Kính nhờ các cụ am hiểu luật phân tích case này ạ:
P/s: cụ nào “không rành luật” mời hóng cho đỡ loãng thớt nhé!
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
LĐO | 07/07/2018 | 08:30 AM
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
Luật sư cho rằng các trường ngoài công lập thu các khoản tiền gọi là "phí giữ chỗ" là không đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Quỳnh Trang.
Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, việc trường dân lập thu phí giữ chỗ của phụ huynh học sinh là trái các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý cần vào cuộc, yêu cầu các trường trả lại phụ huynh khoản phí này.
Tự nguyện kiểu ép buộc
Những ngày qua, các khoản tiền có tên gọi “phí ghi danh”, “phí giữ chỗ”… mà hệ thống trường ngoài công lập tiến hành thu của phụ huynh học sinh đã gây nhiều tranh cãi. Không ít trường đưa ra quy định: Nếu học sinh rút hồ sơ sẽ không được trả lại những khoản phí này. Có trường thu phí 1 đến 2 triệu đồng, có trường thu cả chục triệu đồng.
Thực ra việc thu một khoản tiền khi phụ huynh nộp hồ sơ nhập học cho con được các trường dân lập ở Việt Nam thực hiện đã lâu. Chỉ có điều mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra liên tiếp 2 văn bản yêu cầu Trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu và Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh phải trả lại phụ huynh những khoản phí khi họ có nguyện vọng rút hồ sơ… đã “châm ngòi” cho việc phụ huynh đổ xô đi đòi lại tiền.
ADVERTISING
inRead invented by Teads
Trả lời PV Lao Động, đại diện lãnh đạo Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, khi đã thỏa thuận với nhau thì phụ huynh phải chấp nhận mất tiền nếu rút hồ sơ.
Đại diện Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu thì chia sẻ, hiện nay hầu như trường ngoài công lập nào cũng áp dụng việc thu phí giữ chỗ này, để ràng buộc phụ huynh, tránh “làn sóng” rút-nộp hồ sơ mỗi khi có biến động điểm chuẩn. Hiện không có quy định nào cấm, nên các trường được phép thu.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, bản chất số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cho các trường ngoài công lập khi nộp hồ sơ nhập học cho con, nói theo Bộ luật Dân sự là khoản tiền đặt cọc. Ví dụ mua nhà, mua xe… thì phải nộp tiền đặt cọc, còn không có quy định nào nói là “phí đặt cọc”, “phí ghi danh” hay “phí giữ chỗ”.
“Phí giữ chỗ là do các trường tự nghĩ ra, biến tướng, trong các văn bản pháp luật không có quy định nào nói về thuật ngữ này.
Lãnh đạo các trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu và nhiều trường ngoài công lập cứ lấy lý do đây là khoản tiền thỏa thuận dân sự giữa phụ huynh và nhà trường nên không trả lại tiền cho phụ huynh. Lập luận này là đúng, nhưng căn cứ để thực hiện thì chưa đủ.
Bởi phụ huynh chấp nhận nộp tiền nhưng không có nghĩa là tự nguyện, chẳng qua là cực chẳng đã, tự nguyện kiểu ép buộc, nên các trường không thể nói tất cả phụ huynh đều tự nguyện.
Tiếp đó, trong Luật Giáo dục chẳng có khoản thu nào gọi là “phí giữ chỗ” cả, nếu là thỏa thuận dân sự thì phải gọi là hợp đồng đặt cọc, mà khoản đặt cọc này lại không được áp dụng trong giáo dục. Về mặt luật pháp là không cho phép thu “phí giữ chỗ”, thỏa thuận dân sự này là trái luật” - Luật sư Bùi Đình Ứng khẳng định.
Thanh tra giáo dục cần sớm vào cuộc
Cũng theo Luật sư Bùi Đình Ứng, căn cứ cả về tình, về lý, các trường ngoài công lập thu các khoản phí này vừa không đúng pháp luật, vừa phản cảm: “Đã không đúng, không được thì đương nhiên phải trả lại phụ huynh.
Tôi theo dõi thấy Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu một số trường phải trả lại phụ huynh khoản phí này, các trường nên chấp hành. Cả về lý và tình các trường đều không đúng. Các trường nên giữ học sinh bằng chất lượng đào tạo, chứ không phải tự đặt ra các khoản phí rồi giữ nhau, trói nhau”.
Luật sư cũng cho rằng, những năm qua các trường ngoài công lập có nhiều đóng góp, giúp giảm tải cho hệ thống trường công lập. Nhà nước cũng có những quy định cho phép các trường dân lập được tự chủ, nhưng tự chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, quy định chung của Nhà nước chứ không thể thích làm gì thì làm, thích thu tiền nào thì thu.
"Đúng là thuận mua, vừa bán nhưng mua bán trong giáo dục, đào tạo con người phải có nhân văn chứ không phải như mua bán kiểu hàng cá, hàng tôm ở chợ! Đã học đâu mà đòi học phí; đã vào trường đâu mà lấy tiền xây dựng; chưa vào học đã đòi lấy tiền quần áo đồng phục; nếu lấy tiền sách vở thì phải trả sách vở cho học sinh..., nếu mất công tuyển sinh thì cũng chỉ nên lấy lệ phí tuyển sinh mới hợp lý; còn lại phải trả cho cha mẹ học sinh" - Luật sư Ứng nêu rõ quan điểm.
“Cơ quan quản lý phải có trách nhiệm yêu cầu tất cả các trường ngoài công lập trả lại phụ huynh những loại phí biến tướng như phí ghi danh, phí giữ chỗ. Thanh tra giáo dục hoàn toàn có thể xử lý các trường thu sai theo Điều 24 Nghị định 138/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” - Luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.
Điều 24 Nghị định 138/2013:
Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác
1. Vi phạm quy định về học phí, lệ phí bị xử phạt theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thu các khoản trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp không trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
ĐẶNG CHUNG
P/s: cụ nào “không rành luật” mời hóng cho đỡ loãng thớt nhé!
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
LĐO | 07/07/2018 | 08:30 AM
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
Luật sư cho rằng các trường ngoài công lập thu các khoản tiền gọi là "phí giữ chỗ" là không đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Quỳnh Trang.
Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, việc trường dân lập thu phí giữ chỗ của phụ huynh học sinh là trái các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý cần vào cuộc, yêu cầu các trường trả lại phụ huynh khoản phí này.
Tự nguyện kiểu ép buộc
Những ngày qua, các khoản tiền có tên gọi “phí ghi danh”, “phí giữ chỗ”… mà hệ thống trường ngoài công lập tiến hành thu của phụ huynh học sinh đã gây nhiều tranh cãi. Không ít trường đưa ra quy định: Nếu học sinh rút hồ sơ sẽ không được trả lại những khoản phí này. Có trường thu phí 1 đến 2 triệu đồng, có trường thu cả chục triệu đồng.
Thực ra việc thu một khoản tiền khi phụ huynh nộp hồ sơ nhập học cho con được các trường dân lập ở Việt Nam thực hiện đã lâu. Chỉ có điều mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra liên tiếp 2 văn bản yêu cầu Trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu và Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh phải trả lại phụ huynh những khoản phí khi họ có nguyện vọng rút hồ sơ… đã “châm ngòi” cho việc phụ huynh đổ xô đi đòi lại tiền.
ADVERTISING
inRead invented by Teads
Trả lời PV Lao Động, đại diện lãnh đạo Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, khi đã thỏa thuận với nhau thì phụ huynh phải chấp nhận mất tiền nếu rút hồ sơ.
Đại diện Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu thì chia sẻ, hiện nay hầu như trường ngoài công lập nào cũng áp dụng việc thu phí giữ chỗ này, để ràng buộc phụ huynh, tránh “làn sóng” rút-nộp hồ sơ mỗi khi có biến động điểm chuẩn. Hiện không có quy định nào cấm, nên các trường được phép thu.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, bản chất số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cho các trường ngoài công lập khi nộp hồ sơ nhập học cho con, nói theo Bộ luật Dân sự là khoản tiền đặt cọc. Ví dụ mua nhà, mua xe… thì phải nộp tiền đặt cọc, còn không có quy định nào nói là “phí đặt cọc”, “phí ghi danh” hay “phí giữ chỗ”.
“Phí giữ chỗ là do các trường tự nghĩ ra, biến tướng, trong các văn bản pháp luật không có quy định nào nói về thuật ngữ này.
Lãnh đạo các trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu và nhiều trường ngoài công lập cứ lấy lý do đây là khoản tiền thỏa thuận dân sự giữa phụ huynh và nhà trường nên không trả lại tiền cho phụ huynh. Lập luận này là đúng, nhưng căn cứ để thực hiện thì chưa đủ.
Bởi phụ huynh chấp nhận nộp tiền nhưng không có nghĩa là tự nguyện, chẳng qua là cực chẳng đã, tự nguyện kiểu ép buộc, nên các trường không thể nói tất cả phụ huynh đều tự nguyện.
Tiếp đó, trong Luật Giáo dục chẳng có khoản thu nào gọi là “phí giữ chỗ” cả, nếu là thỏa thuận dân sự thì phải gọi là hợp đồng đặt cọc, mà khoản đặt cọc này lại không được áp dụng trong giáo dục. Về mặt luật pháp là không cho phép thu “phí giữ chỗ”, thỏa thuận dân sự này là trái luật” - Luật sư Bùi Đình Ứng khẳng định.
Thanh tra giáo dục cần sớm vào cuộc
Cũng theo Luật sư Bùi Đình Ứng, căn cứ cả về tình, về lý, các trường ngoài công lập thu các khoản phí này vừa không đúng pháp luật, vừa phản cảm: “Đã không đúng, không được thì đương nhiên phải trả lại phụ huynh.
Tôi theo dõi thấy Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu một số trường phải trả lại phụ huynh khoản phí này, các trường nên chấp hành. Cả về lý và tình các trường đều không đúng. Các trường nên giữ học sinh bằng chất lượng đào tạo, chứ không phải tự đặt ra các khoản phí rồi giữ nhau, trói nhau”.
Luật sư cũng cho rằng, những năm qua các trường ngoài công lập có nhiều đóng góp, giúp giảm tải cho hệ thống trường công lập. Nhà nước cũng có những quy định cho phép các trường dân lập được tự chủ, nhưng tự chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, quy định chung của Nhà nước chứ không thể thích làm gì thì làm, thích thu tiền nào thì thu.
"Đúng là thuận mua, vừa bán nhưng mua bán trong giáo dục, đào tạo con người phải có nhân văn chứ không phải như mua bán kiểu hàng cá, hàng tôm ở chợ! Đã học đâu mà đòi học phí; đã vào trường đâu mà lấy tiền xây dựng; chưa vào học đã đòi lấy tiền quần áo đồng phục; nếu lấy tiền sách vở thì phải trả sách vở cho học sinh..., nếu mất công tuyển sinh thì cũng chỉ nên lấy lệ phí tuyển sinh mới hợp lý; còn lại phải trả cho cha mẹ học sinh" - Luật sư Ứng nêu rõ quan điểm.
“Cơ quan quản lý phải có trách nhiệm yêu cầu tất cả các trường ngoài công lập trả lại phụ huynh những loại phí biến tướng như phí ghi danh, phí giữ chỗ. Thanh tra giáo dục hoàn toàn có thể xử lý các trường thu sai theo Điều 24 Nghị định 138/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” - Luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.
Điều 24 Nghị định 138/2013:
Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác
1. Vi phạm quy định về học phí, lệ phí bị xử phạt theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thu các khoản trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp không trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
ĐẶNG CHUNG