Ai yêu hay thấy Hà Nội hay hay thì vào đây nhá

Mclaren_LeMans

Xe tăng
Biển số
OF-53334
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
1,832
Động cơ
467,858 Mã lực
Chả là em mới làm xong một tiểu luận về Hà Nội, muốn sâu hàng với các bác tí, bài này dài, chia làm nhiều phần, em chỉ post những phần đặc sắc. Các bác đọc và comment thỏa mái nhá

PHẦN I. LỊCH SỬ HÀ NỘI
A. Các tên gọi của Hà Nội
1. Tên chính quy:
Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:

Long Ðỗ:
Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Ðường, vào năm 866 mới đắp thành Ðại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Ðỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Ðỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hoá. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Ðỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi". Ðiều đó cho thấy, Long Ðỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.

Tống Bình:
Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Ðường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tuỳ chúng mới chuyển đến Tống Bình.

Ðại La:
Ðại La hay Ðại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Ðô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Ðô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Ðại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Ðại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Ðại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: "... Huống chi thành Ðại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241).

Thăng Long (Rồng bay lên).
Ðây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Ðại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241).

Ðông Ðô:
Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Ðinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Ðông Ðô" (Toàn thư Sđd - tr 192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Ðông Ðô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Ðô, Thăng Long là Ðông Ðô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700).

Ðông Quan:
Ðây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là "cửa quan phía Ðông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Ðông Ðô, đổi tên thành Ðông Quan.
Sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), Giản Ðịnh đế bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Ðông Quan thì chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr224).

Ðông Kinh:
Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 năm Ðinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Ðề, vào đóng ở thành Ðông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Ðại Việt đóng đô ở Ðông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Ðông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hoá có Tây Ðô, cho nên gọi thành Thăng Long là Ðông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293).
Bắc Thành:
Ðời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM). Vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế - TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành"(Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Ðường phố Hà Nội - H. 1979, tr 12).

Thăng Long: (Thịnh vượng lên).
Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế - TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá.

Hà Nội:
Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
- phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai )
- phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục
Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).
Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.
Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )

TO BE CONTINUE....PLEASE READING AND COMMENTING :):):)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

QuangMaybach

Xe điện
Biển số
OF-48535
Ngày cấp bằng
12/10/09
Số km
2,780
Động cơ
486,290 Mã lực
Nơi ở
♥Sơn Tây
bravo....sắp 1000 năm Thăng Long Hà Nội rồi,cơ hội để anh em VQ offline vs uống Vodka(b)(b)(b)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,046
Động cơ
536,693 Mã lực
Cao Biền trong sử sách ta hiện nay thường được nhắc đến với nhiều câu chuyện kô hay như tích "Cao Biền dậy non" rồi chuyện chấn Long Mạch. Tuy nhiên sử sách cũ thì nhắc đến Cao Biền như bậc đế vương có công xây dựng nước ta*-) cụ nào biết chỉ giúp e với.
 

FORD G-Point

Xe tải
Biển số
OF-42417
Ngày cấp bằng
5/8/09
Số km
217
Động cơ
467,790 Mã lực
Vote mợ này cái, chịu khó sưu tập. Tiện thể mợ giải thích tiếp : tại sao Ba Vì cũng là HN, có dính dáng gì đến lịch sử ko ah ?????
 

Mclaren_LeMans

Xe tăng
Biển số
OF-53334
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
1,832
Động cơ
467,858 Mã lực
Cao Biền là viên quan cai trị nhà Đường, cai trị nước Việt ta. Tuy nhiên ông này cũng có nhiều công lao xây chứ không vét nước mềnh như nhiều tay khác. Đặc biệt ông này giỏi Âm Dương bát quái ngũ hành nên mới có nhiều truyền thuyết về ông. Vì vậy nên sử sách cũ ghi nhận công lao của ông này nên ghi như là bậc có công xây nước ta. Trường hợp này còn xuất hiện ở Triệu Đà. Ai cũng bit tay này oánh bật An Dương Vương, nhưng công lao xây dựng nước ta không phải là ít, cho nên được sử sách ghi nhận là ông tổ vương của nước ta cơ. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ghi :

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời dựng nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Thì Triệu ở đây chính là Triệu Đà. Bởi ta cần chú ý đến phép đối, mỗi triều đại đều song hành cùng thời kì tồn tại. Trần-Nguyên;Lý-Tống;Đinh-Đường. Còn nhà Hán từ thế kỉ 2 TCN nên chỉ có thể là Triệu Đà:'(:'( Dù có Bà Triệu nổi dậy cũng vào cuối thời Hán nhưng thứ nhất là chưa xưng vương, thứ 2 là phận nữ nhi nên sử sách cổ lổ không ghi nhận là triều đại
còn bác có thể tham khảo thêm về Cao Biền ở :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Biền
 

Rollroyce1412

Xe điện
Biển số
OF-38596
Ngày cấp bằng
18/6/09
Số km
2,010
Động cơ
490,420 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Xứ mù Mộc Châu
Giờ em mới biết bác Lemans là 1 nhà Sử Học đấy :69::69::69:
 

nhathuoconline

Xe điện
Biển số
OF-30723
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
3,081
Động cơ
507,650 Mã lực
Nơi ở
nhathuoconline
Website
www.nhathuoc360.com

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,670
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Nhà cháu chả yêu thích giề HN, nếu không muốn nói là chán ghét. Dưng đã lỡ tò mò vào thớt này thì cũng còm men tị có ló mấu :21:

  1. Chả hiểu toàn văn tiểu luận của cụ chủ thớt có dững giề, dưng riêng phần cụ đã show thì theo nhà cháu đã là về HN thì chỉ nên lấy điểm xuất phát từ lúc dời đô - vì thực ra trước đó gọi là giề thì chả biết tìm hiểu sao cho đủ, biết đâu chỉ là bãi hoang, bãi rác giề đó của đất Long Đỗ-Ba Vì dư cụ nêu, hoặc là bãi trứng khủng long thời tiền sử :21:
  2. Các tư liệu lịch sử của mình rất không đầy đủ, và vưỡn còn đương tiếp tục được nghiên cứu/chỉnh sửa. Bởi vậy có nhẽ cụ cứ đi theo kiểu hư hư thực thực, kết hợp truyền thuyết với tư liệu khoa học tìm kiếm được mờ đừng khẳng định giế sẽ cuốn hút hơn :69:
  3. Nếu được, cụ đưa thêm một chút tìm hiểu sự liên quan giữa thuật phong thủy và các điểm nút kiến trúc, xây dựng của HN, kèm theo một số nhận định chủ quan thì hay. Giả dụ dư:
    • Từ thời lập đô dư lào, đền chùa miếu mạo xây dựng liên quan đến phong thủy & sông ngòi, hồ ao ra sao.
    • Trong các thời kỳ phong kiến có những thay đổi, thêm bớt giề.
    • Dưới thời Pháp thuộc có bị cải biến gì ảnh hưởng đến phong thủy không.
    • Từ sau 2/9/1945 đến nay có những biến đổi dư lào, bổ sung cải sửa cái gì, cái gì được, cái gì mất.
    • Trước đây có phương án cải tạo, gìn giữ hệ thống sông hồ nội đô bằng cách nạo vét, lập hệ thống cống ngầm chạy song song các sông của Phần Lan đề xuất (đã triển khai phase 1 chính là nước sạch Phần Lan). Khi bỏ phase 2 Phần Lan, thay bằng biện pháp cống hóa các nhánh sông nội đô của Nhựt bủn thì có ảnh hưởng giề đến phong thủy không.
    • Việc mở rộng HN vừa rồi có phải đưa HN có phạm vi dư Long Đỗ thuở trước hay không. Liệu có tác động giề đến phong thủy do những thứ như các điểm trấn mạch, trấn trạch kô đảm bảo phủ được toàn bộ HN theo phạm vi mới không.
Vài ý ba nhăng, cụ chủ thớt minh giám :))
 

