[Funland] “Mê hồn trận” của FLC: Từ Faros đến dòng tiền “ảo diệu”

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,729
Động cơ
317,997 Mã lực
FLC đang có bài nhạy cảm quá. Em cũng thấy FLC của anh Quyết quả là ảo diệu.
Các cụ có thông tin gì k?

Link gốc: http://thuonggiaonline.vn/me-hon-tran-cua-flc-tu-faros-den-dong-tien-ao-dieu/

Nhóm cổ đông từ FLC đã “biến” Faros từ công ty siêu nhỏ thành siêu nhà thầu với vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng. Thế nhưng tiền tăng vốn, tiền FLC tạm ứng thi công hàng nghìn tỷ giữa lúc “nhàn rỗi”… đã được đem uỷ thác đầu tư, tạo nên vòng quay “ảo diệu” của dòng tiền.

Ngày 1/9/2016, 430 triệu cổ phiếu ROS –CTCP Xây dựng Faros niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, thu hút sự tò mò của nhà đầu tư. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ”, năm 2014, nhóm cổ đông đến từ tập đoàn FLC đã biến Faros thành siêu nhà thầu tăng vốn “thần tốc”.

Một năm rưỡi trước, Faros chỉ cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, bán đồ ăn uống… nay bỗng “lột xác” thành nhà thầu xây dựng, đảm nhận nhiều dự án nghìn tỷ của FLC. Điều tưởng chừng như không thể lại xảy ra ở Faros !

“Chớp mắt” tăng vốn nghìn tỷ

Bộ máy điều hành của Faros phần lớn là các lãnh đạo chủ chốt đến từ tập đoàn FLC, như Chủ tịch Faros Doãn Văn Phương, từng là Phó chủ tịch, tổng giám đốc FLC, Phó tổng giám đốc – Kế toán trưởng Nguyễn Thiện Phú cũng từng là Kế toán trưởng của FLC.

Các thành viên HĐQT gồm Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Mạnh đều là những người sáng lập, có sở hữu lớn tại FLC và hàng loạt công ty thành viên…

Với ekip lãnh đạo này, mô hình phát triển công ty, tăng vốn nghìn tỷ, uỷ thác đầu tư, tạo dòng tiền… cũng được “chuyển giao” từ FLC sang Faros. Khi nhóm cổ đông của FLC xuất hiện, Faros bắt đầu hành trình tăng vốn “thần tốc” như từng diễn ra ở FLC, KLF, HAI…

Năm 2014, Faros đã tăng vốn lên 225 tỷ đồng từ mức khiêm tốn 1,9 tỷ đồng do 3 cổ đông lớn góp, gồm: Nguyễn Văn Mạnh (46,36%), Trịnh Văn Đại (33,11%), Hoàng Thị Thu Hà (19,87%).

Ngày 28/5/2015, HĐQT của Faros ra nghị quyết tăng vốn từ 225 tỷ đồng lên 1.125 tỷ đồng. Hai tháng sau, lại ban hành nghị quyết tăng vốn từ 1.125 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng. Hai đợt tăng vốn này đều hoàn thành trong năm 2015, nhờ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tổng giá trị 2.812 tỷ đồng.

Từ đây, hoạt động kinh doanh của Faros có tăng trưởng “phi mã”, cụ thể, doanh thu thuần năm 2015 đạt 969 tỷ đồng, tăng 74,7 lần so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 61 lần…

Đến tháng 3/2016, Faros đã nâng vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng nhờ phát hành cổ phần riêng lẻ. Mức vốn này đã tăng gấp 2.263 lần chỉ trong vòng 2 năm sau khi có nhóm cổ đông FLC “hà hơi” giúp sức.

Tháng 8/2106, Bản cáo bạch niêm yết của Foros cho biết, hiện ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC là cổ đông lớn nhất của Faros, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% vốn điều lệ (tính đến 6/7/2016). Còn trước đó, phần lớn cổ phần Faros nằm trong tay các “phó tướng” như Doãn Văn Phương, Lê Thành Vinh, Nguyễn Thiện Phú, Hương Trần Kiều Dung…

Công ty TNHH MTV FLC Land (công ty con của FLC) là cổ đông tổ chức duy nhất, sở hữu 22,48 triệu cổ phần Faros, chiếm 5,23%.


Ván bài “uỷ thác đầu tư”

Với một công ty còn non kinh nghiệm ở lĩnh vực thầu xây dựng, câu hỏi đặt ra là, hàng nghìn tỷ đồng góp vốn của cổ đông được “tiêu” như thế nào?

Ngay sau khi thâu tóm xong Faros, năm 2014, các hoạt động uỷ thác đầu tư tài chính bắt đầu “nở rộ” với quy mô hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2014, Faros uỷ thác cho hai cá nhân Nguyễn Thị Hồng Dung nhận 360 tỷ đồng, Lê Thị Thơm nhận 390 tỷ đồng, chỉ phải trả lãi suất 0% trong năm 2014, và tính lãi suất 6%/năm trong năm 2015.

Nguồn tiền uỷ thác cho hai cá nhân này lấy từ tiền tạm ứng của FLC tạm ứng cho Faros thi công dự án FLC Sầm Sơn song chưa sử dụng. Đến 20/8/2016, công ty xác nhận đã thu hồi 2 khoản uỷ thác này.

Năm 2015, Faros đẩy mạnh tăng quy mô uỷ thác vốn cho 5 cá nhân gồm: Nguyễn Quang Trung nhận 225 tỷ đồng, Trần Văn Toản nhận 400 tỷ đồng, Hồ Thị Hiền nhận 370 tỷ đồng với lãi suất từ 4-6%/năm, thời gian 3 năm.

Faros “bơm” hơn 2 nghìn tỷ uỷ thác cho 7 công ty “ruột” gồm: Damexco nhận 286 tỷ đồng, Fujikaen Việt Nam nhận 162 tỷ đồng, Newland Holdings Việt Nam nhận 207,4 tỷ đồng, công ty Huy Hoàng nhận 218 tỷ đồng, FLC Travel nhận 48 tỷ đồng, công ty Vân Long nhận 92 tỷ đồng… Lãi suất uỷ thác cho các công ty này đều là 5%/năm. Cần lưu ý, có 4 công ty nhận uỷ thác vốn là bên có liên quan đến FLC Group, do bà Hương Trần Kiều Dung, ông Nguyễn Văn Mạnh… làm chủ tịch hoặc tổng giám đốc.

Tổng số tiền uỷ thác cho 7 công ty và 5 cá nhân đến cuối năm 2015 lên tới hơn 3.093,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2015, Faros còn uỷ thác đầu tư ngắn hạn cho hai cá nhân, gồm: bà Nguyễn Thị Hiên nhận 137,9 tỷ đồng, bà Nguyễn Minh Điểm nhận 100,9 tỷ đồng trong vòng 12 tháng với lãi suất 6%/năm.

Faros ước tính sẽ thu được 105,7 tỷ đồngtoàn bộ tiền lãi tính trước của các khoản đầu tư uỷ thác với thời hạn hợp đồng 3 năm, trả lãi cuối kỳ. Số tiền lãi thu được từ uỷ thác đem lại lợi tức thấp hơn cả gửi ngân hàng.

Trong nửa đầu năm 2016, Faros tiếp tục đẩy mạnh uỷ thác vốn tổng cộng 3.566 tỷ đồng (cá nhân nhận 1.417 tỷ đồng, tổ chức nhận 2.149 tỷ đồng tại 30/6/2016). Đơn vị kiểm toán đã lưu ý về hoạt động uỷ thác vốn đầu tư của Faros trong năm 2014-2015 cùng một số giao dịch uỷ thác bằng tiền mặt giá trị lớn.

Dòng tiền hàng nghìn tỷ từ FLC chảy sang Faros, rồi chuyển sang nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đã làm dấy lên nghi vấn phải chăng Faros đã tăng vốn điều lệ “ảo”?

Tiền chạy đi đâu?

Faros mới gia nhập lĩnh vực thầu xây dựng chưa lâu, nhưng đã được FLC “ưu ái” chọn là tổng thầu thi công nhiều dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD. Faros ghi điểm với tiến độ thi công thần tốc, như dự án FLC Quy Nhơn xây xong trong 11 tháng.

Tuy nhiên, khi dự án còn chưa triển khai thì FCL đã “vội vã” giải ngân tạm ứng cho Faros hàng nghìn tỷ đồng. Riêng trong năm 2014-2015, Faros được tạm ứng trước 1.149 tỷ đồng để thi công hai dự án ở Thanh Hoá và Bình Định (số liệu sau đối trừ còn lại 1.033 tỷ đồng).

Dễ thấy, Faros không thiếu tiền để triển khai các dự án, thậm chí là dư dả vốn. Do đó, HĐQT Faros đã quyết định sử dụng vốn nhàn rỗi đem đầu tư bằng cách uỷ thác vốn, thu lợi tức như đã nêu ở trên. Tổng số tiền uỷ thác lên tới 3.332,6 tỷ đồng.

Tiền của FLC đã “bơm” qua kênh nhà thầu Faros để uỷ thác cho cá nhân, tổ chức, sau đó tiền sẽ chảy đi đâu, dùng cho mục đích gì?

Có một thông tin thú vị mới được FLC công bố, cho hình dung rõ hơn về dòng tiền đổ vào các đợt tăng vốn “thần tốc” của FLC.

Theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐQT-FLC ngày 18/8/2016 cho biết, HĐQT đã chấp thuận phân phối hơn 156 triệu cổ phiếu FLC bị “ế” trong đợt tăng vốn vừa qua cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

Lô cổ phiếu trị giá 1.560 tỷ đồng này được bán cho 8 nhà đầu tư, mà có tới 4 cá nhân “thân thiết” đã nhận tới 1.132,9 tỷ đồng vốn uỷ thác từ Faros trước đó, là Trần Văn Toản, Hồ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Quang Trung…

Hơn nữa, kiểm toán ASC lưu ý, đợt tăng vốn điều lệ trong quý 1/2016 của Faros do 3 cổ đông góp vốn là 462,5 tỷ đồng, tương ứng các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác cùng ngày 8/1/2016.

Điều này đặt ra nghi vấn phải chăng tiền của FLC đã được “quay vòng” để giúp chính FLC tăng vốn điều lệ “ảo” ? Từ “công thức” uỷ thác vốn đầu tư lòng vòng, các công ty thành viên của FLC cũng dễ dàng hoàn thành tăng vốn nhanh chóng lên hàng nghìn tỷ như KLF, HAI, Faros…

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những “điểm lạ” trong dòng tiền của FLC…
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,435
Động cơ
1,610,519 Mã lực
Tuổi
46
FLC đang có bài nhạy cảm quá. Em cũng thấy FLC của anh Quyết quả là ảo diệu.
Các cụ có thông tin gì k?

Link gốc: http://thuonggiaonline.vn/me-hon-tran-cua-flc-tu-faros-den-dong-tien-ao-dieu/

Nhóm cổ đông từ FLC đã “biến” Faros từ công ty siêu nhỏ thành siêu nhà thầu với vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng. Thế nhưng tiền tăng vốn, tiền FLC tạm ứng thi công hàng nghìn tỷ giữa lúc “nhàn rỗi”… đã được đem uỷ thác đầu tư, tạo nên vòng quay “ảo diệu” của dòng tiền.

Ngày 1/9/2016, 430 triệu cổ phiếu ROS –CTCP Xây dựng Faros niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, thu hút sự tò mò của nhà đầu tư. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ”, năm 2014, nhóm cổ đông đến từ tập đoàn FLC đã biến Faros thành siêu nhà thầu tăng vốn “thần tốc”.

Một năm rưỡi trước, Faros chỉ cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, bán đồ ăn uống… nay bỗng “lột xác” thành nhà thầu xây dựng, đảm nhận nhiều dự án nghìn tỷ của FLC. Điều tưởng chừng như không thể lại xảy ra ở Faros !

“Chớp mắt” tăng vốn nghìn tỷ

Bộ máy điều hành của Faros phần lớn là các lãnh đạo chủ chốt đến từ tập đoàn FLC, như Chủ tịch Faros Doãn Văn Phương, từng là Phó chủ tịch, tổng giám đốc FLC, Phó tổng giám đốc – Kế toán trưởng Nguyễn Thiện Phú cũng từng là Kế toán trưởng của FLC.

Các thành viên HĐQT gồm Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Mạnh đều là những người sáng lập, có sở hữu lớn tại FLC và hàng loạt công ty thành viên…

Với ekip lãnh đạo này, mô hình phát triển công ty, tăng vốn nghìn tỷ, uỷ thác đầu tư, tạo dòng tiền… cũng được “chuyển giao” từ FLC sang Faros. Khi nhóm cổ đông của FLC xuất hiện, Faros bắt đầu hành trình tăng vốn “thần tốc” như từng diễn ra ở FLC, KLF, HAI…

Năm 2014, Faros đã tăng vốn lên 225 tỷ đồng từ mức khiêm tốn 1,9 tỷ đồng do 3 cổ đông lớn góp, gồm: Nguyễn Văn Mạnh (46,36%), Trịnh Văn Đại (33,11%), Hoàng Thị Thu Hà (19,87%).

Ngày 28/5/2015, HĐQT của Faros ra nghị quyết tăng vốn từ 225 tỷ đồng lên 1.125 tỷ đồng. Hai tháng sau, lại ban hành nghị quyết tăng vốn từ 1.125 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng. Hai đợt tăng vốn này đều hoàn thành trong năm 2015, nhờ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tổng giá trị 2.812 tỷ đồng.

Từ đây, hoạt động kinh doanh của Faros có tăng trưởng “phi mã”, cụ thể, doanh thu thuần năm 2015 đạt 969 tỷ đồng, tăng 74,7 lần so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 61 lần…

Đến tháng 3/2016, Faros đã nâng vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng nhờ phát hành cổ phần riêng lẻ. Mức vốn này đã tăng gấp 2.263 lần chỉ trong vòng 2 năm sau khi có nhóm cổ đông FLC “hà hơi” giúp sức.

Tháng 8/2106, Bản cáo bạch niêm yết của Foros cho biết, hiện ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC là cổ đông lớn nhất của Faros, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% vốn điều lệ (tính đến 6/7/2016). Còn trước đó, phần lớn cổ phần Faros nằm trong tay các “phó tướng” như Doãn Văn Phương, Lê Thành Vinh, Nguyễn Thiện Phú, Hương Trần Kiều Dung…

Công ty TNHH MTV FLC Land (công ty con của FLC) là cổ đông tổ chức duy nhất, sở hữu 22,48 triệu cổ phần Faros, chiếm 5,23%.


Ván bài “uỷ thác đầu tư”

Với một công ty còn non kinh nghiệm ở lĩnh vực thầu xây dựng, câu hỏi đặt ra là, hàng nghìn tỷ đồng góp vốn của cổ đông được “tiêu” như thế nào?

Ngay sau khi thâu tóm xong Faros, năm 2014, các hoạt động uỷ thác đầu tư tài chính bắt đầu “nở rộ” với quy mô hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2014, Faros uỷ thác cho hai cá nhân Nguyễn Thị Hồng Dung nhận 360 tỷ đồng, Lê Thị Thơm nhận 390 tỷ đồng, chỉ phải trả lãi suất 0% trong năm 2014, và tính lãi suất 6%/năm trong năm 2015.

Nguồn tiền uỷ thác cho hai cá nhân này lấy từ tiền tạm ứng của FLC tạm ứng cho Faros thi công dự án FLC Sầm Sơn song chưa sử dụng. Đến 20/8/2016, công ty xác nhận đã thu hồi 2 khoản uỷ thác này.

Năm 2015, Faros đẩy mạnh tăng quy mô uỷ thác vốn cho 5 cá nhân gồm: Nguyễn Quang Trung nhận 225 tỷ đồng, Trần Văn Toản nhận 400 tỷ đồng, Hồ Thị Hiền nhận 370 tỷ đồng với lãi suất từ 4-6%/năm, thời gian 3 năm.

Faros “bơm” hơn 2 nghìn tỷ uỷ thác cho 7 công ty “ruột” gồm: Damexco nhận 286 tỷ đồng, Fujikaen Việt Nam nhận 162 tỷ đồng, Newland Holdings Việt Nam nhận 207,4 tỷ đồng, công ty Huy Hoàng nhận 218 tỷ đồng, FLC Travel nhận 48 tỷ đồng, công ty Vân Long nhận 92 tỷ đồng… Lãi suất uỷ thác cho các công ty này đều là 5%/năm. Cần lưu ý, có 4 công ty nhận uỷ thác vốn là bên có liên quan đến FLC Group, do bà Hương Trần Kiều Dung, ông Nguyễn Văn Mạnh… làm chủ tịch hoặc tổng giám đốc.

Tổng số tiền uỷ thác cho 7 công ty và 5 cá nhân đến cuối năm 2015 lên tới hơn 3.093,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2015, Faros còn uỷ thác đầu tư ngắn hạn cho hai cá nhân, gồm: bà Nguyễn Thị Hiên nhận 137,9 tỷ đồng, bà Nguyễn Minh Điểm nhận 100,9 tỷ đồng trong vòng 12 tháng với lãi suất 6%/năm.

Faros ước tính sẽ thu được 105,7 tỷ đồngtoàn bộ tiền lãi tính trước của các khoản đầu tư uỷ thác với thời hạn hợp đồng 3 năm, trả lãi cuối kỳ. Số tiền lãi thu được từ uỷ thác đem lại lợi tức thấp hơn cả gửi ngân hàng.

Trong nửa đầu năm 2016, Faros tiếp tục đẩy mạnh uỷ thác vốn tổng cộng 3.566 tỷ đồng (cá nhân nhận 1.417 tỷ đồng, tổ chức nhận 2.149 tỷ đồng tại 30/6/2016). Đơn vị kiểm toán đã lưu ý về hoạt động uỷ thác vốn đầu tư của Faros trong năm 2014-2015 cùng một số giao dịch uỷ thác bằng tiền mặt giá trị lớn.

Dòng tiền hàng nghìn tỷ từ FLC chảy sang Faros, rồi chuyển sang nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đã làm dấy lên nghi vấn phải chăng Faros đã tăng vốn điều lệ “ảo”?

Tiền chạy đi đâu?

Faros mới gia nhập lĩnh vực thầu xây dựng chưa lâu, nhưng đã được FLC “ưu ái” chọn là tổng thầu thi công nhiều dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD. Faros ghi điểm với tiến độ thi công thần tốc, như dự án FLC Quy Nhơn xây xong trong 11 tháng.

Tuy nhiên, khi dự án còn chưa triển khai thì FCL đã “vội vã” giải ngân tạm ứng cho Faros hàng nghìn tỷ đồng. Riêng trong năm 2014-2015, Faros được tạm ứng trước 1.149 tỷ đồng để thi công hai dự án ở Thanh Hoá và Bình Định (số liệu sau đối trừ còn lại 1.033 tỷ đồng).

Dễ thấy, Faros không thiếu tiền để triển khai các dự án, thậm chí là dư dả vốn. Do đó, HĐQT Faros đã quyết định sử dụng vốn nhàn rỗi đem đầu tư bằng cách uỷ thác vốn, thu lợi tức như đã nêu ở trên. Tổng số tiền uỷ thác lên tới 3.332,6 tỷ đồng.

Tiền của FLC đã “bơm” qua kênh nhà thầu Faros để uỷ thác cho cá nhân, tổ chức, sau đó tiền sẽ chảy đi đâu, dùng cho mục đích gì?

Có một thông tin thú vị mới được FLC công bố, cho hình dung rõ hơn về dòng tiền đổ vào các đợt tăng vốn “thần tốc” của FLC.

Theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐQT-FLC ngày 18/8/2016 cho biết, HĐQT đã chấp thuận phân phối hơn 156 triệu cổ phiếu FLC bị “ế” trong đợt tăng vốn vừa qua cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

Lô cổ phiếu trị giá 1.560 tỷ đồng này được bán cho 8 nhà đầu tư, mà có tới 4 cá nhân “thân thiết” đã nhận tới 1.132,9 tỷ đồng vốn uỷ thác từ Faros trước đó, là Trần Văn Toản, Hồ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Quang Trung…

Hơn nữa, kiểm toán ASC lưu ý, đợt tăng vốn điều lệ trong quý 1/2016 của Faros do 3 cổ đông góp vốn là 462,5 tỷ đồng, tương ứng các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác cùng ngày 8/1/2016.

Điều này đặt ra nghi vấn phải chăng tiền của FLC đã được “quay vòng” để giúp chính FLC tăng vốn điều lệ “ảo” ? Từ “công thức” uỷ thác vốn đầu tư lòng vòng, các công ty thành viên của FLC cũng dễ dàng hoàn thành tăng vốn nhanh chóng lên hàng nghìn tỷ như KLF, HAI, Faros…

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những “điểm lạ” trong dòng tiền của FLC…
Cứ lên báo là em lại thấy lo lo.
 

diboduoimua

Xe tăng
Biển số
OF-332356
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
1,485
Động cơ
384,534 Mã lực
FLC đang có bài nhạy cảm quá. Em cũng thấy FLC của anh Quyết quả là ảo diệu.
Các cụ có thông tin gì k?

Link gốc: http://thuonggiaonline.vn/me-hon-tran-cua-flc-tu-faros-den-dong-tien-ao-dieu/

Nhóm cổ đông từ FLC đã “biến” Faros từ công ty siêu nhỏ thành siêu nhà thầu với vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng. Thế nhưng tiền tăng vốn, tiền FLC tạm ứng thi công hàng nghìn tỷ giữa lúc “nhàn rỗi”… đã được đem uỷ thác đầu tư, tạo nên vòng quay “ảo diệu” của dòng tiền.

Ngày 1/9/2016, 430 triệu cổ phiếu ROS –CTCP Xây dựng Faros niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, thu hút sự tò mò của nhà đầu tư. Từ một doanh nghiệp “siêu nhỏ”, năm 2014, nhóm cổ đông đến từ tập đoàn FLC đã biến Faros thành siêu nhà thầu tăng vốn “thần tốc”.

Một năm rưỡi trước, Faros chỉ cho thuê đồ thể thao, vui chơi giải trí, bán đồ ăn uống… nay bỗng “lột xác” thành nhà thầu xây dựng, đảm nhận nhiều dự án nghìn tỷ của FLC. Điều tưởng chừng như không thể lại xảy ra ở Faros !

“Chớp mắt” tăng vốn nghìn tỷ

Bộ máy điều hành của Faros phần lớn là các lãnh đạo chủ chốt đến từ tập đoàn FLC, như Chủ tịch Faros Doãn Văn Phương, từng là Phó chủ tịch, tổng giám đốc FLC, Phó tổng giám đốc – Kế toán trưởng Nguyễn Thiện Phú cũng từng là Kế toán trưởng của FLC.

Các thành viên HĐQT gồm Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Mạnh đều là những người sáng lập, có sở hữu lớn tại FLC và hàng loạt công ty thành viên…

Với ekip lãnh đạo này, mô hình phát triển công ty, tăng vốn nghìn tỷ, uỷ thác đầu tư, tạo dòng tiền… cũng được “chuyển giao” từ FLC sang Faros. Khi nhóm cổ đông của FLC xuất hiện, Faros bắt đầu hành trình tăng vốn “thần tốc” như từng diễn ra ở FLC, KLF, HAI…

Năm 2014, Faros đã tăng vốn lên 225 tỷ đồng từ mức khiêm tốn 1,9 tỷ đồng do 3 cổ đông lớn góp, gồm: Nguyễn Văn Mạnh (46,36%), Trịnh Văn Đại (33,11%), Hoàng Thị Thu Hà (19,87%).

Ngày 28/5/2015, HĐQT của Faros ra nghị quyết tăng vốn từ 225 tỷ đồng lên 1.125 tỷ đồng. Hai tháng sau, lại ban hành nghị quyết tăng vốn từ 1.125 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng. Hai đợt tăng vốn này đều hoàn thành trong năm 2015, nhờ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tổng giá trị 2.812 tỷ đồng.

Từ đây, hoạt động kinh doanh của Faros có tăng trưởng “phi mã”, cụ thể, doanh thu thuần năm 2015 đạt 969 tỷ đồng, tăng 74,7 lần so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, tăng 61 lần…

Đến tháng 3/2016, Faros đã nâng vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng nhờ phát hành cổ phần riêng lẻ. Mức vốn này đã tăng gấp 2.263 lần chỉ trong vòng 2 năm sau khi có nhóm cổ đông FLC “hà hơi” giúp sức.

Tháng 8/2106, Bản cáo bạch niêm yết của Foros cho biết, hiện ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC là cổ đông lớn nhất của Faros, sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, chiếm 41,79% vốn điều lệ (tính đến 6/7/2016). Còn trước đó, phần lớn cổ phần Faros nằm trong tay các “phó tướng” như Doãn Văn Phương, Lê Thành Vinh, Nguyễn Thiện Phú, Hương Trần Kiều Dung…

Công ty TNHH MTV FLC Land (công ty con của FLC) là cổ đông tổ chức duy nhất, sở hữu 22,48 triệu cổ phần Faros, chiếm 5,23%.


Ván bài “uỷ thác đầu tư”

Với một công ty còn non kinh nghiệm ở lĩnh vực thầu xây dựng, câu hỏi đặt ra là, hàng nghìn tỷ đồng góp vốn của cổ đông được “tiêu” như thế nào?

Ngay sau khi thâu tóm xong Faros, năm 2014, các hoạt động uỷ thác đầu tư tài chính bắt đầu “nở rộ” với quy mô hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, năm 2014, Faros uỷ thác cho hai cá nhân Nguyễn Thị Hồng Dung nhận 360 tỷ đồng, Lê Thị Thơm nhận 390 tỷ đồng, chỉ phải trả lãi suất 0% trong năm 2014, và tính lãi suất 6%/năm trong năm 2015.

Nguồn tiền uỷ thác cho hai cá nhân này lấy từ tiền tạm ứng của FLC tạm ứng cho Faros thi công dự án FLC Sầm Sơn song chưa sử dụng. Đến 20/8/2016, công ty xác nhận đã thu hồi 2 khoản uỷ thác này.

Năm 2015, Faros đẩy mạnh tăng quy mô uỷ thác vốn cho 5 cá nhân gồm: Nguyễn Quang Trung nhận 225 tỷ đồng, Trần Văn Toản nhận 400 tỷ đồng, Hồ Thị Hiền nhận 370 tỷ đồng với lãi suất từ 4-6%/năm, thời gian 3 năm.

Faros “bơm” hơn 2 nghìn tỷ uỷ thác cho 7 công ty “ruột” gồm: Damexco nhận 286 tỷ đồng, Fujikaen Việt Nam nhận 162 tỷ đồng, Newland Holdings Việt Nam nhận 207,4 tỷ đồng, công ty Huy Hoàng nhận 218 tỷ đồng, FLC Travel nhận 48 tỷ đồng, công ty Vân Long nhận 92 tỷ đồng… Lãi suất uỷ thác cho các công ty này đều là 5%/năm. Cần lưu ý, có 4 công ty nhận uỷ thác vốn là bên có liên quan đến FLC Group, do bà Hương Trần Kiều Dung, ông Nguyễn Văn Mạnh… làm chủ tịch hoặc tổng giám đốc.

Tổng số tiền uỷ thác cho 7 công ty và 5 cá nhân đến cuối năm 2015 lên tới hơn 3.093,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2015, Faros còn uỷ thác đầu tư ngắn hạn cho hai cá nhân, gồm: bà Nguyễn Thị Hiên nhận 137,9 tỷ đồng, bà Nguyễn Minh Điểm nhận 100,9 tỷ đồng trong vòng 12 tháng với lãi suất 6%/năm.

Faros ước tính sẽ thu được 105,7 tỷ đồngtoàn bộ tiền lãi tính trước của các khoản đầu tư uỷ thác với thời hạn hợp đồng 3 năm, trả lãi cuối kỳ. Số tiền lãi thu được từ uỷ thác đem lại lợi tức thấp hơn cả gửi ngân hàng.

Trong nửa đầu năm 2016, Faros tiếp tục đẩy mạnh uỷ thác vốn tổng cộng 3.566 tỷ đồng (cá nhân nhận 1.417 tỷ đồng, tổ chức nhận 2.149 tỷ đồng tại 30/6/2016). Đơn vị kiểm toán đã lưu ý về hoạt động uỷ thác vốn đầu tư của Faros trong năm 2014-2015 cùng một số giao dịch uỷ thác bằng tiền mặt giá trị lớn.

Dòng tiền hàng nghìn tỷ từ FLC chảy sang Faros, rồi chuyển sang nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đã làm dấy lên nghi vấn phải chăng Faros đã tăng vốn điều lệ “ảo”?

Tiền chạy đi đâu?

Faros mới gia nhập lĩnh vực thầu xây dựng chưa lâu, nhưng đã được FLC “ưu ái” chọn là tổng thầu thi công nhiều dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD. Faros ghi điểm với tiến độ thi công thần tốc, như dự án FLC Quy Nhơn xây xong trong 11 tháng.

Tuy nhiên, khi dự án còn chưa triển khai thì FCL đã “vội vã” giải ngân tạm ứng cho Faros hàng nghìn tỷ đồng. Riêng trong năm 2014-2015, Faros được tạm ứng trước 1.149 tỷ đồng để thi công hai dự án ở Thanh Hoá và Bình Định (số liệu sau đối trừ còn lại 1.033 tỷ đồng).

Dễ thấy, Faros không thiếu tiền để triển khai các dự án, thậm chí là dư dả vốn. Do đó, HĐQT Faros đã quyết định sử dụng vốn nhàn rỗi đem đầu tư bằng cách uỷ thác vốn, thu lợi tức như đã nêu ở trên. Tổng số tiền uỷ thác lên tới 3.332,6 tỷ đồng.

Tiền của FLC đã “bơm” qua kênh nhà thầu Faros để uỷ thác cho cá nhân, tổ chức, sau đó tiền sẽ chảy đi đâu, dùng cho mục đích gì?

Có một thông tin thú vị mới được FLC công bố, cho hình dung rõ hơn về dòng tiền đổ vào các đợt tăng vốn “thần tốc” của FLC.

Theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐQT-FLC ngày 18/8/2016 cho biết, HĐQT đã chấp thuận phân phối hơn 156 triệu cổ phiếu FLC bị “ế” trong đợt tăng vốn vừa qua cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

Lô cổ phiếu trị giá 1.560 tỷ đồng này được bán cho 8 nhà đầu tư, mà có tới 4 cá nhân “thân thiết” đã nhận tới 1.132,9 tỷ đồng vốn uỷ thác từ Faros trước đó, là Trần Văn Toản, Hồ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Quang Trung…

Hơn nữa, kiểm toán ASC lưu ý, đợt tăng vốn điều lệ trong quý 1/2016 của Faros do 3 cổ đông góp vốn là 462,5 tỷ đồng, tương ứng các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác cùng ngày 8/1/2016.

Điều này đặt ra nghi vấn phải chăng tiền của FLC đã được “quay vòng” để giúp chính FLC tăng vốn điều lệ “ảo” ? Từ “công thức” uỷ thác vốn đầu tư lòng vòng, các công ty thành viên của FLC cũng dễ dàng hoàn thành tăng vốn nhanh chóng lên hàng nghìn tỷ như KLF, HAI, Faros…

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những “điểm lạ” trong dòng tiền của FLC…
Sặc mùi lừa cụ à :D
 

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
7,089
Động cơ
100,284 Mã lực
Hôm trước thằng bạn em chém gió. Anh Quyết thuê một đồng chí cấp xe sang, nhà biệt thự và tháng lương 120tr về làm tổng GĐ. Chả làm gì chỉ việc ký. Thấy bảo được 1-2 tháng sợ quá chạy mất dép.
K biết bác ấy có thuê em k. Nếu được như trên là em ký tuốt.
 

NTLT

Xe điện
Biển số
OF-449209
Ngày cấp bằng
29/8/16
Số km
2,192
Động cơ
221,759 Mã lực
Tuổi
41
Hôm trước thằng bạn em chém gió. Anh Quyết thuê một đồng chí cấp xe sang, nhà biệt thự và tháng lương 120tr về làm tổng GĐ. Chả làm gì chỉ việc ký. Thấy bảo được 1-2 tháng sợ quá chạy mất dép.
K biết bác ấy có thuê em k. Nếu được như trên là em ký tuốt.
Tổng FLC mà 120t thì quá bèo ợ, chạy là phải...
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
UBCK nhà nước để cho những công ty rác rưởi này niêm yết là tự bóp chết TTCK
Lòng tin đã ít nay mất hết
Chả ai còn tin vào kiểm toán, cáo bạch, bctc... Và nguy hiểm nhất là lòng tin vào ubck tan tành
 

longmt2207_2015

Xe đạp
Biển số
OF-450053
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
12
Động cơ
207,290 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hà Nội
Xã hội giờ không biết đâu mà.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,165
Động cơ
82,726 Mã lực
Vẫn là bài từng sử dụng ở công ty mẹ thôi, tăng vốn, tăng vốn và tăng vốn..., chủ tịch luôn mua vào lúc giá cao và bán ra lúc giá thấp. Chấp nhận lỗ để mang vốn về cho công ty
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,729
Động cơ
317,997 Mã lực
Bác Quyết thì kinh rồi, ai cũng chờ, chờ và chờ bác ấy....

Có vẻ hội đồng. Thấy có thùy link này nữa: http://doanhnghiepvn.vn/faros-tang-von-ao-la-do-dau-d78463.html
- Đề là bài 1 có nghĩa là còn nhiều bài nữa. Điều tra bài bản lắm,

- Đợt tăng vốn điều lệ trong quý 1/2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền là 462,5 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyền tiền đi liên tục 18 lần và các lệnh chuyển tiền đến và đi cho bên nhận ủy thác chỉ thực hiện trong một ngày 8/1/2016 khiến nhà nhà đầu tư nghi ngờ Faros tăng vốn “ảo”.

Công ty Cổ phần Xây dựng Faros (HOSE: ROS) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0105167581 lần đầu ngày 01/03/2011. Tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà. Sau đó, theo định hướng chiến lược mới của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Faros vào tháng 5/2015.

Khi mới thành lập, Faros có vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, trải qua 5 năm và 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của công ty đã tăng lên 4.300 tỷ đồng, tương đương với 430 triệu cổ phần, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cp.


Quá trình tăng vốn điều lệ của Faros.

Đang chú ý, quá trình tăng vốn thực chất chỉ diễn ra trong hơn 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2016. Cụ thể, tháng 4/2014 với giá trị vốn tăng thêm là 223,5 tỷ đồng. Năm 2015 tăng vốn 2 lần với tổng giá trị vốn tăng thêm khoảng 1.800 tỷ đồng. Năm 2016 tăng vốn 2 lần với tổng giá trị vốn tăng thêm là 1.263 tỷ đồng.

Theo bản cáo bạch gửi Sở GDCK TP. HCM của Faros cho thấy, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC đồng thời là cổ đông lớn nhất của Faros khi sở hữu 179,7 triệu cổ phiếu, tương đương 41,79% vốn điều lệ. Tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cp thì lượng cổ phiếu ROS mà ông Quyết nắm giữ có trị giá gần 1.800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của Faros cho thấy nhiều vấn đề. Theo đó, khoản tiền và tương đương tiền của Faros tính đến 30/6 chỉ là 11,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm là 42,4 tỷ đồng. So sánh cho thấy, với một công ty xây dựng có vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng so với các doanh nghiệp cùng ngành trên sàn như Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) là 1.360 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (HBC) là 400 tỷ đồng, thì 11,8 tỷ đồng là con số chả thấm vào đâu.

Một vấn đề nữa, theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng của Faros cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch của công ty đạt 1.072 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 103 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính 106,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 153,3 tỷ đồng. So sánh có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động chính của Faros là rất nhỏ so với quy mô vốn 4.300 tỷ đồng.






Dù sở hữu gần 42% vốn điều lệ, cao nhất tại Faros nhưng ông Trịnh Văn Quyết không nắm giữ một chức danh quan trọng nào tại công ty.

Đáng chú ý nữa là, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất của Faros với tỷ lệ sở hữu là 41,79% vốn điều lệ nhưng lại không nằm trong HĐQT hay lãnh đạo cấp cao của công ty, hiện Chủ tịch HĐQT là ông Doãn Văn Phương và Tổng giám đốc là ông Đỗ Như Tuấn. Trong khi đó ông Quyết dù nắm tới gần nửa cổ phiếu của Công ty lại không có chức danh gì và không tham gia quản trị doanh nghiệp. Chính những điều này làm các nhà đầu tư cảm thấy lo ngại.

Đặc biệt, trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Faros, Công ty TNHH kiểm toán ASC nhấn mạnh: “Tính đến ngày 30/6, tổng số tiền Faros uỷ thác đầu tư cho các cá nhân là 1.417 tỷ đồng, uỷ thác đầu tư cho các tổ chức là 2.149 tỷ đồng (chi tiết tại thuyết minh số V.2). Trong kỳ, tổng số tiền lãi phải thu từ các hợp đồng uỷ thác này được hạch toán trên tài khoản Doanh thu tài chính với số tiền là 92,9 tỷ đồng. Số tiền lãi theo điều khoản hợp đồng uỷ thác đầu tư sẽ được thanh toán khi tất toán hợp đồng”.

Một ý kiến nữa của kiểm toán ASC: “Như đã nêu tại thuyết minh số V.17.c, đợt tăng vốn điều lệ trong quý I.2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận uỷ thác được thực hiện trong cùng ngày 8/1/2016”.


Công ty kiểm toán ASC nhấn mạnh việc chuyển tiền đến và đi liên tục trong quá trình tăng vốn điều lệ của Faros ngày 8/1/2016.

Như vậy có thể thấy rằng, tiền vào Faros để tăng vốn sau đó cũng được rút đi ngay. Điều này dấy lên nghi ngờ đối với các nhà đầu tư là tăng vốn “ảo”, khi việc chuyển tiền đến chỉ là thủ tục để phát hành thành công nhưng sau đó tiền được chuyển đi ra khỏi công ty ngay lập tức với các mác ủy thác đầu tư tài chính. Và với số tiền 3.566 tỷ đồng uỷ thác cho các cá nhân và tổ chức đầu tư, các cổ đông sẽ không biết họ đang làm gì với số tiền lớn đó.

Điều đáng nói, Faros đã dành 3.566 tỷ đồng để uỷ thác đầu tư tài chính, chỉ còn 734 tỷ đồng để dành cho ngành nghề chính. Đánh giá thấy rằng, đây là một rủi ro lớn và tiềm tàng khi mang 83% vốn điều lệ đi ủy thác đầu tư tài chính cho các cá nhân và tổ chức.

Trước khi niêm yết lên sàn chứng khoán, dừng như đã có một động thái “làm đẹp” cho cổ phiếu ROS, đó là công ty kinh doanh vẫn có dòng tiền dương. Tuy nhiên, thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm lại cho thấy rằng một phần dòng tiền đó đến từ Tập đoàn FLC. Trong mục Phải trả cho người bán, Tập đoàn FLC có giá trị ghi sổ là 803,98 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính 6 tháng cũng cho thấy, Faros có 993 tỷ đồng khoản phải thu, trong đó, tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi là 90.9 tỷ đồng nhưng chỉ có khả năng thu hồi là 48,2 tỷ đồng. Trong đó, có khoản thu từ công ty TNHH Golf Phúc An Ngọc Việt là 68,9 tỷ đồng, có khả năng thu 48,2 tỷ đồng. Còn khoản thu từ công ty CP Cồn rượu Hà Nội là 11 tỷ đồng và OceanBank là 11 tỷ đồng không có khả năng thu hồi.

Mới đây, Sở GDCK TP. HCM đã có quyết định chấp thuận cho CTCP Xây dựng Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu, với mã chứng khoán là ROS. Theo đó, vào ngày 01/09/2016 tới đây sẽ diễn ra Lễ trao quyết định niêm yết và chào mừng ngày giao dịch chính thức cổ phiếu của Faros.

Cụ thể, Faros được chấp thuận chính thức niêm yết 430 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 4.300 tỷ đồng, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.500 đồng. Đáng chú ý, với những lo ngại như ở trên đã phân tích, liệu các nhà đầu tư sẽ định giá chào sàn cho cổ phiếu ROS là bao nhiêu?
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,970
Động cơ
2,048,366 Mã lực
A cấp vốn cho B, B ủy thác đầu tư cho cá nhân C, C lại góp vốn đầu tư vào A =>> A lại được tăng vốn, ảo diệu quá.
 

ngoibet

Xe container
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
5,045
Động cơ
967,240 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Không biết là trụ đc đến bao giờ, cũng chỉ là công cụ gom xèng nuôi Osin thôi phải ko các Cụ?
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
A cấp vốn cho B, B ủy thác đầu tư cho cá nhân C, C lại góp vốn đầu tư vào A =>> A lại được tăng vốn, ảo diệu quá.
Bài của bác K đã được Q áp dụng có chỉnh lý.
 

Binbi

Xe điện
Biển số
OF-303482
Ngày cấp bằng
1/1/14
Số km
3,723
Động cơ
346,654 Mã lực
Trong 2 xới Hosino và Hasino em sợ nhất anh Đức gỗ và anh Quyết còi. Đọc báo cáo tài chính của các anh ấy toàn phải uống thuốc trợ tim.
 

darkmanhvn

Xe tải
Biển số
OF-26124
Ngày cấp bằng
20/12/08
Số km
494
Động cơ
492,269 Mã lực
Anh luật sư này k biết bao giờ đi các cụ nhỉ
 

Accent1110

Xe tăng
Biển số
OF-77395
Ngày cấp bằng
9/11/10
Số km
1,778
Động cơ
433,682 Mã lực
Liệu lên báo thê này có điềm gì không nhỉ?
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Có phát hiện lý thú
Nếu cổ phiếu giảm về giá 1000₫ (rẻ quá nhỉ)
Anh Quyết còi bán lỗ cp thu về 430 tỷ
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Trong khi thực tế công ty này lúc đầu vốn 1,5 tỷ (tiền mặt chắc 20 tr)
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
FLC nếu không có Cốp cực cực to nào chống lưng thì không thể biến hóa, tăng vốn ảo diệu thế được.
 

sonvtc2

Xe điện
Biển số
OF-68009
Ngày cấp bằng
9/7/10
Số km
3,206
Động cơ
454,923 Mã lực
Hôm trước ngồi với mấy đại tẩu thấy bảo anh còi sắp gia nhập bà đầm già thành turin, hôm nay đọc bài báo này có khi em tin thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top