy thịt đè người, biển người và nó thể hiện trong các trận đánh. Để chiến đấu với một đại đội quân Việt Nam, Trung Quốc phải tập trung cả một sư đoàn để đánh vào một chốt. Trong khi đó, để tiêu diệt một đại đội của Trung Quốc thì Việt Nam dùng một tiểu đoàn, cùng lắm là 1 trung đoàn.
Xin trân trọng cảm ơn thiếu tướng đã trả lời phỏng vấn!
Còn một số vụ khác như t a giải thể các khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc...một quyết định rất sáng suốt.Trước đó đã có vụ Hoàng Văn Hoan rồi...!
Giả thiết thôi mà cụF
Có thể lý giải thắc mắc của Cụ theo cách của cháu như thế này.
Việc 2 bên cài cắm thám.báo a giăng là có nhưng không đến độ chýng có thể điều phối được kế hoạch của ta.
Khi trung quốc chuyển hàng chục sư đoàn với hàng chục vạn quân, huy động thêm hàng chục vạn dân công cùng vớii thiết bị quân sự, khí tài, lập các căn cứ không quân dã chiến....áp sát biên giới ta đã đề phòng và vào ngày 11-2 đã đưa vấn đề này ra HDBA LHQ. ra chỉ bị bất ngờ về thời điểm chýng đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới Việt Trung vào 17-2. Việc triệu tập cán bộ ( Các đồn trưởng BP) về họp cũng là cấp thiết nhưng RẤT CÓ THỂ tình báo TQ nắm đupwjc kế hoạch này và triển khai tấn công luôn vào rạng sáng 17-2. Thông tin tình báo của chúng có thể có nhiều nguồn nhưng cá nhân em cho rằng chúng kiểm soát được hệ thống truyền tin của ta( không ngạc nhiên vì ta dùng đồ của nó). Chính vì thế ngay sau khi cuộc chiến nổ ra việc cấp thiết là ta đã phải thay toàn bộ các máy truyền tin vô tuyến cjo các đơn vị ( hàng do L. X .cung cấp khẩn cấp).
Cũng có thể kế hoạch tấn công của chúng trùng hợp với buổu họp của ta một cách ngẫu nhiên.
Cụ có định nhắc đến một nội dung khác là tối 16 có một ĐÁM CƯỚI không? chắc bọn tàu nó cũng biết
Thực sự là không hiểu được cái suy nghĩ này cụ ạ.E đọc thấy đều có tư duy là ko ai nghĩ TQ lại đánh mình...