- Biển số
- OF-39127
- Ngày cấp bằng
- 25/6/09
- Số km
- 3,554
- Động cơ
- 483,957 Mã lực
Chống chỉ định với những bác ngại nhiều chữ
Chẳng biết dững bài dư lày nên để bên quán hay để ở đây, dưng vì mấy bài tranh cãi 2B vs 4B để ở đây nên em cứ theo bừa - nếu có gì mạo phạm xin Min/Mod lượng thứ & chuyển chỗ giúp.
Nhân đề tài giải quyết ách tắc giao thông bằng cách phân làn và/hoặc cấm một loại phương tiện nào đó lưu thông, em copy cái này để các bác ném đá cho vui
Chẳng biết dững bài dư lày nên để bên quán hay để ở đây, dưng vì mấy bài tranh cãi 2B vs 4B để ở đây nên em cứ theo bừa - nếu có gì mạo phạm xin Min/Mod lượng thứ & chuyển chỗ giúp.
Nhân đề tài giải quyết ách tắc giao thông bằng cách phân làn và/hoặc cấm một loại phương tiện nào đó lưu thông, em copy cái này để các bác ném đá cho vui
Tôi quả thật không hiểu nổi cách tư duy hết sức phiến diện của những người được đào tạo bài bản và có trách nhiệm với việc giải quyết nhu cầu giao thông của người dân - như TS K.Hùng muốn cấm ô tô, và các quan chức trong ngành giao thông đang định cấm lưu thông xe máy trong nội thành.
Tham gia giao thông bằng phương tiện gì phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người dân: xe máy giải quyết nhu cầu lưu thông cho người và hàng hóa nhỏ; ô tô tải để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn; ô tô khách để giải quyết việc vận chuyển nhiều người và hàng hóa; ô tô cá nhân để giải quyết việc vận chuyển người hoặc đơn thuần là để thấy thoải mái và hãnh diện (cũng là một nhu cầu hết sức chính đáng),...
Vì là nhu cầu của người dân, dưới góc độ điều hành đất nước không thể xử lý kiểu vô trách nhiệm - thấy khó quản thì cấm. Các anh cần phải tìm kiếm nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước cải thiện tình trạng ách tắc giao thông, đồng thời với việc chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu có điều kiện tốt khi tham gia giao thông của người dân trong bối cảnh đất nước ngày một phát triển.
Không phải lĩnh vực chuyên môn của tôi nhưng có thể lấy ví dụ bằng một số ý tưởng hết sức sơ bộ (không qua nghiên cứu) sau đây:
Tham gia giao thông bằng phương tiện gì phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người dân: xe máy giải quyết nhu cầu lưu thông cho người và hàng hóa nhỏ; ô tô tải để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn; ô tô khách để giải quyết việc vận chuyển nhiều người và hàng hóa; ô tô cá nhân để giải quyết việc vận chuyển người hoặc đơn thuần là để thấy thoải mái và hãnh diện (cũng là một nhu cầu hết sức chính đáng),...
Vì là nhu cầu của người dân, dưới góc độ điều hành đất nước không thể xử lý kiểu vô trách nhiệm - thấy khó quản thì cấm. Các anh cần phải tìm kiếm nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước cải thiện tình trạng ách tắc giao thông, đồng thời với việc chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu có điều kiện tốt khi tham gia giao thông của người dân trong bối cảnh đất nước ngày một phát triển.
Không phải lĩnh vực chuyên môn của tôi nhưng có thể lấy ví dụ bằng một số ý tưởng hết sức sơ bộ (không qua nghiên cứu) sau đây:
- Nghiên cứu sửa đổi Luật GTĐB để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông phù hợp với thực tế. Ít nhất là phải chia nhỏ khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" bằng các nhóm quy định riêng cho từng nhóm/loại phương tiện - làm sao cho việc phân làn phương tiện được điều chỉnh động bằng Luật chứ không phải bằng cách phân tĩnh bằng vạch như hiện nay (ví dụ quy định sao cho ô tô luôn đi về bên trái, xe máy đi về bên phải, làn riêng cho phương tiện giao thông công cộng,...).
Xin nói thêm ngoài lề một chút ở đây rằng việc phân làn tĩnh ở các thành phố lớn đang được thực hiện một cách hết sức máy móc và thiếu suy xét. Đáng lẽ ra phải tìm cách tận dụng diện tích giao thông động đang hết sức thiếu - điều chỉnh động các làn phương tiện tham gia giao thông theo tỷ lệ lượng phương tiện tham gia vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (tốt nhất điều chỉnh hành vi bằng Luật như đã nói, hoặc ít nhất tính toán để quy định theo giờ) - thì lại dùng hệ thống báo hiệu để phân làn cố định gây lãng phí diện tích giao thông động. Chưa kể đến việc chưa tính toán đưa ra quy định hợp lý cho các phương tiện di chuyển tại các điểm giao cắt, chỉ riêng việc lãng phí kể trên chắc chắn sẽ gây thêm ùn tắc chứ không phải là ngược lại.
. - Đầu tư nghiên cứu trang bị hệ thống báo hiệu (biển, đèn hiệu, vạch kẻ đường) tại các điểm giao cắt các làn phương tiện và quay đầu phương tiện một cách hợp lý nhất để giải quyết dứt điểm xung đột. (Có lẽ phải kèm thêm việc tăng cường hoạt động hướng dẫn và kiểm tra giám sát của lực lượng CSGT khi ý thức người tham gia giao thông chưa cao).
. - Bù đắp sự thiếu hụt cho diện tích giao thông tĩnh bằng diện tích rảnh rỗi của giao thông động như cho phép dừng đỗ theo giờ tại các tuyến phố lớn. Điều này cũng cực kỳ cần thiết - không những làm giảm gánh nặng cho việc xử lý giao thông tĩnh mà còn giảm bớt lưu lượng giao thông động không cần thiết, giảm ô nhiễm khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông, tăng thời gian sử dụng đường giao thông, giảm chi phí nhiên liệu xã hội, v.v...
. - Nghiên cứu mở thêm các nút giao cắt không đồng mức nhưng phải hạn chế đến mức tối đa - chỉ mở khi không còn biện pháp xử lý nào khác. Các nút này tuy giải quyết được ùn tắc nhưng gây nhiều bất tiện trong các thành phố có mật độ ngõ phố nhỏ, nhà dân bám theo mặt phố nhiều như Hà Nội và T.P. HCM. Ngoài ra, chúng cũng gây ra tăng chi phí nhiên liệu và tăng độ hao mòn phương tiện khi các phương tiện tham gia giao thông phải vượt lên cao rồi xuống thấp khi qua các giao cắt này.
. - Nghiên cứu đầu tư hợp lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận hành hệ thống phương tiện giao thông công cộng. Cần xem xét cân nhắc mức độ hiệu quả ở nhiều khía cạnh giữa việc sử dụng các phương tiện 30 chỗ và các phương tiện 45-50 chỗ. Cần sử dụng các công nghệ giám sát hành trình và hành động của nhân viên điều khiển, điều hành phương tiện. Cần nghiên cứu làn chạy riêng (nếu có thể) cho các phương tiện này để tạo thêm thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ giao thông công cộng. Có như vậy mới khuyến khích được người dân giảm sử dụng phương tiện cá nhân.
. - Để giảm rủi ro và tai nạn, điều có lẽ nên làm là giảm lưu thông bằng phương tiện xe máy ở ngoại thành, trên các tuyến đường liên huyện, liên tỉnh chứ không phải cấm xe máy ở nội thành là nơi có nhiều nhánh lưu thông chỉ có xe máy di chuyển được. Việc giảm này là bố trí thêm các phương tiện giao thông công cộng có thể vận chuyển xe máy theo hành khách chứ không phải là cấm - tôi phản đối cung cách 'thích thì cấm'. Tuy nhiên, thực tế việc này cũng khó thực hiện rộng rãi vì nhiều nơi trên đất nước này còn không có được con đường đúng nghĩa của nó.
. - Xét ở góc độ chỉ nhằm thỏa mãn sở thích và sự tự mãn cá nhân, có thể xem xét tăng thêm các loại phí đặc biệt đánh vào loại phương tiện cao cấp cho những đối tượng sử dụng phương tiện giao thông cá nhân vì mục đích này (nhưng không thể cấm).