[Funland] Ảnh đời thường - Chia sẻ kinh nghiệm chụp

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Em không rõ Box Ô Phở từ ngày đầu thành lập đến nay đã có thớt nào về chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh đời thường hay chưa, nhưng hiện tại theo em biết là chưa thấy một bài nào xuất hiện trong cái Funland Ô Phở này. Em mạn phép lập cái thớt này kính mong các cao thủ cũng như những tay máy newbie chia sẻ những kinh nghiệm của mình đúc kết được để thực hiện được 1 tác phẩm đời thường mà bản thân thấy tâm đắc. Trong bài viết này em xin phép được lấy những bức ảnh của một số tác giả khác để minh họa...



Bạn già - Ảnh của tác giả loc47 (nhiepanh.vn)

Ảnh đời thường chụp dễ hay khó?

Thật không đơn giản để trả lời câu hỏi này.
Với những bác có thế mạnh về chụp ảnh đời thường, có thời gian để lang thang đi khắp ngóc ngách của cuộc sống thì cơ hội nắm bắt những khoảnh khắc thú vị của cuộc sống cao hơn và thường xuyên hơn so với những người đang sở hữu máy ảnh nhưng rất bận rộn trong công việc. Có thể kể đến những NSNA lão làng như bác Quang Phùng, bác Hồng Lân, Bùi Hỏa Tiễn... hay những bác đã quen thuộc với anh em chơi ảnh như Lekima, lethang, 1Ds, Nhan Tran...
Với những bác có sở trường về chụp chân dung, mẫu (các cụ Ô Phở nhà mình như Phóng, Haibinh, Hong Ha....) thì lĩnh vực đời thường rất khác, đặc biệt về khoảnh khắc nhân vật và góc nhìn cuộc sống.
Hay với những cụ chuyên về phong cảnh như cụ Phó Focus-S, mợ Nồi cơm điện thì góc nhìn về cảnh vật có thể đạt đến mức chuẩn mực cho rất nhiều anh em trên này.. Nhưng thử hỏi các cụ ý rằng chụp đời thường có khó không. Em e rằng câu trả lời chưa chắc đã là dễ.

Có thể nói rằng không có một chuẩn mực nhất định trong nhiếp ảnh cũng như lĩnh vực ảnh đời thường. Tuy nhiên, em có thể tóm tắt ở một số điểm chính để các cụ các mợ trao đổi.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

new_farmer

Xe container
Biển số
OF-44124
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
5,875
Động cơ
521,141 Mã lực
Rất hay, tiếp đi cụ.
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,127
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
e chưa bao giờ tự trả lời được là chụp đười thường khó hay dễ, là người hay chụp đời thường, e tin rằng, chụp thể loại này nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc khi đứng trước đối tượng chụp và khả năng cảm nhận tinh thần của đối tượng và bối cảnh.
Thông thường, đối với những người lần đầu đứng trước bối cảnh gây nhiều cảm hứng như chụp đồng bào dân tộc, cảm xúc thường rất dạt dào. tuy nhiên, do mới tiếp xúc nên sự hiểu biết cũng như cảm nhận còn hạn chế, ảnh dễ rơi vào trạng thái "cưỡi ngựa xem... voi"
ngược lại, với những người đã có nhiều kinh nghiệp chụp dân tộc và miền núi, đã từng ăn cùng ngủ cạnh dân tộc, thì cảm nhận sẽ khác, ảnh chụp toát lên tinh thần về đối tượng rất rõ ràng, tuy nhiên, do đi nhiều rồi, chụp cũng nhiều rồi, nên đôi khi cảm xúc nó không được như lần đầu (cái này luôn đúng với mọi việc), và sẽ bỏ qua những góc nhìn mới lạ , khách quan...
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,127
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
Em chém thế, nghe có vẻ hơi nhảm, nhưng cũng là rút ra từ kinh nghiệm bản thân, chả biết các bác đọc có rối trí không
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,996
Động cơ
3,527,022 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
Em vào hóng xem các cụ có chia sẻ gì :), riêng em mới chỉ tập chụp còn chưa biết loại nào là đời thường, loại nào là phong cảnh, ... thì chả dám phán gì :D
Chỉ có điều em nghĩ cái mà ta chụp thường ngày thì khoảnh khắc chắc hẳn là quan trọng nhất :-?
 

Chinxeng

Xe tăng
Biển số
OF-37236
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
1,631
Động cơ
488,130 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội - Ô Phở
Chụp thể loại nào thì cũng có cái tương đồng đó là phải vận động óc sáng tạo, luôn có những ý tưởng trong đầu thì khi bắt gặp những khoảnh khắc hay hiện tượng mà mình đã lên ý tưởng trước đó thì sẽ không bỡ ngỡ, không làm lãng phí nó....
Chúc mừng cụ Vh có thêm nhà mới, nếu thớt này thành công thì em cũng xin mảnh đất lập cái nhà mới với tít tờ "Góc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm chụp ảnh bằng mồm" ;))
 

daotaobanglai

Xe đạp
Biển số
OF-145496
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
34
Động cơ
361,710 Mã lực
Cũng hay mà cụ,tiếp đi :)
 

hoangminhtnvn

Xe điện
Biển số
OF-14439
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,127
Động cơ
535,940 Mã lực
Nơi ở
58 Quán Sứ
Em vào hóng xem các cụ có chia sẻ gì :), riêng em mới chỉ tập chụp còn chưa biết loại nào là đời thường, loại nào là phong cảnh, ... thì chả dám phán gì :D
Chỉ có điều em nghĩ cái mà ta chụp thường ngày thì khoảnh khắc chắc hẳn là quan trọng nhất :-?
E nghĩ "Khoảnh khắc" là diều chả nên bàn tới nhỉ, vì đã là chụp ảnh thì luýc nào chả phải là khoảnh khắc, kể cả ảnh phong cảnh. Còn nếu không, người ta gọi nó là quay phim bác ạ
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,996
Động cơ
3,527,022 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
Có lẽ cụ đúng vì như tấm này thì không cần khoảnh khắc nào cả :
E nghĩ "Khoảnh khắc" là diều chả nên bàn tới nhỉ, vì đã là chụp ảnh thì luýc nào chả phải là khoảnh khắc, kể cả ảnh phong cảnh. Còn nếu không, người ta gọi nó là quay phim bác ạ

120607-noname-2.jpg by H@Ph2, on Flickr

nhưng tấm này thì em lại thấy là cần :-?

120415-noname-1.jpg by H@Ph2, on Flickr
 

hoangvoila

Xe tăng
Biển số
OF-13397
Ngày cấp bằng
22/2/08
Số km
1,753
Động cơ
537,292 Mã lực
Em nghe cụ Vh xui dại, chụp đời thường phải mua góc rộng thế là chiến 10-22, giờ vứt xó chưa đi đâu bộp được phát nào buồn lắm ý
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
e chưa bao giờ tự trả lời được là chụp đười thường khó hay dễ, là người hay chụp đời thường, e tin rằng, chụp thể loại này nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc khi đứng trước đối tượng chụp và khả năng cảm nhận tinh thần của đối tượng và bối cảnh.
Thông thường, đối với những người lần đầu đứng trước bối cảnh gây nhiều cảm hứng như chụp đồng bào dân tộc, cảm xúc thường rất dạt dào. tuy nhiên, do mới tiếp xúc nên sự hiểu biết cũng như cảm nhận còn hạn chế, ảnh dễ rơi vào trạng thái "cưỡi ngựa xem... voi"
ngược lại, với những người đã có nhiều kinh nghiệp chụp dân tộc và miền núi, đã từng ăn cùng ngủ cạnh dân tộc, thì cảm nhận sẽ khác, ảnh chụp toát lên tinh thần về đối tượng rất rõ ràng, tuy nhiên, do đi nhiều rồi, chụp cũng nhiều rồi, nên đôi khi cảm xúc nó không được như lần đầu (cái này luôn đúng với mọi việc), và sẽ bỏ qua những góc nhìn mới lạ , khách quan...
Em đồng ý với cụ, đúng là cũng cần phải có cảm xúc, ngoài ra em thấy chụp đời thường cần có thêm cái chủ đề mình muốn chụp, cái đích mình cần đến như thế nào. Nếu một ngày trời không đẹp cũng không xấu, cụ ngồi trong nhà thẩn thơ buồn buồn, bỗng dưng nảy ý định vác máy ra đường làm vài shot đời thường với mong muốn có tấm ảnh ra hồn thì em dám cá với các cụ là nhiều khi đến 80% các cụ đi 1 vòng về nhà cất máy chẳng buồn copy ảnh ra để xem nữa :D
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Em nghe cụ Vh xui dại, chụp đời thường phải mua góc rộng thế là chiến 10-22, giờ vứt xó chưa đi đâu bộp được phát nào buồn lắm ý
Cụ nói thế thì oan em quá :(((((( em có xúi dại ai bao giờ đâu, chỉ khẽ đẩy ng đó xuống hố vôi rồi chuồn thôi
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Chụp thể loại nào thì cũng có cái tương đồng đó là phải vận động óc sáng tạo, luôn có những ý tưởng trong đầu thì khi bắt gặp những khoảnh khắc hay hiện tượng mà mình đã lên ý tưởng trước đó thì sẽ không bỡ ngỡ, không làm lãng phí nó....
Chúc mừng cụ Vh có thêm nhà mới, nếu thớt này thành công thì em cũng xin mảnh đất lập cái nhà mới với tít tờ "Góc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm chụp ảnh bằng mồm" ;))
Em hóng cái thớt của cụ, hy vọng nó thành công rực rỡ để em còn được làm vài bữa tiết =))
 

khanhanh

Xe hơi
Biển số
OF-89157
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
191
Động cơ
408,310 Mã lực
quá hay thanks Kụ (*)
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Tks các cụ đã vào ủng hộ thớt và chia sẻ... Em lại tiếp. Trời mùa hè mưa lắm thật, mà trời mưa lắm cũng tỉ lệ thuận với cảm xúc của ng chụp ảnh và ng viết bài :))

Cả một thế giới hối hả chạy đua và bạn sẽ phải thực hành rất nhiều mới có thể chụp được những bức hình ưng ý về cuộc sống xung quanh. Đó là 1 sự thật hiển nhiên. Và với bất kỳ người chụp ảnh nào từ amateur đến pro đều phải tự tìm tòi, vận động óc sáng tạo của mình để hoàn thiện và tìm ra những cái mới trong những tấm ảnh, thể hiện những biến đổi hàng ngày của cuộc sống. Với nhiều người, họ dễ bị nhầm lẫn rằng:

1. Ảnh sự kiện (báo chí) - Ảnh lưu niệm - Ảnh đời thường là giống nhau

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi về khái niệm ảnh đời thường và vẫn chưa có 1 phân giới rạch ròi cho thể loại này. Tựu chung lại có thể nêu các yếu tố sau (không phải tất cả) để làm nên bức ảnh đời thường:
- Thể hiện khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày diễn ra xung quanh (bắt được cái hồn)
- Thể hiện nét đặc trưng văn hóa của địa phương
- Lặn lội, kiên trì như "đãi cát tìm vàng"
- Phải có sự đam mê và sở thích
- Tôn trọng sự thật cuộc sống
- Trong nhiều hoàn cảnh, rất cần có cảm xúc khi sáng tác
..........



Đi học về ... (Mr Đàm - Ô Phở)



Đi xe đạp cũng là một hình thức thể dục (Ảnh của iem... các cụ đừng ném đá tảng nhá, em dỗi đới)

Trong giới hạn khả năng, sự hiểu biết và bài viết em xin phép không lạm bàn về chuyên môn và khái niệm của từng thể loại này. Chỉ xin nếu cơ bản những kiến thức mà em đã từng được đọc, nghe và biết đến.
Với ảnh báo chí: giá trị của khoảnh khắc là rất quan trọng, đôi khi người ta có thể bỏ qua một số quy tắc về bố cục hay giá trị về ánh sáng, màu sắc để ghi lại những thời điểm chỉ diễn ra 1 lần trong cuộc sống rất có ý nghĩa về mặt thông tin, lịch sử cũng như văn hóa... Và đặc biệt, các sự kiện trong ảnh báo chí không bao giờ là dàn dựng (setup). Giới ảnh báo chí có thể biết đến và nghe rất nhiều đến NAG Nick Út, một NAG có tiếng trong lĩnh vực ảnh báo chí.



Bức ảnh Người phụ nữ Yemen ôm chặt thân nhân bị thương đoạt giải Ảnh báo chí thế giới năm 2011

Trong một số trường hợp, hoàn cảnh và nội dung tấm ảnh, ảnh báo chí và ảnh đời thường có thể coi như tương đồng.
Vấn đề em xin đặc biệt lưu ý với những bác newbie (mới bắt đầu vào chụp ảnh) là nhiều bác hay bị hiểu ảnh lưu niệm là ảnh đời thường và những tấm ảnh do các bác này chụp thường không truyền đạt cho người xem về giá trị khoảnh khắc cuộc sống, giá trị về kỹ thuật, ánh sáng, bố cục mẹ cục.... Các tấm ảnh như này thường có bố cục lộn xộn, không rõ ràng, không truyền đạt một thông tin nào về cuộc sống đang diễn ra xung quanh, các hoạt động của con người (kiểu như "Cười lên nào!! 1 2 3... Xoạch)...
Em xin ví dụ 1 tấm của 1 cụ post trên thớt Ảnh đường phố của em (xin cụ đừng giận nhé, chỉ là em đang phân tích 1 chút thôi)



Ở đây, các cụ nhìn vào tấm ảnh, có thể thấy không hiểu tác giả muốn truyền đạt một nội dung gì: không có chủ thể chính (nếu là những chiếc giày thì lại nằm ở mép ảnh, lại bị cắt mất nhiều khúc, không có bố cục); không rõ lấy nét vào đâu; khoảnh khắc cuộc sống cần nêu bật cũng không có... Thực ra, ảnh lưu niệm cũng là chụp và ghi hình lại những gì xung quanh đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí là chụp lại ảnh chân dung của chính những người đang tham gia ghi hình đó. Nhưng nếu xét một cách khắt khe về các yếu tố như nghệ thuật, nội dung ý nghĩa tấm ảnh, ánh sáng, bố cục... thì không thể đạt được.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Hãy xách máy đi chụp thật nhiều, quan sát thật nhiều để tìm kiếm góc chụp và cảm nhận cuộc sống đang diễn ra.
Đó là lời đầu tiên thường dành cho những bác newbie khi muốn chụp ảnh đời thường. Có nhiều người bạn đã hỏi em rằng:

2. Thiết bị cần phải có những gì? Chụp đường phố thì cần ống kính nào?

Em thường trả lời: phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích chụp mà thôi. Cứ đi chụp thật nhiều rồi sẽ biết mình cần gì.
Thực tế, chụp ảnh đời thường không đòi hỏi phải có thiết bị thật đắt tiền. Bạn có thể sử dụng những thiết bị tối thiểu có chức năng chụp hình như: DSLR (máy KTS chuyên và bán chuyên ống kính rời), SLR (máy film ống kính rời), P&S (máy du lịch), alô có tính năng chụp hình.
Ống kính cho máy DSLR hoặc SLR có rất nhiều loại. Có người quen sử dụng ống kính tele để chụp những chủ thể từ xa để dễ bắt được các hoạt động tự nhiên (vì chủ thể thường không để ý đến). Có những người rất chuộng ống kính wide hay ultra-wide hoặc lạ hơn nữa là các ống fisheye hay lensbaby, tilt-shift. Tất cả hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích sử dụng, không có một nguyên tắc rành mạch nào cả.
Còn 1 loại ống kính nữa đó là ống kính đa dụng, có dải zoom trải dài từ wide đến tele, hỗ trợ người dùng có thể chụp được các tấm ảnh ở khoảng cách gần đến xa. Nhưng ở đời được cái này mất cái kia: các ống đa dụng này có độ mở nhỏ khi đó khi chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ bị hạn chế rất nhiều (chưa kể đến chất lượng ảnh thua thiệt so với các ống kính có độ mở lớn hơn và đắt tiền).

Đây là một số kinh nghiệm do tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School chọn lọc đã được tổng hợp lại.

Em xin phép lấy một số ảnh của cụ Nhím để minh họa

Tập trung vào chi tiết



Đôi mắt và khuôn mặt





Sử dụng ống kính góc rộng (wide), siêu rộng (ultra-wide) và mắt cá (fisheye)



Ảnh: Digitalphotographyschool.

Ống góc rộng có trường nhìn rộng hơn và giúp cho người chụp tiếp cận với chủ thể hơn các ống tele, từ đó tạo cảm giác gần gũi hơn đối với người xem (tất nhiên, đừng nên đứng gần và chụp dí thẳng vào chủ thể nếu bạn không muốn gặp phiền phức :)))



Ảnh sưu tầm.







Ảnh sưu tầm.

Điểm thuận lợi nữa của ống góc rộng là nhỏ và nhẹ giúp cho người chụp trở nên cơ động hơn và ít gây chú ý với chủ thể hơn so với những ống kính tele nặng cồng kềnh và dài.

Một ưu điểm nữa của ống góc rộng là hiệu ứng cường điệu hóa phối cảnh. Biến các đường thẳng song song thành các đường thẳng chéo nhau hội tụ tại điểm ở xa ống kính hơn và mở rộng tại điểm gần ống kính, do đó tạo cảm giác chủ thể gần ống kính to lớn hơn đến bất thường so với những chủ thể ở xa.



(Ảnh cụ hoangminhtnvn)






Một số kinh nghiệm sáng tạo từ ống kính mắt cá tổng hợp từ trang web Số hóa

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.El

Xe buýt
Biển số
OF-64487
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
592
Động cơ
442,539 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3 Đường
Bài viết công phu quá. Thanks cụ nhá, mừ em thanks xuông thôi chả tiết tiếc j đâu. Cụ ăn tốn nhắm e chả dại.
 

Chinxeng

Xe tăng
Biển số
OF-37236
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
1,631
Động cơ
488,130 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội - Ô Phở
làm buổi workshop cho hoành tráng đê :) em xin làm chân TNV bấm sờ lai cho cụ ;))
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
3. Thời gian chụp trong ngày

Chụp ảnh đời thường để chộp lại khoảnh khắc những hoạt động đang diễn ra hàng ngày vì vậy người chụp ảnh đời thường có thể đi vào bất cứ lúc nào trong ngày, thậm chí là xõa cả đêm :))
Đối với mùa đông và mùa xuân là những mùa ít có ánh nắng nhất trong năm vì thế không quan trọng chụp vào thời điểm nào để có ánh sáng đẹp nhất.
Đối với mùa hè và mùa thu là những mùa có nắng rực rỡ, rất dễ tạo cảm xúc cho những tay chuyên săn nắng. Ảnh chụp có ánh nắng thường lên màu tươi hơn, có sự tương phản về sắc độ rõ ràng, có mảng sáng mảng tối. Đối với những mùa này thì thời gian chụp đẹp nhất là lúc ánh nắng chiếu xiên góc tạo cho bức ảnh một vẻ sống động và dễ lên ven sáng khi chụp ngược sáng hoặc chụp với ánh sáng bên hoặc có thể bắt gặp ray sáng khi những người bán hàng hun khói bếp, nướng chả, công nhân vệ sinh quét rác trên đường.
Ví dụ: buổi sáng khoảng 7h-9h và buổi chiều khoảng 16h-18h.



Sớm Quản Bạ (thời gian chụp khoảng 8h sáng)


Nhưng đó không phải là khoảng thời gian nhất thiết mới đi chụp, ngoài ra, các bác có thể đi chụp vào bất cứ lúc nào khi bỗng dưng cao hứng hoặc có thể lên kế hoạch từ trước khi thấy rảnh.
Thời gian trong ngày không nên chụp nhất theo em thì đó là buổi trưa tầm 11h-14h vì đa phần các bác sẽ thấy đi chụp là vô ích. Khoảng thời gian này, các hoạt động của con người ít, oải (lúc đó người ta đang nghỉ trưa ăn cơm mà), và nhất là trong lúc mùa hè thì nắng buổi trưa rất gắt sẽ làm cho ảnh bị có các mảng thừa sáng quá và quá tối dẫn đến mất chi tiết tại các vùng này (chênh sáng quá cao), lúc này mặt trời đứng bóng khi chụp sẽ không lên được bóng đổ trên mặt đất, bờ tường...

4. Lựa chọn địa điểm chụp

Có thể đến một vùng nào đấy rồi xách máy đi lang thang vô định, bắt gặp cái gì là chụp cái nấy hoặc cũng có thể xác định trước một khu vực nhỏ nào đó và đến đó phủ phục chờ đợi rình rập :D (trên Ô Phở, xóm nhiếp ảnh.. có cụ Rắn được mọi người biết đến thường ngồi một chỗ và chờ đợi khoảnh khắc đến).
Em thường làm theo cách thứ 2 (b), nhiều hôm đi chụp ảnh đời thường phố phường ở HN với cụ Bean, El, Ken hay một số cụ khác, tụi em thường xác định chỉ giới hạn ở 1 số tuyến phố nhất định để lấy chủ đề: như chỉ lang thang ở các phố thợ rèn (Hàng Đồng, Lò Rèn, Hàng Thiếc), chỉ lang thang trên cầu Long Biên rồi về... Tốt nhất là các cụ nên tìm đến những nơi công cộng có nhiều hoạt động diễn ra tại đó mà ngồi rình ;))
Các cụ chú ý nên đi chậm rãi để quan sát, nếu đi nhanh quá thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều cái thú vị (đừng sợ bỏ qua những điều đang chờ đợi phía trước vì có biết trước nó là gì đâu mà đến với lại không có cái này thì vẫn còn cái khác).

5. Thái độ khi chụp ảnh và vấn đề văn hóa

Khi chụp những chủ thể ở gần mà không muốn chủ thể biết mình đang bị chụp thì các cụ không nên nhìn chằm chặp vào người ta, chỉ nên nhìn liếc qua nếu thấy cần chụp thì nên chụp một cách bí mật kiểu như: để máy ngang hông hoặc trước ngực hoặc cầm máy trên tay buông thõng đợi khi đi ngang qua họ thì xoạch.
Hoặc có những lúc cần chụp thẳng đối tượng thì các bác nên xin phép người ta trước nếu có sự đồng ý rồi mới chụp. Chú ý nét mặt đừng nên hằm hằm quá làm mất vẻ thân thiện :D thậm chí có thể buôn vài câu chuyện để đưa đến cảm giác an toàn và bớt căng thẳng cho đối tượng chụp.
Việc sử dụng ống kính góc rộng khi chụp gần cũng là một lợi thế. Các bác có thể chụp gần đối tượng nhưng không phải chĩa thẳng ống kính vào họ mà tận dụng góc mở rộng để đưa họ vào khung ảnh, lúc đó chủ thể cũng không hề hay biết rằng mình đang bị chụp vì cứ thấy cái ống kính nó quay đi chỗ khác.





Ảnh sưu tầm.



Phơi khô cá chỉ vàng - Tác giả quangvinhphoto (vnphoto.net)

Các bác lưu ý giúp em là khi chụp ảnh đời thường, không nên chụp những người nghèo khổ trong hoàn cảnh khó khăn, người ăn xin để lợi dụng hoàn cảnh của họ tạo ra nội dung về đời sống con người (trừ khi ảnh báo chí người ta có thể chụp để phản ánh vấn đề thời sự và xã hội).
Và còn một điều cần chú ý nữa là:

Luôn nhớ mang theo máy ảnh những lúc có thể.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top