Thưa các cụ,
Có 1 câu hỏi private của 1 cụ hỏi như sau:
"Xxx phường chỗ cụ ấy thường đi bắt vi phạm giao thông, nhưng không chịu lập biên bản tại chỗ, mà thu giấy tờ mang về phường rồi bắt người vi phạm phải về phường theo. Xxx làm như vậy có đúng hay không? Có điều khoản nào trong luật yêu cầu xxx phải lập BB ngay không?"
Là 1 câu hỏi private, nhưng em thấy phường của cụ này không phải cá biệt, mà em đã gặp rất nhiều trường hợp thế này và có thể nhiều cụ cũng đã gặp. Xét thấy đây là câu hỏi nhiều cụ nên biết nên em xin phép cụ chủ đặt câu hỏi này cho em trả lời public, coi như phổ biến chung.
Căn cứ
Điều 58: Luật xử lý vi phạm hành chính
Khoản 1: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, NGHIỆP VỤ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Như vậy. Tại khoản 1 Điều 58 này nêu rõ:
- Nếu là xử lý vi phạm hành chính không không giản đơn thì phải “kịp thời lập biên bản”, thế nào là kịp thời. Đơn giản là phải “nóng” phải không các cụ. Tại sao thì xin giải thích ở dưới.
- Các trường hợp VPHC phát hiện thông qua phương tiện kỹ thuật, NGHIỆP VỤ thì phải lập BB ngay khi xác định được đối tượng vi phạm. Các các cụ phải biết là, xxx là người có NGHIỆP VỤ, và để xác định cụ đúng hay sai thì cũng phải dùng đến NGHIỆP VỤ trong ngành (Hì hì, luật là thế, đúng đến từng từ từng câu các cụ nhé).
Mặt khác, khi nói 2 từ “Biên bản”, chúng ta cần phải xét đến định nghĩa của Biên bản được quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ nội vụ và Văn phòng chính phủ. Biên bản là một văn bản nằm trong nhóm Văn bản tác nghiệp hành chính. Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải có tính tức thời. Biên bản có các loại sau:
- Biên bản hội nghị là biên bản dùng để ghi chép diễn biến của một hội nghị nào đó để làm bằng chứng hợp pháp cho hội nghị đó.
- Biên bản sự vụ là biên bản dùng để ghi chép diễn biến của một sự vụ nào đó để làm bằng chứng hợp pháp trước pháp trước pháp luật cho sự vụ đó. Ví dụ: Biên bản trộm cắp, biên bản đánh nhau, biên bản tai nạn giao thông, biên bản xử phạt hành chính…
- Biên bản hành chính là biên bản ghi chép diễn biến của một hoạt động theo các quy định của quy phạm hành chính nào đó đã được ban hành. Ví dụ: Biên bản xử án, biên bản bảo vệ luận văn tốt nghiệp, biên bản bảo vệ luận án tiến sỹ… Các biên bản này thường được soạn thảo theo một mẫu thống nhất.
Với định nghĩa Biên bản như trên thì biên bản VPHC là Biên bản sự vụ, nó làm bằng chứng trước pháp luật nên càng đòi hỏi tính bình đẳng của BB (tất cả những ng có tên đều được quyền ký và có ý kiến), tính thức thời (ghi nhận tại hiện trường), tính minh bạch (ghi chép phản ánh trung thực)
Như vậy, việc xxx không chịu lập biên bản ngay, mà cầm về phường rồi mới lập biên bản là không đúng. Vì biên bản sự vụ có giá trị thì phải lập tại hiện trường vụ việc, ghi nhận tại hiện trường vụ việc và có các người làm chứng nếu có. XXX phải kịp thời lập BB ngay khi phát hiện VPHC tức là BB cần lập ngay tại chỗ(Em hỏi nhé, thế nếu không lập tại hiện trường, về nhà mới lập thì mô tả thế nào???)
