"Tôi không hiểu tại sao một cái Tết như thế, nhà nhà chờ đón, người người náo nức mà một số bộ phận công chúng lại phải cứ băn khoăn. Ai đó bảo bỏ Tết đi, tôi cho là thần kinh không bình thường...
... Dĩ nhiên, xu hướng phát triển của xã hội tất yếu là loại trừ cái gì không còn phù hợp. Nhưng Tết vẫn là Tết. Bất cứ ai, làm ngành nghề gì, giàu hay nghèo, nếu ngày Tết không được trở về nhà để đoàn tụ, sum vầy thì coi như một năm đó với họ mất đi rất nhiều ý nghĩa. Với Tết, mỗi con người đều có một niềm háo hức riêng, bất kể già hay trẻ.
Những ai vỗ ngực cho rằng bỏ Tết truyền thống là tiến bộ thì sự tiến bộ ấy hãy đi ra chỗ khác và hãy tiến bộ một mình đi. Đừng bắt người khác tiến bộ cùng. Tất nhiên, cùng với sự phát triển, người Việt sẽ dần dần lược bỏ đi một số hủ tục. Nhưng không phải là bây giờ, khi nhận thức về Tết vẫn chưa thực sự chín muồi mà nói bỏ tết âm lịch thì nguy cơ bị ném đá và tẩy chạy rất cao.
Ăn Tết hay về Tết là tinh thần tự nguyện của mỗi người... Nhiều người dân Việt Nam giờ đây lựa chọn những ngày Tết để đi du lịch. Đó cũng là một cách ứng xử với Tết âm lịch nhưng đó không phải là số đông. Người Việt chủ yếu vẫn là hướng về nguồn, về quê để sum vầy vào dịp Tết. Cái gì thuộc về số đông thì chớ dại đụng vào, còn ai đó bảo bỏ Tết hay phủ nhận thì đó là "thừa lưỡi".
(PGS TRẦN LÂM BIỀN nêu ý kiến trên Báo Lao Động đăng ngày 7-2).
Hôm trước có cụ nào kể căng thẳng với bố mẹ vì việc phải ăn Tết ở quê 7 ngày.
Các cụ chém cho vui đê, sắp Tết rồi.
... Dĩ nhiên, xu hướng phát triển của xã hội tất yếu là loại trừ cái gì không còn phù hợp. Nhưng Tết vẫn là Tết. Bất cứ ai, làm ngành nghề gì, giàu hay nghèo, nếu ngày Tết không được trở về nhà để đoàn tụ, sum vầy thì coi như một năm đó với họ mất đi rất nhiều ý nghĩa. Với Tết, mỗi con người đều có một niềm háo hức riêng, bất kể già hay trẻ.
Những ai vỗ ngực cho rằng bỏ Tết truyền thống là tiến bộ thì sự tiến bộ ấy hãy đi ra chỗ khác và hãy tiến bộ một mình đi. Đừng bắt người khác tiến bộ cùng. Tất nhiên, cùng với sự phát triển, người Việt sẽ dần dần lược bỏ đi một số hủ tục. Nhưng không phải là bây giờ, khi nhận thức về Tết vẫn chưa thực sự chín muồi mà nói bỏ tết âm lịch thì nguy cơ bị ném đá và tẩy chạy rất cao.
Ăn Tết hay về Tết là tinh thần tự nguyện của mỗi người... Nhiều người dân Việt Nam giờ đây lựa chọn những ngày Tết để đi du lịch. Đó cũng là một cách ứng xử với Tết âm lịch nhưng đó không phải là số đông. Người Việt chủ yếu vẫn là hướng về nguồn, về quê để sum vầy vào dịp Tết. Cái gì thuộc về số đông thì chớ dại đụng vào, còn ai đó bảo bỏ Tết hay phủ nhận thì đó là "thừa lưỡi".
(PGS TRẦN LÂM BIỀN nêu ý kiến trên Báo Lao Động đăng ngày 7-2).
Hôm trước có cụ nào kể căng thẳng với bố mẹ vì việc phải ăn Tết ở quê 7 ngày.
Các cụ chém cho vui đê, sắp Tết rồi.