Mclaren_LeMans

Xe tăng
Biển số
OF-53334
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
1,832
Động cơ
467,858 Mã lực
Thanks cụ Nấm mỡ, cài bài của em dài hơn 50 trang, có đủ thứ lăng nhăng và nộp cho thầy từ hôm qua ùi:69::69::69:những ý kiến của cụ em đã nghĩ đến và đã có trong bài của em. Em chỉ trích 1 số phần thôi, còn 1 số hoặc kiểu dẫn nhập hoặc lý thuyết chuyên ngành nên thôi.
Hiện em đnag sưu tầm tài liệu tiếp để chuẩn bị làm cái Khóa luận Tốt nghiệp, năm thứ 3 ùi, chuẩn bị xong là vừa:41::41:
 

HA.Tuscani

Xe máy
Biển số
OF-53214
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
58
Động cơ
452,540 Mã lực
Cụ nấm mỡ nói phải đấy. Cụ Maclaren cung cấp cho a e tí đi!!!! E cũng khoái mấy món phong thủy.
 

Mclaren_LeMans

Xe tăng
Biển số
OF-53334
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
1,832
Động cơ
467,858 Mã lực
Cụ nấm mỡ nói phải đấy. Cụ Maclaren cung cấp cho a e tí đi!!!! E cũng khoái mấy món phong thủy.
sách phong thủy em hem có, lên mạng thì ko tin được. Dưng mà em cũng quen 1 số tay Hán học, hiểu biết phong thủy, sách vở cô khối. Bác nào có nhu cầu thì pm em hay alo số dây thép của em, em liên hệ cho.
tiếp tục chủ để Hà Nội

2. Tên không chính quy:
Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội:
Trường An (Tràng An):
Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Ðường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long.
Thí dụ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long.

Phượng Thành (Phụng Thành):
Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú nôm rất nổi tiếng:
Phượng Thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).
Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long.

Long Biên:
Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Ðức viếng ông, có hai câu đầu như sau:
Long Biên tài hướng Phượng thành hồi
Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi!
Dịch nghĩa:
Nhớ người vừa từ thành Long Biên về tới Phượng Thành.
Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.
Thành Long Biên ở đây, vua Tự Ðức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Ðức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.

Long Thành:
Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Ðống Ða - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).

Hà Thành:
Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?...

Hoàng Diệu:
Ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ), Thượng Kinh, tên này để nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến).
Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "¡n Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ kinh đô Thăng Long.
Loại tên "không chính quy" của Thăng Long - Hà Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao... kể ra đây không hết được

Bonus thêm bài ca doa về 36 phố phường Hà Nội

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền
 

Dập ghim

Xe tải
Biển số
OF-49688
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
358
Động cơ
460,180 Mã lực
Nơi ở
đồng không mông quạnh
Cho em hỏi cái ông nằm thu lu giữa hồ Gươm là ông nào mà cái mả của ông ý hoành tránh thế?
 

Mclaren_LeMans

Xe tăng
Biển số
OF-53334
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
1,832
Động cơ
467,858 Mã lực
Cho em hỏi cái ông nằm thu lu giữa hồ Gươm là ông nào mà cái mả của ông ý hoành tránh thế?
dạ ông ấy họ Kim tên Quy, ngày xưa ông ấy cho bác Lợi nhà em mượn cái que sắt cời than đánh nhau, sau bác Lợi đền ơn xây cho ông ấy cáp tháp 1000 tầng. Dưng mờ nước thải đổ vào đấy, dâng lên ngất ngưởng ngập hết tháp của bác Quy nên bh các cụ nhìn thấy là cái đỉnh tháp của nhà bác ấy đấy ạ:21::21::21:
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

wagon9751

Xe tăng
Biển số
OF-14819
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
1,410
Động cơ
527,160 Mã lực
Nhà cháu chả yêu thích giề HN, nếu không muốn nói là chán ghét. Dưng đã lỡ tò mò vào thớt này thì cũng còm men tị có ló mấu :21:

