Chưa lần nào đánh giá nghiêm túc "các quả trứng" đang trong giỏ, nhưng trong 10 năm vừa qua cháu tạm tổng kết như sau:
- Trứng nhà mặt phố cho thuê: lợi tức không quá 2,5%, ví dụ với 1 căn trị giá 20 tỷ ở Hanoi, cho thuê ko quá 50-60tr
- Trứng nhà CCCC cho thuê: lợi tức không quá 4-5%, ví dụ với căn trị giá 5 tỷ ở Saigon, cho thuê không quá 22tr/tháng
- Trứng vàng: sau cú đại nhảy vọt 49triệu/cây năm 2011: giá vàng chỉ có đi xuống và đi ngang. Ko sinh lãi. Nôm na mua 1 cây năm 2007 giá 16-20tr, nay bán được 36trieu: lợi tức không quá 100% sau 10 năm - tức là tạm bằng với gửi NH trong cùng thời kỳ.
- Trứng chứng khoán: tài khoản không buồn nhìn đến từ 2007, lung tung cả blue chip lẫn penny, vừa cho ra con số tổng kết là 100% lợi tức sau 10 năm - tức là tạm bằng với gửi NH trong cùng thời kỳ. Lỗ nếu bù trừ với số thuốc trợ tim đã mua ^_^
- Trứng đô (từng gọi là Ô-ba-ma, nay gọi là Trăm): ko có lãi bao nhiêu, trừ cú giật lên giá 9% cách đây vài năm. Được cái thanh khoản dễ.
- Trứng Tiết kiệm: Trừ những lúc phi mã 20%/tháng, tiết kiệm đều đặn 6-8% tùy kỳ hạn. Ngoài chuyện lãi cao hơn các quả trứng kia, cần nhìn thấy ưu điểm là tiền mặt trong những thời điểm thị trường khủng hoảng/đóng băng sẽ giup cơ động thâu tóm các tài sản tiềm năng khác. Còn mấy loại trứng trên, đặc biệt là BĐS, sẽ rất khó thanh khoản khi cần tiền, thậm chí là chết dí khi cả thị trường Lý Bí ;-\
Túm lại: lý thuyết về tài sản và tiêu sản thiên về việc coi BĐS là tài sản để dành có vẻ đã bắt đầu lỗi thời. Vì nhà đất cũng vẫn đi xuống, hoặc đi ngang, chưa kề khi xuống cấp thì cải tạo không kém phần Lục Tốn. Còn tiền gửi TK, chắc phải những vị nào âm lịch lắm, hay thờ ơ trước thời cuộc lắm mới bỏ quên tiền vài chục năm tới mức cuối đời mua bát phở. Dân OF nhà ta, khôn như chấy, thính như cáo, chắc chả ai để tiền kiểu đó. Có mà chỉ cần bank xóm trên vừa lên lãi suất hơn 0.5% đã vác ô tô đi rút tiền bank đang gửi đi làm sổ mới rồi ấy chứ ;-]
Còn 1 giá trị so sánh thêm nếm của nhà đất là tăng giá, hoặc không bị trượt giá, thì tùy vị trí, tùy vùng. Nhiều nơi 10 năm nay không tăng, hoặc tăng rất ít. Nếu 1 căn nhà bỏ tiền túi (ko vay) ra mua, sau 10 năm không tăng gấp đôi - thì hiệu quả đầu tư cũng chỉ tương đương gửi tiết kiệm trong 10 năm với lãi suất 6-7%. Với những BĐS giá quá đắt như trung tâm Hanoi/Saigon, kỳ vọng giá tăng e hơi khó, và thặng dư vốn từ tài sản này không dễ cho lắm.
Có vài cụ từng lập thớt hỏi, em có nhà trị giá 50tỷ, có người thuê đòi xây 7-9 tầng rồi thuê 5000 "trăm" 1 năm. Trông thì hời, nhưng nhiều cụ đã can: xây mất 8-10tỷ, cho thuê >1tỷ /1năm, sau 10 năm chắc gì nhà đã ko nát để phải cải tạo (khách thuê mua mâm đâm cho thủng là thường, và cũng đừng lạc quan cho rằng nhà đất không thấm dột, nứt). Thành ra đầu tư hộ mặt bằng cho khách thuê, mà lợi tức thu về trên tổng vốn không hơn lãi TK (50+10).
Tất nhiên, lựa chọn san nhiều kênh trú ẩn vẫn là 1 chiến lược không tồi. Nhưng đừng quên tính hiệu quả là khi ta cộng dồn giá trị các kênh lại và đặt cạnh nhau. Lúc đó nhận định mới chuẩn, bớt cảm tính.
Còn tất nhiên, nếu mua để ở, để an cư lạc nghiệp, thì không mấy ai tính. Đôi khi nhà cửa với 1 số người không chỉ là tổ ấm bình thường mà còn là món trang sức, là sản nghiệp, là thể diện. Cũng như Ôp phờ nhà mình mua con Mẹc, hay Len Râu Vờ, chả giữ giá nhưng thích thì nhich. Khi đó thì việc mua BĐS, bất kể nhà đất hay chung cư sẽ phụ thuộc ý thích gia chủ, ở sao cho sướng, ko nghĩ đến lờ lãi. Thế nên trên đây nhà cháu chỉ mạo muội bàn về chuyện đầu tư cho thuê nhà so với các kênh đầu tư mà thôi.