Củi- Lò rồi lại Lò- Củi, ấy cũng là lẽ xuôi hay nói cách khác là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm và cũng là hai mặt đối lập khống chế lẫn nhau.
Nhưng tại sao phải có Lò, tại sao phải là Củi? Nhân chuyện bác Nhạc sĩ xộ khám, ăn cơm khay mặc áo số, em có vài suy nghĩ cảm thán vì tính liêm chính và cũng vì khẩu hiệu " Chính phủ kiến tạo" .
Để là một chính phủ kiến tạo, ngoài vấn đề Thượng tôn pháp luật thì việc An Dân cũng là hệ trọng cho một xã hội phát triển bền vững. Trong mối tương quan hai phía, Chính phủ sẽ hành động theo trách nhiệm, còn người dân chỉ có tấm lòng. Tuy nhiên, mọi sự thành bại của các quyết sách do Chính phủ đưa ra lại phụ thuộc vào tấm lòng ấy, như một chân lý ngàn năm của người Việt đã được tuyên ngôn bởi nhà tư tưởng lớn của dân tộc Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Yên dân trong dài hạn là bảo đảm sự ổn định của hệ thống luật pháp trong một môi trường chính sách năng động. Điều này là một điều kiện cần thiết của một xã hội và nền kinh tế định hướng phát triển, và bản thân nó đang là thực tiễn chung ở nhiều quốc gia.
Trong hệ thống pháp luật, có ba trụ cột quan trọng bảo đảm cho sự yên dân. Đó là Bộ luật Dân sự (bảo đảm cho người dân quyền sở hữu), Bộ luật Hình sự (bảo đảm cho người dân biết tình huống nào mình bị tước quyền tự do hay tính mạng) và hệ thống tòa án (bảo đảm cho người dân niềm tin vào thực thi công lý).
Hiện tại, Bộ luật Dân sự chưa bảo đảm quyền sở hữu thật sự cho mỗi người dân chừng nào đất đai vẫn chưa thuộc sở hữu của họ. Bộ luật Hình sự nhiều năm qua đã từng quy định tội “Cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước” ( như cách mà CQDT khởi tố và bắt anh # chiều nay), một cách áp đặt đầy cảm tính và duy ý chí đối với người bị coi phạm tội dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo ngành nghề và rất may là từ 1/1/2018 thì điều luật này sẽ bị loại bỏ hoặc như việc chủ nhà không biết/ không thể hiểu rõ thế nào là phòng vệ chính đáng nếu bị người lạ đột nhập, xâm phạm quyền riêng tư/ nơi cư trú!
Còn đối với các tòa án, qua nhiều vụ án oan sai mà Nhà nước đang phải bỏ hàng tỉ đồng ngân sách ra bồi thường, cho thấy thực trạng của nhiều tình huống “tòa xử thế nào cũng được” vẫn tiếp tục tồn tại.
Ngoài ra, nhìn nhận khái quát cho thấy có sự chi phối của các chính sách ngắn hạn quá nhiều trong các đạo luật, khiến cho chúng cứ trung bình khoảng chục năm phải sửa đổi một lần, đồng nghĩa với sự xáo trộn không thể dự tính trong đời sống của người dân với chu kỳ tương tự. Thực tế này đòi hỏi đã đến lúc các cơ quan hữu trách phải động não và ngâm kíu để phân định rành mạch và khoa học giữa hai phạm trù pháp luật và chính sách thay cho nguyên lý “pháp luật thể chế hóa chính sách” vẫn được quan niệm bấy nay.
Đôi dòng chém gió sau cuộc nhậu gọi là " mua vui cũng được một vài trống canh".
Nhưng tại sao phải có Lò, tại sao phải là Củi? Nhân chuyện bác Nhạc sĩ xộ khám, ăn cơm khay mặc áo số, em có vài suy nghĩ cảm thán vì tính liêm chính và cũng vì khẩu hiệu " Chính phủ kiến tạo" .
Để là một chính phủ kiến tạo, ngoài vấn đề Thượng tôn pháp luật thì việc An Dân cũng là hệ trọng cho một xã hội phát triển bền vững. Trong mối tương quan hai phía, Chính phủ sẽ hành động theo trách nhiệm, còn người dân chỉ có tấm lòng. Tuy nhiên, mọi sự thành bại của các quyết sách do Chính phủ đưa ra lại phụ thuộc vào tấm lòng ấy, như một chân lý ngàn năm của người Việt đã được tuyên ngôn bởi nhà tư tưởng lớn của dân tộc Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Yên dân trong dài hạn là bảo đảm sự ổn định của hệ thống luật pháp trong một môi trường chính sách năng động. Điều này là một điều kiện cần thiết của một xã hội và nền kinh tế định hướng phát triển, và bản thân nó đang là thực tiễn chung ở nhiều quốc gia.
Trong hệ thống pháp luật, có ba trụ cột quan trọng bảo đảm cho sự yên dân. Đó là Bộ luật Dân sự (bảo đảm cho người dân quyền sở hữu), Bộ luật Hình sự (bảo đảm cho người dân biết tình huống nào mình bị tước quyền tự do hay tính mạng) và hệ thống tòa án (bảo đảm cho người dân niềm tin vào thực thi công lý).
Hiện tại, Bộ luật Dân sự chưa bảo đảm quyền sở hữu thật sự cho mỗi người dân chừng nào đất đai vẫn chưa thuộc sở hữu của họ. Bộ luật Hình sự nhiều năm qua đã từng quy định tội “Cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước” ( như cách mà CQDT khởi tố và bắt anh # chiều nay), một cách áp đặt đầy cảm tính và duy ý chí đối với người bị coi phạm tội dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo ngành nghề và rất may là từ 1/1/2018 thì điều luật này sẽ bị loại bỏ hoặc như việc chủ nhà không biết/ không thể hiểu rõ thế nào là phòng vệ chính đáng nếu bị người lạ đột nhập, xâm phạm quyền riêng tư/ nơi cư trú!
Còn đối với các tòa án, qua nhiều vụ án oan sai mà Nhà nước đang phải bỏ hàng tỉ đồng ngân sách ra bồi thường, cho thấy thực trạng của nhiều tình huống “tòa xử thế nào cũng được” vẫn tiếp tục tồn tại.
Ngoài ra, nhìn nhận khái quát cho thấy có sự chi phối của các chính sách ngắn hạn quá nhiều trong các đạo luật, khiến cho chúng cứ trung bình khoảng chục năm phải sửa đổi một lần, đồng nghĩa với sự xáo trộn không thể dự tính trong đời sống của người dân với chu kỳ tương tự. Thực tế này đòi hỏi đã đến lúc các cơ quan hữu trách phải động não và ngâm kíu để phân định rành mạch và khoa học giữa hai phạm trù pháp luật và chính sách thay cho nguyên lý “pháp luật thể chế hóa chính sách” vẫn được quan niệm bấy nay.
Đôi dòng chém gió sau cuộc nhậu gọi là " mua vui cũng được một vài trống canh".