  1. Chả hiểu toàn văn tiểu luận của cụ chủ thớt có dững giề, dưng riêng phần cụ đã show thì theo nhà cháu đã là về HN thì chỉ nên lấy điểm xuất phát từ lúc dời đô - vì thực ra trước đó gọi là giề thì chả biết tìm hiểu sao cho đủ, biết đâu chỉ là bãi hoang, bãi rác giề đó của đất Long Đỗ-Ba Vì dư cụ nêu, hoặc là bãi trứng khủng long thời tiền sử :21:
  2. Các tư liệu lịch sử của mình rất không đầy đủ, và vưỡn còn đương tiếp tục được nghiên cứu/chỉnh sửa. Bởi vậy có nhẽ cụ cứ đi theo kiểu hư hư thực thực, kết hợp truyền thuyết với tư liệu khoa học tìm kiếm được mờ đừng khẳng định giế sẽ cuốn hút hơn :69:
  3. Nếu được, cụ đưa thêm một chút tìm hiểu sự liên quan giữa thuật phong thủy và các điểm nút kiến trúc, xây dựng của HN, kèm theo một số nhận định chủ quan thì hay. Giả dụ dư:
    • Từ thời lập đô dư lào, đền chùa miếu mạo xây dựng liên quan đến phong thủy & sông ngòi, hồ ao ra sao.
    • Trong các thời kỳ phong kiến có những thay đổi, thêm bớt giề.
    • Dưới thời Pháp thuộc có bị cải biến gì ảnh hưởng đến phong thủy không.
    • Từ sau 2/9/1945 đến nay có những biến đổi dư lào, bổ sung cải sửa cái gì, cái gì được, cái gì mất.
    • Trước đây có phương án cải tạo, gìn giữ hệ thống sông hồ nội đô bằng cách nạo vét, lập hệ thống cống ngầm chạy song song các sông của Phần Lan đề xuất (đã triển khai phase 1 chính là nước sạch Phần Lan). Khi bỏ phase 2 Phần Lan, thay bằng biện pháp cống hóa các nhánh sông nội đô của Nhựt bủn thì có ảnh hưởng giề đến phong thủy không.
    • Việc mở rộng HN vừa rồi có phải đưa HN có phạm vi dư Long Đỗ thuở trước hay không. Liệu có tác động giề đến phong thủy do những thứ như các điểm trấn mạch, trấn trạch kô đảm bảo phủ được toàn bộ HN theo phạm vi mới không.
Vài ý ba nhăng, cụ chủ thớt minh giám :))
Cụ viết nhận xét đánh giá cứ như nhà sử học LVL ấy ạ(l).
Đọc bài của cụ chủ thớt cũng vỡ ra được khá nhiều. Cảm ơn cụ nha.
 

Dập ghim

Xe tải
Biển số
OF-49688
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
358
Động cơ
460,180 Mã lực
Nơi ở
đồng không mông quạnh
dạ ông ấy họ Kim tên Quy, ngày xưa ông ấy cho bác Lợi nhà em mượn cái que sắt cời than đánh nhau, sau bác Lợi đền ơn xây cho ông ấy cáp tháp 1000 tầng. Dưng mờ nước thải đổ vào đấy, dâng lên ngất ngưởng ngập hết tháp của bác Quy nên bh các cụ nhìn thấy là cái đỉnh tháp của nhà bác ấy đấy ạ:21::21::21:

Không phải là mộ ông Kim Quy
 

vctv

Xe buýt
Biển số
OF-177
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
763
Động cơ
588,630 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Chả là em mới làm xong một tiểu luận về Hà Nội, muốn sâu hàng với các bác tí, bài này dài, chia làm nhiều phần, em chỉ post những phần đặc sắc. Các bác đọc và comment thỏa mái nhá

PHẦN I. LỊCH SỬ HÀ NỘI
A. Các tên gọi của Hà Nội
1. Tên chính quy:
Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:


Hà Nội:
Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.
Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )

TO BE CONTINUE....PLEASE READING AND COMMENTING :):):)
Theo em biết thì tên Hà Tây thời Pháp thuộc chưa có, chỉ có từ khi sáp nhập Hà Đông và Sơn Tây thời VNDCCH thôi, sau đó sáp nhập thêm tỉnh Hòa Bình thành Hà Sơn Bình, rồi nay lại tách ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangha83

Xe hơi
Biển số
OF-324714
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
177
Động cơ
288,850 Mã lực
Đã dc mở mang kiến thức ..
Thanks cụ chủ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top