Chào các cụ mợ OF, thế là một năm mới nữa lại sắp đến, cháu xin kính chúc các cụ mợ cùng gia đình một năm mới có nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
Nhân dịp này, cũng là vừa hết một năm với nhiều biến động của xã hội và cũng là cả với bản thân cháu. Cháu xin gửi tặng các cụ mợ những hình ảnh đẹp nhất về Hà Nội qua nhiều thời kỳ, giai đoạn mà cháu từng sưu tầm và gìn giữ lâu nay. Để sớm mai này, đâu đó chúng ta lại nghe thấy tiếng leng keng tầu sớm khuya hay thoảng thấy mùi hương nồng nàn từ hoa sữa... Lại thêm yêu, thêm nhớ đất kinh kỳ!
Nhân dịp này, cũng là vừa hết một năm với nhiều biến động của xã hội và cũng là cả với bản thân cháu. Cháu xin gửi tặng các cụ mợ những hình ảnh đẹp nhất về Hà Nội qua nhiều thời kỳ, giai đoạn mà cháu từng sưu tầm và gìn giữ lâu nay. Để sớm mai này, đâu đó chúng ta lại nghe thấy tiếng leng keng tầu sớm khuya hay thoảng thấy mùi hương nồng nàn từ hoa sữa... Lại thêm yêu, thêm nhớ đất kinh kỳ!
[YOUTUBE]Nw_6_XjppTw[/YOUTUBE]
Nhớ về Hà Nội...
Nhớ về Hà Nội...
Phố Hàng Chiếu - đoạn gần ô Quan Chưởng
Phố Hàng Nón - Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Chapeaux, dịch từ chữ Hàng Nón. Từ năm 1945, phố này chính thức đựơc gọi là phố Hàng Nón.
Phố Hàng Nón trước đây nằm trên đất thôn Yên Nội - Đông Thành, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Tại số nhà 15, phố này, ngày 28 tháng 7 năm 1929 đã họp Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ.
Ngày nay, phố không còn bán các mặt hàng truyền thống như trước nữa mà bán rất nhiều các mặt hàng khác nhau, chỗ giáp phố Hàng Quạt có bán các loại trướng thêu. Phố Hàng Nón hiện nay là một phố tương đối dài hơn mấy phố chung quanh. Cuối phố Hàng Nón có gần chục cửa hàng bán guốc.
Hàng Nón ngày này gồm phần lớn là những cửa hàng chuyên làm và bán hàng tủ, chạn bát trước kia đã chuyển hướng sang làm tủ bằng khung nhôm kính.
Phố Hàng Nón trước đây nằm trên đất thôn Yên Nội - Đông Thành, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Tại số nhà 15, phố này, ngày 28 tháng 7 năm 1929 đã họp Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ.
Ngày nay, phố không còn bán các mặt hàng truyền thống như trước nữa mà bán rất nhiều các mặt hàng khác nhau, chỗ giáp phố Hàng Quạt có bán các loại trướng thêu. Phố Hàng Nón hiện nay là một phố tương đối dài hơn mấy phố chung quanh. Cuối phố Hàng Nón có gần chục cửa hàng bán guốc.
Hàng Nón ngày này gồm phần lớn là những cửa hàng chuyên làm và bán hàng tủ, chạn bát trước kia đã chuyển hướng sang làm tủ bằng khung nhôm kính.
Phố Hàng Mắm - Trước đây, phố gồm hai đoạn, nằm ở bên ngoài và bên trong cửa ô Ưu Nghĩa, có cổng xây canh gác ban đêm.
- Phố Hàng Trứng: đoạn nối từ phố Trần Quang Khải đến ngã tư phố Nguyễn Hữu Huân hiện nay, nằm bên ngoài cửa ô Ưu Nghĩa, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Thanh Yên, tổng Tả Túc (sau đổi thành tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ. Đình Thanh Yên hiện còn ở số nhà 14A, ngõ Nguyễn Hữu Huân, thờ hai Tiến sĩ họ Vũ và họ Nguyễn. Phố được gọi tên là Hàng Trứng vì nơi đây xưa kia có nhiều nhà buôn bán trứng. Trứng ở đây được đóng trong các sọt lớn, lót rơm và chở bằng thuyền từ Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình lên.
- Phố Hàng Mắm: đoạn nối từ ngã tư phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Hàng Bạc hiện nay, nằm bên trong cửa ô Ưu Nghĩa, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Mỹ Lộc, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Đình Mỹ Lộc hiện còn ở số nhà 45, phố Nguyễn Hữu Huân, thờ Nguyễn Trung Ngạn. Phố được gọi tên là Hàng Mắm vì nơi đây xưa kia chuyên bán các loại mắm cá và thủy sản khác. Nhiều cửa hàng trên phố bày bán mắm tôm đặc để trong chậu sành; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, đong bằng thùng gỗ bán dần và cả cua rang muối... Hàng ở đây chủ yếu là bán buôn đi các tỉnh.
Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Hàng Mắm (Rue de la Saumure).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phố được đặt chính thức là phố Hàng Mắm.
- Phố Hàng Trứng: đoạn nối từ phố Trần Quang Khải đến ngã tư phố Nguyễn Hữu Huân hiện nay, nằm bên ngoài cửa ô Ưu Nghĩa, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Thanh Yên, tổng Tả Túc (sau đổi thành tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ. Đình Thanh Yên hiện còn ở số nhà 14A, ngõ Nguyễn Hữu Huân, thờ hai Tiến sĩ họ Vũ và họ Nguyễn. Phố được gọi tên là Hàng Trứng vì nơi đây xưa kia có nhiều nhà buôn bán trứng. Trứng ở đây được đóng trong các sọt lớn, lót rơm và chở bằng thuyền từ Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình lên.
- Phố Hàng Mắm: đoạn nối từ ngã tư phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Hàng Bạc hiện nay, nằm bên trong cửa ô Ưu Nghĩa, được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Mỹ Lộc, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Đình Mỹ Lộc hiện còn ở số nhà 45, phố Nguyễn Hữu Huân, thờ Nguyễn Trung Ngạn. Phố được gọi tên là Hàng Mắm vì nơi đây xưa kia chuyên bán các loại mắm cá và thủy sản khác. Nhiều cửa hàng trên phố bày bán mắm tôm đặc để trong chậu sành; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, đong bằng thùng gỗ bán dần và cả cua rang muối... Hàng ở đây chủ yếu là bán buôn đi các tỉnh.
Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Hàng Mắm (Rue de la Saumure).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phố được đặt chính thức là phố Hàng Mắm.
Phố Hàng Chiếu - Phố được xây trên thôn Thanh Hà cũ của huyện Thọ Xương. Ngày xưa, nơi đây bán nhiều chiếu cói và còn có bán cả bát (nên còn có tên là phố Hàng Bát). Đình thôn Thanh Hà trước ở gần kề cửa Ô Quan Chưởng, năm 1817 sửa chữa cửa ô, mở rộng thêm đường nên được di dời vào số nhà 77 Hàng Chiếu nhưng mặt chính lại quay ra số 10 ngõ Gạch; thờ ông Trần Lựu, tướng đời nhà Trần.
Thời Pháp, phố có trên là Rue Jean Dupuis, là nơi chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp (phía đầu phố). Tại phố này, Gác-ni-e đã tiến vào hạ thành Hà Nội của tướng Hoàng Diệu.
Đây là con phố đầu tiên chúng có ý định mở mang sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883. Năm 1888, bọn thực dân phóng hỏa đốt trụi cả dãy phố. Sau đó, chúng chiếm đất mở cửa hàng, bắt những người dân phố phải mua gạch xây nhà kiểu tây, nếu không có tiền thì chúng mua lại với giá rẻ. Phố có vỉa hè, cây xanh, cột đèn như bên Pháp. Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân quen gọi là phố Mới.
Phố là một trận địa chiến đấu của quân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 17/2/1947, trận địa Ô Quan Chưởng vẫn đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Thành phố.
Thời Pháp, phố có trên là Rue Jean Dupuis, là nơi chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp (phía đầu phố). Tại phố này, Gác-ni-e đã tiến vào hạ thành Hà Nội của tướng Hoàng Diệu.
Đây là con phố đầu tiên chúng có ý định mở mang sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883. Năm 1888, bọn thực dân phóng hỏa đốt trụi cả dãy phố. Sau đó, chúng chiếm đất mở cửa hàng, bắt những người dân phố phải mua gạch xây nhà kiểu tây, nếu không có tiền thì chúng mua lại với giá rẻ. Phố có vỉa hè, cây xanh, cột đèn như bên Pháp. Đây là phố đầu tiên ở Hà Nội có kiến trúc kiểu tây nên người dân quen gọi là phố Mới.
Phố là một trận địa chiến đấu của quân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 17/2/1947, trận địa Ô Quan Chưởng vẫn đứng vững cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Thành phố.
Tiệm da giày Trường Sơn
Nhà thờ Hà Nội sau ngày Lễ - 4 tháng 5 năm 1975
Những phụ nữ chở rau bắp cải ra chợ ngang qua Ngân hàng Quốc gia năm 1970
Một góc ga Hàng Cỏ bị oánh sập bởi bom đạn
Bảo tàng Louis Finot - Một học giả người Pháp, đã sáng lập Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (từ năm 1900) ở Đông Dương.
Nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại số 1 Phạm Ngũ Lão, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại số 1 Phạm Ngũ Lão, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân khoảng năm 1950
Chỉnh sửa cuối: