Có cái ảnh Mao cứ như là Kim Bài Miễn Tử ý cụ nhỉ?
Bác họ em có bố người Hoa Kiều, ông cụ nhất định không về nước đợt 1978. Thực sự thì việc người Hoa về nước cũng ít nhiều phức-tạp, có người yêu Vn thật sự, có người không, cụ polar bear cho biết thêm được không?
Sống qua giai đoạn này,nhà cháu ít nhiều cũng đc biết về chuyện này.
Năm 1978 ko biết là do chính sách của ta đối với ng Hoa kiều hay là do bên Khựa vận động Hoa kiều hồi hương dư lào, nhưng nhà cháu chỉ biết rằng toàn bộ ng V gốc Hoa sống ở các khu phố nội thành HN đều rục rịch về nước.
Ngay như số nhà của cháu,ngoài 1-2 hộ mặt đường ra thì còn chung 1 số nhà với cả 1 ngõ. Mọi người sống với nhau như 1 xóm nhỏ. Trong ngõ này có cả 1 căn nhà 3 tầng xây to vật của ng V gốc H,trên nóc nhà có đắp con số 1922. Cả xóm có 12 hộ thì già nửa số hộ là dân Hoa kiều. Tỷ lệ % mang trong mình dòng máu khựa đc trải đều,25%-50% và 100%. Có những ng lớn tuổi lúc đó thì tiếng V ngọng líu ngọng lô nghe rất hài và thường xuyên bị nhại lại tiếng. Đa phần họ từ tỉnh Phúc Kiến khựa sang,đủ thành phần,tri thức có,thương gia có và kể cả lao động pt như làm xây dựng,lao công quét rác đầy đủ hết.
Nhà cháu nhớ sau vụ đổi tiền 1978 xong thì đc vài tháng bỗng thấy toàn bộ người H trong xóm dọn dẹp nhà cửa. Đồ dùng như nồi niêu xoong chảo,xô chậu,bàn ghế,bát đĩa đc họ bầy ra vỉa hè để........bán! Lúc này mới biết họ bán hết đi,đc đồng nào hay đồng đó để hồi hương. Khắp nơi trên phố cổ đều có cảnh bày bán hàng đồ cũ của họ. Trong giai đoạn này khá nhiều nhà mua đc đồ cổ,nhất là đồ sứ. Tuy nhiên HN vừa đổi tiền xong và đúng vào giai đoạn cực kỳ khó khăn thiếu thốn,đến ăn còn phải chạy vạy từng bữa 1,chả có xèng mà mua đồ của họ nên cuối cùng vào giai đoạn cuối những đồ đó hầu như đem cho hàng xóm hết.
Họ hồi hương rải rác bằng đủ các con đường đường bộ hay đường thuỷ nhưng phần lớn là đi tàu lên Lạng Sơn,nhập cảnh trở về theo cửa khẩu Hữu Nghị. Sau này cấm biên thì họ vượt biên bằng thuyền qua biển giống như dân "thuyền nhân" ở trỏng.
Trong số các hộ Hoa kiều đi sớm thì ko gặp vấn đề gì,nhưng có hộ còn lấn cấn (do mất gốc gác ở bên Khựa và dòng máu khựa trong ng họ chỉ 50%) chưa về ngay thì đúng là số phận đã xếp đặt cho họ phải vậy. Trong ngõ nhà cháu có 2 hộ (2 anh em ruột) đến cận ngày mới ra đi. Buổi tối họ đi chào hàng xóm 1 lượt rồi vali khăn gói quả mướp kéo cả đại gđ ra ga Hàng Cỏ. Nhưng đến trưa hôm sau thì thấy họ vẫn ở nhà,1 số ng trong đại gđ đó thoát đc. Vụ này do lượng người hồi hương quá đông,chen chúc quá tải trong toa tàu dẫn đến thất lạc và họ đành quay trở lại hoàn toàn ko biết số phận người thân mình ra sao.
Hồi đó ở Ga Hàng Cỏ đã xảy ra vụ bạo động của dân Hoa kiều với lực lượng quân đội,công an bảo vệ của ta rất đình đám,hầu như ai cũng biết vụ này.
Những người V gốc H ko hồi hương,phải ở lại và chấp nhận số phận rất khắc nghiệt. Thời bao cấp,chế độ tem phiếu,tiêu chuẩn dành cho họ cực kỳ hạn chế. Song song với những khó khăn về vật chất thì họ phải gánh chịu sự đoạ đầy về tinh thần của cả xh thời đó trút lên đầu,nhất là lúc chiến tranh biên giới xảy ra. Trong 1 tuần liền thậm chí họ còn ko dám ló mặt ra đường,mặc dù những ng con của họ,có ng chỉ 25% dòng máu khựa trong mình. Ko biết ở nơi khác dư lào nhưng những ng V gốc H mà nhà cháu biết thì ngay lập tức họ nghỉ ở nhà ko đến trường học nữa,vì có đi học cũng ko chịu nổi áp lực của hs dành cho họ. Ngay cả khi họ ở nhà thì cũng bị hội trẻ ở phố bắt nạt,ko ngóc đầu dậy nổi suốt các năm sau chiến tranh. Ng nào chịu đựng đc thì chấp nhận sống 1 cuộc đời tủi nhục còn ko chịu được thì tìm cách vượt biên bằng thuyền theo đườn biển qua Hong Kong. Các năm đầu 8x ở HP,QN có trào lưu vượt biên,ngoài những ng V gốc H ra thì ng V 100% đi cùng cũng ko phải là ít.
Hiện nay những ng V gốc H ở ngõ nhà cháu vẫn còn,ng ít tuổi nhất cũng đã 60 tuổi. Nhìn chung cs của họ chỉ tầm tầm nếu ko nói là dạng thấp trong xh.
Cách đây 6-7 năm,nhà cháu có đưa hàng sang bên TQ và phải thuê 1 số người V gốc H làm việc cho mình. Bên Quảng Châu,đội ngũ phiên dịch (hay gọi là Tai) làm việc cho dân V khá đông đảo. Nhìn chung số phận của những ng này mặc dù trở về cố quốc nhưng cũng ko hơn gì mấy những ng ở lại VN lúc trước. Hầu hết họ làm tự do,buôn bán chứ ko đc đi làm cơ quan nhà nước (có lẽ trình độ ko đáp ứng đc).
Nhà cháu hay hỏi chuyện họ (có ô 50% gốc V trước khi hồi hương còn là đại uý của QĐ ta),về cs khi họ mới quay trở lại. Khi mới quay trở lại,cq Khựa dồn hết họ đi lâm trường,nông trường sống ở nông trại vài năm,dần dần mới trở lại các TP tìm công việc kiểu LĐPT làm kế mưu sinh cho qua ngày đoạn tháng.
Sau khi ta và Khựa bình thường hoá quan hệ thì cơ hội đoàn tụ gặp gỡ nhau của từng gđ thường xuyên xảy ra trong giai đoạn những năm Y2K,nhưng rồi những buổi gặp nhau ngắn ngày này cũng kết thúc và a chị e họ lại chia tay để trở về với cs hiện tại của mình,các buổi gặp mặt thăm hỏi nhau chỉ 1-2 lần,do điều kiện địa lý cách trở và phụ thuộc vào vấn đề kinh tế nên coi như a e kiến giả nhất phận.