- Biển số
- OF-563251
- Ngày cấp bằng
- 8/4/18
- Số km
- 366
- Động cơ
- 151,572 Mã lực
- Tuổi
- 47
Theo các cụ câu hỏi này có khó trả lời k?
Ảnh minh họa
Chi thường xuyên, tức là chi chi tiền lương để nuôi bộ máy Nhà nước. Trên thế giới, có lẽ chưa có một quốc gia nào mà tỷ lệ chi cho tiền lương lại cao như ở nước ta. Chi để nuôi một bộ máy khổng lồ, cồng kềnh. Đã thế, bộ máy đó lại song trùng. Bên chính quyền có bộ phận nào thì bên Đảng có bộ phận đó, mà chức năng, nhiệm vụ thì chẳng khác gì nhau, như Phòng, Sở, Bộ Nội vụ của chính quyền và Ban tổ chức các cấp từ huyện đến Trung ương của Đảng, Thanh tra các cấp của chính quyền và Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng...
Nước Mỹ trên 300 triệu dân nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức viên chức. Nước ta 90 triệu dân nhưng lại có tới 2,8 triệu công chức viên chức. Năm nào, địa phương nào, ngành nào cũng xin tăng biên chế. Ngoài ra số công chức viên chức còn liên tục tăng do tuyển dụng bừa bãi, tuyển cả khi biết rằng chỉ tiêu đã hết. Chỉ một ông chủ tịch huyện, trong một nhiệm kỳ, đã tuyển thừa tới trên 400 giáo viên, đủ thấy mức độ đó nghiêm trọng đến thế nào.
Đã đông, nhưng làm việc lại kém hiệu quả. Số công chức “cắp ô” đầy dẫy trong các cơ quan. Người dân mỗi khi có việc “đáo công môn” vẫn bị hành khủng khiếp. Bộ máy cồng kềnh, khổng lồ đó, từ lâu, đã trở thành một gánh nặng cho Ngân sách quốc gia. Chuyện này đã được nêu lên ở hàng trăm diễn đàn, không ít lần đã làm nóng nghị trường quốc hội. Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định, nghị quyết nhằm tinh giảm biên chế. Nhưng, hiệu quả thì rất ít.
Ăn tới 301.500 tỷ đồng trong tổng số thu được có 446.400 tỷ đồng, tức là làm ra được 3 đồng thì ăn hết hai đồng chín. Ăn thế, còn lấy đâu ra mà đầu tư, phát triển? Có nhà kinh tế đã ví von rằng Nhà nước hiện tại cũng chẳng khác gì một anh công chức mới được tuyển dụng, do lương thấp nên làm được đồng nào ăn hết đồng ấy, chẳng dành được một tý gì để đầu tư cho tương lai. Xem ra sự ví von đó là vô cùng chính xác. Số còn lại trên một trăm ngàn tỷ đồng sau khi đã trừ ăn, thì trả nợ lãi vay nước ngoài đã hết một phần ba. 4 tháng trời, chỉ dành được 65.000 tỷ đồng cho đầu tư, phát triển. Một con số cực kỳ ít ỏi, chỉ là một hạt muối trong cái bể mênh mông những yêu cầu cấp bách về đầu tư, phát triển.
Để khắc phục tình trạng đó, thì con đường duy nhất là tăng thu, giảm chi. Tăng thu, thì đã tăng hết cỡ rồi, tăng đến mức người dân oằn lưng mà gánh. Cứ vài tháng, xã hội lại xôn xao trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế này, thuế nọ. Còn giảm chi, thì xem ra, vẫn vô cùng ì ạch.
Bộ Tài chính vừa công bố về con số thu, chi Ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó thu được 446.400 tỷ đồng. Nhưng chi mất 410.000 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên hết 301.500 tỷ đồng, chiếm 73,5% tổng chi, trả nợ lãi hết 41.750 tỷ đồng, chỉ còn lại khoảng 65,000 tỷ cho đầu tư, phát triển.
http://nongnghiep.vn/an-the-dat-nuoc-con-dau-ma-phat-trien-post218462.html
Ảnh minh họa
Chi thường xuyên, tức là chi chi tiền lương để nuôi bộ máy Nhà nước. Trên thế giới, có lẽ chưa có một quốc gia nào mà tỷ lệ chi cho tiền lương lại cao như ở nước ta. Chi để nuôi một bộ máy khổng lồ, cồng kềnh. Đã thế, bộ máy đó lại song trùng. Bên chính quyền có bộ phận nào thì bên Đảng có bộ phận đó, mà chức năng, nhiệm vụ thì chẳng khác gì nhau, như Phòng, Sở, Bộ Nội vụ của chính quyền và Ban tổ chức các cấp từ huyện đến Trung ương của Đảng, Thanh tra các cấp của chính quyền và Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng...
Nước Mỹ trên 300 triệu dân nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức viên chức. Nước ta 90 triệu dân nhưng lại có tới 2,8 triệu công chức viên chức. Năm nào, địa phương nào, ngành nào cũng xin tăng biên chế. Ngoài ra số công chức viên chức còn liên tục tăng do tuyển dụng bừa bãi, tuyển cả khi biết rằng chỉ tiêu đã hết. Chỉ một ông chủ tịch huyện, trong một nhiệm kỳ, đã tuyển thừa tới trên 400 giáo viên, đủ thấy mức độ đó nghiêm trọng đến thế nào.
Đã đông, nhưng làm việc lại kém hiệu quả. Số công chức “cắp ô” đầy dẫy trong các cơ quan. Người dân mỗi khi có việc “đáo công môn” vẫn bị hành khủng khiếp. Bộ máy cồng kềnh, khổng lồ đó, từ lâu, đã trở thành một gánh nặng cho Ngân sách quốc gia. Chuyện này đã được nêu lên ở hàng trăm diễn đàn, không ít lần đã làm nóng nghị trường quốc hội. Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định, nghị quyết nhằm tinh giảm biên chế. Nhưng, hiệu quả thì rất ít.
Ăn tới 301.500 tỷ đồng trong tổng số thu được có 446.400 tỷ đồng, tức là làm ra được 3 đồng thì ăn hết hai đồng chín. Ăn thế, còn lấy đâu ra mà đầu tư, phát triển? Có nhà kinh tế đã ví von rằng Nhà nước hiện tại cũng chẳng khác gì một anh công chức mới được tuyển dụng, do lương thấp nên làm được đồng nào ăn hết đồng ấy, chẳng dành được một tý gì để đầu tư cho tương lai. Xem ra sự ví von đó là vô cùng chính xác. Số còn lại trên một trăm ngàn tỷ đồng sau khi đã trừ ăn, thì trả nợ lãi vay nước ngoài đã hết một phần ba. 4 tháng trời, chỉ dành được 65.000 tỷ đồng cho đầu tư, phát triển. Một con số cực kỳ ít ỏi, chỉ là một hạt muối trong cái bể mênh mông những yêu cầu cấp bách về đầu tư, phát triển.
Để khắc phục tình trạng đó, thì con đường duy nhất là tăng thu, giảm chi. Tăng thu, thì đã tăng hết cỡ rồi, tăng đến mức người dân oằn lưng mà gánh. Cứ vài tháng, xã hội lại xôn xao trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế này, thuế nọ. Còn giảm chi, thì xem ra, vẫn vô cùng ì ạch.
Bộ Tài chính vừa công bố về con số thu, chi Ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó thu được 446.400 tỷ đồng. Nhưng chi mất 410.000 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên hết 301.500 tỷ đồng, chiếm 73,5% tổng chi, trả nợ lãi hết 41.750 tỷ đồng, chỉ còn lại khoảng 65,000 tỷ cho đầu tư, phát triển.
http://nongnghiep.vn/an-the-dat-nuoc-con-dau-ma-phat-trien-post218462.html