[Funland] “Sách trắng” Về cây cầu mang tên Thăng Long

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,236
Động cơ
796,252 Mã lực
Ký hđ nguyên tắc trước, rồi mới đưa phương án là đúng. Không ràng buộc gì ,đổ tiền đi khảo sát, nghiên cứu,tư vấn, lập phương án, thiết kế, dự toán cho các ông. Túm được rồi bảo không đạt , đi thuê thằng khác vừa có hoa, vừa quỵt tiền tvtk ư. Nga nó ngố nhưng không ngố chuyên nghiệp trường kỳ thế đâu. Hay cụ nghĩ phương án với thiết kế, dự toán nó có sẵn, chỉ việc in ra đưa cho mấy ông chờ gật đầu thôi ?
Cái này không nhất thiết đâu cụ ạ, nó phụ thuộc vào cửa trên, cửa dưới, ông nào cũng muốn cầm đằng chuôi cả.
Như việc sửa chữa cầu Thăng Long, ông phải phán ra bệnh, bảo vệ được phương án giải quyết trước HDKH của VN thì mới được xem xét, chứ không có chuyện vỗ ngực nói để tao làm, không được thì tao không lấy tiền là xong đâu.
Với công nghệ cao, luật bản quyền như hiện nay không có chuyện ăn cắp chất xám đâu cụ ơi.
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,342
Động cơ
641,199 Mã lực
Không biết ngày anh # nhận BTr sau đó đi xa nhận BT không biết có cám ơn các thành viên Bộ Công Tắc không các cụ nhỉ? Nếu có giờ không biết các thành viên đó nghĩ gì?
Có tội lớn nhất là thằng giới thiệu và bảo lãnh. Cho tiền là hót hay.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực
Bọn tàu thâm nho ku đen giỏi thế cơ à cụ, làm đc như vậy thì chúng tinh toán quá giỏi.
Thực ra chuyện này các cụ tin hay không thì tùy. Coi như nó là thuyết âm mưu như hàng bao thuyết khác. Cá nhân em đánh giá có cơ sở vì em đã tham khảo 1 cụ sử gia khá nổi tiếng và một cụ học cầu đường Nga có nghiên cứu về cầu Thăng Long.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhnga

Xe tải
Biển số
OF-393021
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
253
Động cơ
238,547 Mã lực
Tuổi
27
Bọn Nga ngố cũng đểu.
Đang yên đang lành thì chúng nó bắc cái cầu vắt ngang sông của Việt Nam, giờ hỏng thì phải chịu trách nhiệm chứ? Ông bảo hành mà lại đòi tiền là sao?
Trích tiền lãi từ việc bán vũ khí cho VN ra mà sửa cầu.
Theo ý cụ thì Nga phải bảo hành miễn phí bao nhiêu năm?
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,882
Động cơ
318,714 Mã lực
Cái này không nhất thiết đâu cụ ạ, nó phụ thuộc vào cửa trên, cửa dưới, ông nào cũng muốn cầm đằng chuôi cả.
Như việc sửa chữa cầu Thăng Long, ông phải phán ra bệnh, bảo vệ được phương án giải quyết trước HDKH của VN thì mới được xem xét, chứ không có chuyện vỗ ngực nói để tao làm, không được thì tao không lấy tiền là xong đâu.
Với công nghệ cao, luật bản quyền như hiện nay không có chuyện ăn cắp chất xám đâu cụ ơi.
Cái đấy trong tiếp xúc, thảo luận, mời thầu tvtk chắc chắn họ có trao đổi ý tưởng. Còn chính thức vẫn phải ký hợp đồng nguyên tắc cụ thể hóa từng bước. Từ khảo sát, tư vấn, đưa ra phương án thiết kế ý tưởng, duyệt chủ đầu tư, rồi sửa đổi tk ý tưởng lần 1, lần 2.. đến khi được duyệt mới trình thiết kế , dự toán chính thức. Đi cùng với nó là các điều khoản tạm ứng sau mỗi lần thẩm định được duyệt chứ chả ông nào tự bỏ tiền ra làm khi không có vb ký kết nào đâu.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ chuẩn. Làm việc ở các dự án lớn thì phải chuyên nghiệp, mà đây lại là dự án với nước ngoài. Chắc làm việc với TQ quen rồi vì chả cần khảo sát, thẩm định cũng có báo giá, thích cắt bao nhiêu cũng chiều, nhạc nào cũng nhảy :)) . Cái vô lý ở đây cứ cho là bọn Nga báo giá đắt hơn TQ đi, nhưng dù gì Nga Xô cũ nhà nó đã từng tài trợ xây cầu này miễn phí. Không lẽ giờ VN tính toán thiệt hơn với Nga thì đúng là xôi thịt quá =))
Tàu nó tặng không cái cầu mà giờ còn bảo là bọn Tàu "phá bĩnh", đổ tội cho Tàu cái tội "dám làm cầu miễn phí cho Việt Nam" kia kìa.
Khiếp thật, Tàu nó cho tặng cũng chửi, không cho không tặng cũng chửi, làm tốt cũng chửi, làm kém càng bị chửi. Xã hội VN chỉ cần chửi Tàu là giỏi, là sang, nhưng lại cun cút bợ đít Tây Nhật. Đến tội cho "dân tộc tính" của đất nước đã nghìn năm văn hiến.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,669
Động cơ
578,701 Mã lực
Không biết ngày anh # nhận BTr sau đó đi xa nhận BT không biết có cám ơn các thành viên Bộ Công Tắc không các cụ nhỉ? Nếu có giờ không biết các thành viên đó nghĩ gì?
Em nghĩ là có đi "cảm ơn" đủ cả. Các anh ở bộ công tắc mà không gật thì sao anh ấy vào được bộ công tắc. Oan trái là khi có biến thì thân ông nào ông ấy lo! Kể cả trước kia có choén no nê của anh #.
Cho nên các cụ vẫn nói: "Quan nhất thời dân vạn đại". Cái nghiệp 9' trị nó tệ và bạc lắm!
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,500
Động cơ
493,739 Mã lực
Cái này không nhất thiết đâu cụ ạ, nó phụ thuộc vào cửa trên, cửa dưới, ông nào cũng muốn cầm đằng chuôi cả.
Như việc sửa chữa cầu Thăng Long, ông phải phán ra bệnh, bảo vệ được phương án giải quyết trước HDKH của VN thì mới được xem xét, chứ không có chuyện vỗ ngực nói để tao làm, không được thì tao không lấy tiền là xong đâu.
Với công nghệ cao, luật bản quyền như hiện nay không có chuyện ăn cắp chất xám đâu cụ ơi.
Cửa trên, cửa dưới? Bên cháu - Đức làm tư vấn Masterplan là phải có tiền, vì mình bắt tay vào việc rồi, gói nào ra gói đó, ví dụ các ông nghiên cứu lập dự án sân bay Long Thành, phía VN phê duyệt là các ông có tiền cho việc đó, các ông thuê nước ngoài không chi thì tiền đó đi đâu?
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,500
Động cơ
493,739 Mã lực
“SÁCH TRẮNG” VỀ CÂY CẦU MANG TÊN THĂNG LONG.

Những ngày này chuyện sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang khiến dư luận hết sức bất bình vì “tại sao công trình này do Trung Quốc đã phá bĩnh, bỏ dở, Liên Xô phải vào giúp hoàn thành. Nay Bộ GTVT lại cho Trung Quốc vào sửa chữa?!”
Là người đã từng làm việc tại công trình này nhiều năm (tôi là trợ lý kiêm phiên dịch cho Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trong cả quá trình Liên Xô giúp xây dựng cầu) tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về cây cầu này và từ đó các bạn sẽ tự rút ra kết luận.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng lúc đầu nằm trong Tổng thể quy hoạch đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và nay thì nằm trên vành đai 3 đường ô tô theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải gần đây. Cây cầu này có quy mô lớn lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đây là cầu lưỡng dụng 2 tầng giành cho cả đường sắt và ô tô. (Phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với cầu bê tông ô tô thông thường).
Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985.
Ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985.

1. CẦU THĂNG LONG THỜI TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) thì làm được gì:
Xin thưa:
Mới có 9/14 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang và 2 mố đầu cầu chưa có.
Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với tổng số 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt.
Cầu chính vượt sông hoàn toàn chưa có gì.
Cầu cho ô tô hoàn toàn chưa được thi công.
Vâng! Đấy là toàn bộ khối lượng làm được trong gần 5 năm thời “Tầu” giúp!
Sau khi Trung Quốc phá bĩnh bỏ dở, qua gần 2 năm đình trệ thì Liên Xô vào.

2. CẦU THĂNG LONG LIÊN XÔ GIÚP XÂY ỰNG HOÀN THÀNH:
Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978.
ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI.
Nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên gồm 6 người đến Thăng Long tháng 6/1979, khi chiến tranh biên giới Việt – Trung vừa lắng xuống.
Trong quá trình xây dựng phía Liên Xô cung cấp cho công trình cầu 49 ngàn tấn sắt thép các loại, 26 ngàn tấn dầm cầu thép, gần 60 ngàn tấn xi măng mác cao và nhiều trăm tấn máy móc, thiết bị thi công như cần cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động để hàn liên kết dầm thép, máy xúc, máy ủi, xe lu, canô, thiết bị thí nghiệm, kiểm định...
Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 - 1985 trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. Đây là việc khác hẳn so với giai đoạn 1974-1978 khi Trung Quốc giúp xây dựng. Và khác nhiều kể cả so với thực trạng tai nạn lao động khi xây dựng các cầu lớn ở Việt Nam vừa qua như tai nạn ở công trình xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân…
Trong suốt quá trình xây dựng khi Liên Xô giúp đỡ, chỉ có tất cả 167 lượt chuyên gia Liên Xô sang làm việc. Lúc cao điểm nhất vào năm1983 thì trên công trường cũng chỉ có 96 chuyên gia so với gần 7000 lao động Việt Nam!
Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính.
Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu.
Từ đây đặt dấu chấm hết thế độc đạo qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội gần 100 năm của cầu Long Biên.

3. CẦU THĂNG LONG CHƯA ĐƯỢC ĐẸP DO ĐÂU? CÓ PHẢI DO CẦU CHƯƠNG DƯƠNG?
Tuy nhiên nhiều người thấy cầu Thăng Long “hình như” chưa được đẹp! Nó “thiêu thiếu” cái gì!
Đúng!
So với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu:
Theo thiêt kế, cầu Thăng Long ở hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, thì trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao.
Và rất đáng tiếc thiết kế mỹ thuật hai tháp đầu cầu đã không được thực hiện!
Công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù vật tư và lô thiết bị phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long.
Lý do: Việt Nam đề nghị các tháp chưa thiết yếu mà nên chuyển vật liệu của xây tháp (và nhiều thứ nữa) để làm cầu Chương Dương, rồi các thang máy của tháp thì chuyển về lắp ở trụ sở Bộ Giao thông vận tải nhà 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội… thì Liên Xô cũng Ok!
Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được xây thô phần thân, chưa có sàn. (Hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích vào thân của tháp này.)
Còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.
Nhân đây cũng phải nói Liên Xô ngày trước (và nước Nga ngày nay) “hơi kém” trong việc quảng bá hình ảnh của mình!
Thể hiện ở chỗ: nếu nước khác viện trợ không hoàn lại cho các công trình, họ luôn yêu cầu bắt phải làm đủ hạng mục từ A đến Z như trong hợp đồng. Làm thế để tăng uy tín cũng như quảng bá hình ảnh của nước họ ở Việt Nam. Nhất là cơ hội ở một công trình viện trợ không hoàn lại lớn như vậy!
Hỏi có nước nào viện trợ mà họ cho làm như thế không?
Giờ đây nhìn cầu Thăng Long thấy kiến trúc khập khiễng! Nhiều người chê công trình Liên Xô xấu! Họ đâu biết nguồn gốc sâu xa…

4. CẦU THĂNG LONG CÓ GIÁ TRỊ NHIỀU TIỀN KHÔNG?
Cầu Thăng Long, tuy không có con số thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước khoảng 250-270 triệu USD. Nếu tính theo thời giá hiện nay các bạn bảo là bao nhiêu? Chắc chắn phải cả tỷ đô la. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại.
Để tiện so sánh:
Chỉ đơn cử 2 cầu lớn mới nhất ở khu vực Hà Nội: Cầu Thanh Trì thông xe 2007 có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD). Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, hoàn thành 2015 có tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng (khoảng gần 650 triệu USD). Cả hai cây cầu này đều là tiền đi vay của Nhật Bản.

5. SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG:
Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp.
Cầu Thăng Long là cầu hỗn hợp 2 tầng, chủ yếu giành cho đường sắt. Cầu Thăng Long theo thiết kế chỉ cho phép xe ô tô tải trọng 30 tấn qua lại (kiểu xe “bò Maz” hoặc “Kraz” 3 cầu khi xưa ấy). Nhưng mấy chục năm nay, khi chưa có cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân thì bao nhiêu xe tải nó cũng “cõng” hết! Mà toàn các xe tải 10-12 chân, chở quặng, chở đá, công-tơ-nơ… chở hàng sang Tầu, hàng từ Tầu về… nặng cả trăm tấn chạy suốt ngày đêm thử hỏi “bố nó” có chịu nổi không!
Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông khi đó đã sang Nga gặp được người chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Khi đó bà đã ngoài 70 tuổi. Bà ta đeo đầy Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị mà Việt Nam tặng bà khi hoàn thành cầu Thăng Long ra tiếp đoàn!
Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời Cơ quan nhà nước để mở Cty tư nhân chuyên làm về cầu đường. Nên phải có tiền”!
Bộ Giao thông vận tải khi đó do Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay thì mới làm! Nga không đồng ý! Và sự việc “chìm xuồng”!
Bộ GTVT quay ra thuê các nhà thầu trong nước được quảng cáo là dùng công nghệ Nhật, Mỹ… gì đấy sửa mặt cầu và trớ trêu là càng sửa càng hỏng!
Đến năm 2018 Bộ GTVT lại quay về với Cty Nga của bà Maria Sakharova! Lúc này bà đã già , ngoài 80 tuổi nên không thể sang VN và bà cử “đệ tử” của mình là Vihelm Kazaryan sang VN tháng 9/2018. (chỉ “nhõn” một ông chứ không phải đoàn điếc gì đâu!)
Vì biết tôi là trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô khi xưa, nên người của Bộ GTVT đã vào Sài Gòn gặp tôi. Và tôi đã ra Hà Nội dịp ông chuyên gia này sang.
Tôi được mời dự bữa cơm của Tổng Cục đường bộ VN với ông chuyên gia này tại Hà Nội.
Sau đó toàn bộ các tài liệu kỹ thuật liên quan đên công nghệ làm mặt cầu khi xưa mà tôi lưu giữ rất cẩn thận, chắc chắn không cơ quan lưu trữ nào có vì đây là các bản vừa viết tay và đánh máy của chuyên gia hướng dẫn làm cái gì, thời gian bao lâu, vật liệu gì… Tôi chuyển lại để Tổng cục đường bộ VN sao y HOÀN TOÀN KHÔNG KÈM ĐIỀU KIỆN GÌ và sau đó tôi về lại Sài Gòn.
Việc Bộ GTVT và chuyên gia thoả thuận sau đó thế nào thì tôi không được biết và chắc cũng không ai muốn tôi biết!
Sau này tôi chỉ được nghe nói là phía Nga yêu cầu phải ký hợp đồng nguyên tắc trước rồi họ sẽ đưa ra phương án, chi phí, thời gian sửa chữa…
Nhưng phía Bộ GTVT thì muốn ngược lại!
Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!

Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!
Thế đấy!
Những người nặng lòng với cây cầu này có thấy tủi nhục, đắng cay và còn gì khốn nạn hơn nữa không?!!!
Sài Gòn, Sáng ngày Quốc khánh 02/9/2020

Bài của bác Nguyễn Văn Ất, nguyên Trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô xây dựng cầu Thăng Long giai đoạn 1980-1986.
View attachment 5431580
Bác Phạm Văn Đồng là người xiết tượng trưng con bu lông cuối cùng khi hợp long, người bên trái là ông Đồng Sĩ Nguyên khi đó là BT bộ GTVT, người bên phải là ông Hoàng Minh Chúc, khi đó là tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp cầu TL
Quê ngoại em bên kia sông, em nhớ thời bé cầu Thăng Long do TQ giúp thì vị trí lui về phía cột điện Chèm. Cấu Thăng Long Liên Xô viện trợ xây mới hoàn toàn dịch về dưới hạ liu. Quãng những năm 83-85 em đi đò ngang sang Chèm vẫn thấy các trụ cầu cũ của TQ làm.
Không phải cụ ơi, TQ làm được mấy trụ cầu ở giữa sông, sau đó Liên Xô sang tiếp quản làm tiếp đúng vị trí những trụ cầu đó. Ngày đó trong đoàn chuyên gia có anh Vitali hát tiếng Việt rất hay.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực
Đọc bài này mới thấy "tầm nhìn" trong việc xây dựng cầu Thăng Long trước thời đại 50 năm. Đến giờ vẫn nhiều công trình không có dc tầm nhìn đó và đang phải "trả giá"
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,275
Động cơ
441,072 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Mèo nào bắt được chuột cũng là mèo tốt. Để xem cái vụ mặt cầu này chất lượng cụ thể thế nào, nếu làm được thì đen hay trắng không quan trọng. Nếu không ra gì thì như nhân gian truyền khẩu, made in China không có gì tốt, vạn lần mấy chủ sự ở Bộ Vận Tải Giao Thông kia ngu dốt, thực ra là họ đã ngu dốt rồi, vì không bảo quản, bảo trì đúng cách suốt bao nhiêu năm khiến cầu xuống cấp hư hỏng.

Tiện đây cũng nói thêm thói quen vô trách nhiệm của người Việt Nam ta, hầu hết coi của công như cây cỏ, vô tri vô giác, ý thức, đạo đức nghề nghiệp vô cùng kém, khiến chất lượng công trình hư hỏng nhanh, sử dụng vô cùng lãng phí.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,275
Động cơ
441,072 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Thiết kế mố chân cầu tàu làm với mục đích thay đổi dòng chảy sông Hồng, xói thẳng vào trung tâm HN với mục đích sau 100 năm HN biến mất.
Sau này chuyên gia LX sang sửa lại để phá bỏ meu đồ thâm hiểm này.
Cái này chắc cụ ko biết dc đâu, và cũng ko nhiều ng biết.
Lạy cụ, cụ học ngành gì mà nói được như thế ạ. Nguyên tắc dòng chảy ở các sông đều là bên lở bên bồi, cái trụ có mặt cắt bé tý làm sao mà thay đổi được cả dòng chảy để làm biến mất Hà Nội hở cụ. Xói lở thì cụ phải hỏi mấy thằng cát tặc nhé, chúng nó cứ múc nhiệt tình cát ở lòng sông thì mười cái Hà Nội có khi cũng bay hết. Thay đổi dòng chảy luôn bắt nguồn từ kết cấu tầng đáy của mặt cắt lòng sông, một khi kết cấu mặt dòng sông không còn bằng phẳng nữa thì dòng chảy sẽ thay đổi, cụ tính toán xem tốc độ dòng chảy, khối lượng dòng chảy bao nhiêu với mặt cắt của đáy sông thì tính ra được ứng suất của dòng chảy táp vào bờ. Xói lở là do các dòng nước táp vào bờ tạo thành các miệng hàm ếch ăn vào gầm trong của mái bờ, dẫn đến sạt lở.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,500
Động cơ
493,739 Mã lực
Cần nói thêm khi đó cầu TL là công trình trọng điểm cùng thủy điện sông Đà, dầu khí Vũng Tàu. Công trình có tầm nhìn thế kỷ, việc xiết bu lông chắc chắn cùng với thời gian sẽ càng làm cây cầu thành một khối kết cấu vững chắc. Cầu TL đến nay vẫn độc nhất vô nhị trong các cầu qua sông Hồng vì có đường sắt khổ lớn, tầm nhìn khi đó đã định hiện đại hoá đường sắt nên phía LX làm đường khổ lớn luôn. Phía trên cầu thì xe tăng có thể đi qua, phục vụ tốt cho việc bảo vệ biên giới phía Bắc. Khi thi công làm rất cẩn thận, phun cát tẩy gỉ sét cẩn thận sau đó mới sơn. Bu lông được kiểm tra chất lượng rất kỹ, thùng nào không đạt tiêu chuẩn bị loại bỏ ngay. Giờ nghĩ lại thi công rất lãng phí, chân công trình tập kết xi măng ngoài đê, có khi nước lên ngập là phải bỏ hết. Ngày đó thì công bằng búa máy đóng cọc được mang từ Liên Xô sang gây tiếng ồn rất lớn.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực
Lạy cụ, cụ học ngành gì mà nói được như thế ạ. Nguyên tắc dòng chảy ở các sông đều là bên lở bên bồi, cái trụ có mặt cắt bé tý làm sao mà thay đổi được cả dòng chảy để làm biến mất Hà Nội hở cụ. Xói lở thì cụ phải hỏi mấy thằng cát tặc nhé, chúng nó cứ múc nhiệt tình cát ở lòng sông thì mười cái Hà Nội có khi cũng bay hết. Thay đổi dòng chảy luôn bắt nguồn từ kết cấu tầng đáy của mặt cắt lòng sông, một khi kết cấu mặt dòng sông không còn bằng phẳng nữa thì dòng chảy sẽ thay đổi, cụ tính toán xem tốc độ dòng chảy, khối lượng dòng chảy bao nhiêu với mặt cắt của đáy sông thì tính ra được ứng suất của dòng chảy táp vào bờ. Xói lở là do các dòng nước táp vào bờ tạo thành các miệng hàm ếch ăn vào gầm trong của mái bờ, dẫn đến sạt lở.
Em tất nhiên ko biết gì về cầu đường cụ ạ. Tuy nhiên thông tin em tham khảo từ một số người khả tín. Bắt em chứng minh thì em chịu và em cũng không thể nêu tên những người em tham khảo ý kiến vì bản thân vấn đề mang tính nhậy cảm, khó chứng minh và nó chỉ là câu chuyện trong lúc trà dư hậu tửu.
Cụ cứ coi là thuyết âm mưu cho nó dễ :)
 

Laceti2010

Xe tăng
Biển số
OF-36569
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,291
Động cơ
886,014 Mã lực
Thực ra chuyện này các cụ tin hay không thì tùy. Coi như nó là thuyết âm mưu như hàng bao thuyết khác. Cá nhân em đánh giá có cơ sở vì em đã tham khảo 1 cụ sử gia khá nổi tiếng và một cụ học cầu đường Nga có nghiên cứu về cầu Thăng Long.
Screenshot_20200902-210222_Samsung Internet.jpg
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,669
Động cơ
578,701 Mã lực
Lạy cụ, cụ học ngành gì mà nói được như thế ạ. Nguyên tắc dòng chảy ở các sông đều là bên lở bên bồi, cái trụ có mặt cắt bé tý làm sao mà thay đổi được cả dòng chảy để làm biến mất Hà Nội hở cụ. Xói lở thì cụ phải hỏi mấy thằng cát tặc nhé, chúng nó cứ múc nhiệt tình cát ở lòng sông thì mười cái Hà Nội có khi cũng bay hết. Thay đổi dòng chảy luôn bắt nguồn từ kết cấu tầng đáy của mặt cắt lòng sông, một khi kết cấu mặt dòng sông không còn bằng phẳng nữa thì dòng chảy sẽ thay đổi, cụ tính toán xem tốc độ dòng chảy, khối lượng dòng chảy bao nhiêu với mặt cắt của đáy sông thì tính ra được ứng suất của dòng chảy táp vào bờ. Xói lở là do các dòng nước táp vào bờ tạo thành các miệng hàm ếch ăn vào gầm trong của mái bờ, dẫn đến sạt lở.
Cụ kia không phải dân trong ngành nên phát biểu linh tinh. Thực ra cái gọi là bên bồi bên lở kia nó chịu sự chi phối của lực ellipsoit, các cụ cứ hình dung cái Hồ Tây thì rõ, hiện giờ nó là Hồ nhưng trước kia nó là 1 đoạn của sông Hồng và rất có thể trong tương lai nó lại là 1 đoạn sông.
 

funny_men

Xe tải
Biển số
OF-293329
Ngày cấp bằng
21/9/13
Số km
268
Động cơ
317,200 Mã lực
Tàu nó tặng không cái cầu mà giờ còn bảo là bọn Tàu "phá bĩnh", đổ tội cho Tàu cái tội "dám làm cầu miễn phí cho Việt Nam" kia kìa.
Khiếp thật, Tàu nó cho tặng cũng chửi, không cho không tặng cũng chửi, làm tốt cũng chửi, làm kém càng bị chửi. Xã hội VN chỉ cần chửi Tàu là giỏi, là sang, nhưng lại cun cút bợ đít Tây Nhật. Đến tội cho "dân tộc tính" của đất nước đã nghìn năm văn hiến.
ông làm cái đếu Giề mà bênh bọn tàu cẩu chằm chặp ra thế. Hết thớt Cát Linh Hà Đông quay qua lải nhải ở đây. Túm cái váy lại chơi với tàu chạ bao giờ khá được. Thế cho ngắn...

mịa nó chứ, để xem Thời chiến nó cho không người Việt được cái gì hay làm tiền tuyến cho nó. Đánh Mỹ đến người VN cuối cùng và hok chấp nhận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Phải như Triều Tiên mới đúng ý của nó!

Giờ bình rồi thì bao nhiêu là vụ, hết Bô xít Tây Nguyên đến Cát Linh Hà Đông.. đơn giản như toà nhà Bộ CA trên đường Phạm hùng do tổng thầu Tung cẩu xây dựng, máy nghe lén nó cài khắp nơi giờ các cốp vẫn phải ngồi chỗ cũ còn trụ sở mới để cấp dưới sử dụng là bít chơi với tàu ntn dồi. Đừng giải thik gì thêm rác diễn đàn.
 

ANNL

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739003
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
161
Động cơ
64,910 Mã lực
Tuổi
41
Nghe chừng bài học đường sắt CL-HĐ vẫn chưa đủ để chúng nó hiểu. Bọn Bộ GTVT này nghe chừng phải thay máu rồi!
Thay từ Thăng sang Thể mà đã xong đâu. Hay ý cụ là thay luôn thể :-?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top