- NHƯNG CƠ MÀ xxx mang giấy tờ tọt về phường thế mới lập BB các cụ cũng có cái hay. Hay thế nào? Em xin ví dụ:
Các cụ đỗ xe dưới lòng đường, xxx đi qua túm được các cụ, ngay khi xác định được cụ nào là chủ xe, thì phải xơi ngay biên bản. Mọi xác định có sai phạm hay không, tất nhiên phải đòi hỏi NGHIỆP VỤ của xxx rồi. Thế nếu như xxx không chịu lập bb ngay, đòi về phường, các cụ cũng đánh xe đi rồi, về phường các cụ cứ cãi phăng teo đi là các cụ có đỗ thế đâu, xxx làm gì được, cứ lập BB, thì các cụ cứ ghi ý kiến không đồng ý. Còn nếu xxx có chụp ảnh chứ gì, thế thì theo điểm 2 điều 58 này, chụp ảnh tức là sử dụng thiết bị kỹ thuật thì lại càng phải lập ngay, xxx cứ cầm giấy tờ về phường, ko chịu lập ngay, tức là vi phạm luật. Các cụ cần phải Khiếu nại vì “có dấu hiệu sách nhiễu nhân dân”, làm mất thời gian của nhân dân. Khiếu nại thôi. Theo điều 16 – Luật xử lý VPHC, khoản 2: “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”. Dọa xxx cái chơi các cụ nhỉ ?
Nhưng nói thật với các cụ. Chúng ta nên thống nhất quan điểm như sau:
1. Nếu ko sai, ko đưa giấy tờ.
2. Nếu sai, xuất trình giấy tờ và có ghi âm ghi hình yêu cầu lập bb ngay. Nếu xxx ko lập bb mà cứ giữ giấy tờ hoặc phương tiện là sai luật. KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI ĐI THEO VỀ PHƯỜNG. khiếu nại ngay lập tức vượt cấp với bằng chứng là những thước film đã ghi
Có 1 câu hỏi private của 1 cụ hỏi như sau:
"Xxx phường chỗ cụ ấy thường đi bắt vi phạm giao thông, nhưng không chịu lập biên bản tại chỗ, mà thu giấy tờ mang về phường rồi bắt người vi phạm phải về phường theo. Xxx làm như vậy có đúng hay không? Có điều khoản nào trong luật yêu cầu xxx phải lập BB ngay không?"
Là 1 câu hỏi private, nhưng em thấy phường của cụ này không phải cá biệt, mà em đã gặp rất nhiều trường hợp thế này và có thể nhiều cụ cũng đã gặp. Xét thấy đây là câu hỏi nhiều cụ nên biết nên em xin phép cụ chủ đặt câu hỏi này cho em trả lời public, coi như phổ biến chung.
Căn cứ
Điều 58: Luật xử lý vi phạm hành chính
Khoản 1: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, NGHIỆP VỤ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Như vậy. Tại khoản 1 Điều 58 này nêu rõ:
- Nếu là xử lý vi phạm hành chính không không giản đơn thì phải “kịp thời lập biên bản”, thế nào là kịp thời. Đơn giản là phải “nóng” phải không các cụ. Tại sao thì xin giải thích ở dưới.
- Các trường hợp VPHC phát hiện thông qua phương tiện kỹ thuật, NGHIỆP VỤ thì phải lập BB ngay khi xác định được đối tượng vi phạm. Các các cụ phải biết là, xxx là người có NGHIỆP VỤ, và để xác định cụ đúng hay sai thì cũng phải dùng đến NGHIỆP VỤ trong ngành (Hì hì, luật là thế, đúng đến từng từ từng câu các cụ nhé).
Mặt khác, khi nói 2 từ “Biên bản”, chúng ta cần phải xét đến định nghĩa của Biên bản được quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ nội vụ và Văn phòng chính phủ. Biên bản là một văn bản nằm trong nhóm Văn bản tác nghiệp hành chính. Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải có tính tức thời. Biên bản có các loại sau:
- Biên bản hội nghị là biên bản dùng để ghi chép diễn biến của một hội nghị nào đó để làm bằng chứng hợp pháp cho hội nghị đó.
- Biên bản sự vụ là biên bản dùng để ghi chép diễn biến của một sự vụ nào đó để làm bằng chứng hợp pháp trước pháp trước pháp luật cho sự vụ đó. Ví dụ: Biên bản trộm cắp, biên bản đánh nhau, biên bản tai nạn giao thông, biên bản xử phạt hành chính…
- Biên bản hành chính là biên bản ghi chép diễn biến của một hoạt động theo các quy định của quy phạm hành chính nào đó đã được ban hành. Ví dụ: Biên bản xử án, biên bản bảo vệ luận văn tốt nghiệp, biên bản bảo vệ luận án tiến sỹ… Các biên bản này thường được soạn thảo theo một mẫu thống nhất.
Với định nghĩa Biên bản như trên thì biên bản VPHC là Biên bản sự vụ, nó làm bằng chứng trước pháp luật nên càng đòi hỏi tính bình đẳng của BB (tất cả những ng có tên đều được quyền ký và có ý kiến), tính thức thời (ghi nhận tại hiện trường), tính minh bạch (ghi chép phản ánh trung thực)
Như vậy, việc xxx không chịu lập biên bản ngay, mà cầm về phường rồi mới lập biên bản là không đúng. Vì biên bản sự vụ có giá trị thì phải lập tại hiện trường vụ việc, ghi nhận tại hiện trường vụ việc và có các người làm chứng nếu có. XXX phải kịp thời lập BB ngay khi phát hiện VPHC tức là BB cần lập ngay tại chỗ(Em hỏi nhé, thế nếu không lập tại hiện trường, về nhà mới lập thì mô tả thế nào???)
- NHƯNG CƠ MÀ xxx mang giấy tờ tọt về phường thế mới lập BB các cụ cũng có cái hay. Hay thế nào? Em xin ví dụ:
Các cụ đỗ xe dưới lòng đường, xxx đi qua túm được các cụ, ngay khi xác định được cụ nào là chủ xe, thì phải xơi ngay biên bản. Mọi xác định có sai phạm hay không, tất nhiên phải đòi hỏi NGHIỆP VỤ của xxx rồi. Thế nếu như xxx không chịu lập bb ngay, đòi về phường, các cụ cũng đánh xe đi rồi, về phường các cụ cứ cãi phăng teo đi là các cụ có đỗ thế đâu, xxx làm gì được, cứ lập BB, thì các cụ cứ ghi ý kiến không đồng ý. Còn nếu xxx có chụp ảnh chứ gì, thế thì theo điểm 2 điều 58 này, chụp ảnh tức là sử dụng thiết bị kỹ thuật thì lại càng phải lập ngay, xxx cứ cầm giấy tờ về phường, ko chịu lập ngay, tức là vi phạm luật. Các cụ cần phải Khiếu nại vì “có dấu hiệu sách nhiễu nhân dân”, làm mất thời gian của nhân dân. Khiếu nại thôi. Theo điều 16 – Luật xử lý VPHC, khoản 2: “Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”. Dọa xxx cái chơi các cụ nhỉ ?
Nhưng nói thật với các cụ. Chúng ta nên thống nhất quan điểm như sau:
1. Nếu ko sai, ko đưa giấy tờ.
2. Nếu sai, xuất trình giấy tờ và có ghi âm ghi hình yêu cầu lập bb ngay. Nếu xxx ko lập bb mà cứ giữ giấy tờ hoặc phương tiện là sai luật. KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI ĐI THEO VỀ PHƯỜNG. khiếu nại ngay lập tức vượt cấp với bằng chứng là những thước film đã ghi
Chỉnh sửa cuối: