[CCCĐ] Ấn Độ Xe Cộ

lovewheels

Xe buýt
Biển số
OF-3258
Ngày cấp bằng
30/1/07
Số km
858
Động cơ
564,920 Mã lực
Ấn Độ Xe Cộ

Đã hơn nửa năm kể từ chuyến đi Tây Tạng (Oct 2008) và dư âm của chuyến đi vẫn còn rõ ràng, và tôi cũng nhớ là chưa hoàn tất lời hứa về câu chuyện về Lệ Giang. Nhưng thật sự tôi không thể nghồi xuống để viết lại những gì đã thấy ở Lệ Giang, thứ nhất vì không thấy hứng thú, thứ hai là vì bao việc đã xảy ra.

Sáu tháng với hai công việc mới, sáu tháng với các sự kiện bất ngờ và một bất ngờ đã đến bên cạnh nhiều chuyện khác là tôi có cơ hội đến Ấn độ, một nơi mà tôi ít nghĩ đến nếu cho tôi cơ hội tiếp tục lên đường. Tôi, qua những câu chuyện và những chương trình trên kênh Discovery, thường hình dung Ấn độ là xứ sở của những điều bất thường và nhiều màu sắc tôn giáo. Ấn Độ qua câu cuốn Hành trình về phương Đông đối với tôi là xứ sở của những đạo sĩ Bà la môn nhiều khả năng huyền bí. Và tất nhiên Ấn độ là những tên tuổi của dòng họ Gandi và nhà thơ Tagor. Thế nhưng sau một tuần tại Ấn độ, di chuyển giữa hai thành phố cực Đông và cực Tây của đất nước này, Chennai và Mumbai, điều làm tôi ấn tượng và muốn kể lại lại là câu chuyện về xe cộ, những chiếc xe đặc trưng Ấn độ, những chiếc xe dường như không chấp nhận sự tác động của thời gian và các thay đổi của xã hội, cũng như nền văn hóa tôn giáo của Ân độ vậy, tồn tại và không thay đổi bất kể sự thay đổi của thế giới.

Chennai, bất kể đây là thủ phủ của một bang (Tamil Nadu) với hơn 7 triệu dân, là một thành phố nghèo, và sự nghèo khó hiện ra ở tất cả mọi nơi. Thật sự không có nhiều điều để nói về nơi này nên tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho Mumbai, điểm đến thứ hai trong chuyến đi Ấn độ của tôi.

Mumbai, thành phố với 17 triệu dân (nếu kể cả khu vực lân cận là 20 triệu dân, là đô thị lớn thứ 6 trên thế giới), rất nổi tiếng từ xưa và càng xuất hiện nhiều trên TV gần đây sau sự kiện tấn công khủng bố vào biếu tượng của thành phố, khách sạn Taj Mahar. Mumbai có lẽ là thành phố đặc trưng cho Ấn độ, đặc trưng về sự phân hóa giàu nghèo và câu chuyện xe cộ mong sẽ phản ánh được bộ mặt này của Mumbai.

Nói đến Mumbai, không thể để câu chuyện về taxi thành câu chuyện thứ hai. Taxi ở Mumbai có nhiều loại. Loại phổ biến nhất với số lượng lên tới trên 50 nghìn chiếc, được gọi là local taxi, sơn màu đen từ cửa trở xuống và nóc sơn màu vàng là loại cho bình dân và không có máy lạnh. Lái xe đại đa số ăn trầu và nhổ nước bọt qua cửa xe. Loại thứ hai cao cấp hơn, sơn xanh da trời, có máy lạnh, được gọi là cool cab. Loại cao cấp nhất, có gắn GPS và bộ đàm, có thể đặt xe thông qua tổng đài. Tôi đã được sử dụng hai loại đầu và những điều tôi nhìn thấy chủ yếu từ trên xe taxi.

Ấn tượng của tôi về Mumbai là thành phố này quá nhiều người nghèo. Điều làm tôi ấn tượng nhất về sự nghèo khó của những người dân ở đây là khi tôi nhìn thấy một của hàng bán quan tài. Những chiếc quan tài ở đây được đóng theo kiểu phổ biến ở châu Âu, quan tài hình thoi, nhưng điều làm tôi ấn tượng là những chiếc quan tài này được đóng bằng gỗ dán. Những chiếc quan tài này mỏng tới mức không thể mỏng hơn, tôi chưa từng thấy những thứ tương tự tại Việt Nam. Lập tức khi nhìn thấy những chiếc quan tài này, tôi đã hiểu cuộc sống của người dân nghèo nơi đây ra sao, và tôi đã nhầm. Nhầm vì định kiến. Sau khi về Việt Nam, một lời nhắc là người nghèo Ấn độ hỏa thiêu sau khi chết đã cho tôi ý nghĩ khác. Với họ, một chiếc quan tài mỏng như vậy là phù hợp.

Mumbai là một thành phố đã có lịch sử phát triển từ thế kỷ 3 trước Công nguyên và có lẽ phát triển phồn thịnh nhất sau khi công ty Đông Ấn chuyển trụ sở chính tới thành phố này vào năm 1687. Cùng với sự phát triển của thương mại, Mumbai (hay Bombay cho tới năm 1995) đã được xây theo motif khu hành chính (khu vực Colaba) được xây dựng trước và liền kề đó là khu buôn bán (khu Fort, Causeway). Các khu vực được phát triển dưới thời thuộc địa này năm ở phía Bắc thành phố. Tiếp theo hai khu này hướng về phía Nam là khu xây dựng tự phát của dân nghèo với các khu Tharwi (đọc là Tha ra wi), khu ổ chuột nổi tiếng của Slumpdog Millionaire và Kamathipura, khu đèn đỏ nổi tiếng của Mumbai. Tận cùng phía Nam của thành phố là khu vực mới phát triển vài chục năm trở lại đây thông qua lấn biển, Bandra. Như vậy, khu ổ chuột lại nằm ở vị trí trung tâm địa lý của Mumbai. Một sự may mắn đã cho tôi ở khách sạn tại khu Bandra và do vậy mỗi lần đi taxi tới khu Fort hay Colaba, tôi đều có điều kiện đi ngang qua thành phố và nhìn thấy nhiều thứ trên đường đi.

Tới đây cần phải nói đôi chút về xe hơi tại Ấn độ. Gương chiếu hậu bên trái là không bắt buộc phải có (Ấn độ lái xe theo hệ Anh quốc, tài xế ngồi bên phải) và cũng không cần thiết (vì có cũng gập lại). Buổi tối ra ngòai đường không bật đèn cũng không bị phạt).

Không gương chiếu hậu. Chiếc xe này là một chiếc Hyundai đời mới

Xe không cần có đèn xi nhan là bình thường và điều hòa nhiệt độ là điều xa xỉ. Những xe nào có điều hòa và xi nhan thì đó là điều để tự hào.

Không xin đường bằng tay, có máy điều hòa.


Chiếc xe nổi tiếng nhất là chiếc Ambasador (Đại sứ) do hãng Hindustan Motor sản xuất từ năm 1958 tới nay và vẫn đang sản xuất. Chiếc xa này được coi là quốc hồn của Ấn độ và thủ tướng Ấn độ đương nhiệm vẫn đang dùng:


Đầu xe Ambassador


Và đuôi xe.


Dường như các tính năng “xa xỉ” của chiếc xe đều được quảng cáo công khai. Như chiếc xe trong hình trên, chức năng trợ lực tay lái được thông báo một các tự hào.

Chưa ở nới đâu tôi thấy đường phố bẩn thỉu như tại Kamathipura và Mumbai nói chung. Dường như ở Mumbai, khái niệm vệ sinh công cộng không tồn tại. Việc kêu gọi cộng đồng giữ vệ sinh là một việc không thể thiếu:

Kêu gọi không khạc nhổ để phòng chống bệnh lao


Các phương tiện công cộng cũng phản ánh cuộc sống theo cách gần gũi nhất. Phổ biến nhất là xe ba bánh. Mỗi vùng mỗi khác, từ chiếc dành cho khách du lịch đỗ trước cửa đền Hindu giáo lớn nhất tại Hyderabad cho tới những chiếc xe đen chỉ được chạy ở ngoại ô Mumbai đều có những nét đặc thù.

Xe ba bánh ở Hyderabad ….


Với lời đảm bảo của lái xe rằng bạn đang an toàn khi lao với tốc độ 60km/h:


Tới xe ở Mumbai, xe của giới lao động:


Và xe buýt, không máy lạnh, không cửa kính, chấn song sắt:


Local taxi, tất cả đều là, hoặc được sản xuất dựa trên cơ sở, chiếc Fiat đời 1950. Taxi trước cửa nhà ga trung tâm Mumbai:



Với chiếc taxi meter xuất xứ từ nước Anh từ cuối thế kỷ 19 vẫn đang dùng tốt. Chiếc đồng hồ tính tiền này đã thành hình ảnh của taxi Ấn độ, chắc vì đến nay chỉ còn Ấn độ sử dụng phổ biến.


Và cuối cùng, đi đến cuối con đường, đây là điểm kết thúc của những chiếc xe khi bánh xe không còn để lăn nữa:



Mặc dù khi bắt đầu hành trình có lẽ chiếc xe cũng đã có thời huy hoàng khi được đứng bên con dê (con vật cầu may, được nuôi nhiều trong khi ổ chuột Thrawi) mang cả niềm tự hào của ông chủ:



Và để kết thúc, trong số các bức ảnh tôi đã chụp tại Ấn độ đây là bức ảnh mà tôi thích, mặc dù chỉ có nửa phần liên quan tới xe cộ cả.



Bức ảnh này chụp tại trung tâm khu chợ tại khu Thrawi, khu ổ chuột lớn nhất Mumbai, tôi thích bức ảnh này vì tôi thấy niềm vui trong mắt hai anh chàng thợ “lột” xe. Và đúng như tinh thần của dân tộc Ấn độ, sống vui dù khổ.

Ảnh chụp tại Hyderabad, Chennai và Mumbai April 2009. Bắt đầu viết 2009, viết xong July 2012. Một bằng chứng cho sự lười.
 

huyengau

Xe buýt
Biển số
OF-108256
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
855
Động cơ
399,800 Mã lực
thua xa vn mình về 4 bánh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top